Ngôn ngữ
Tên tác giả: Vũ Minh Hải
Tên luận án: Quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam – Trung Quốc từ năm 1950 - 2015
Ngành khoa học của luận án: Đông phương học
Chuyên ngành: Trung Quốc học Mã số: 62 31 06 02
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
- Mục đích nghiên cứu:
Dựa trên việc tìm hiểu mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ năm 1950 – 2015 đặt trong bối cảnh quan hệ khu vực và thế giới, đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm làm sáng tỏ các giai đoạn phát triển, sự biến đổi trong quan hệ giáo dục giữa hai nước,vai trò, nhiệm vụ, kết quả, thành tựu, những khó khăn và triển vọng trong quan hệ hợp tác giáo dục hai nước.
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1950 – 2015.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Luận án sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp phương pháp lôgic, lựa chọn nghiên cứu từ góc độ hiện thực và giao lưu hợp tác, vận dụng phương pháp so sánh, phân tích với các cứ liệu cụ thể, tiến hành phỏng vấn sâu.
Ngoài ra, cũng sử dụng những phương pháp cụ thể khác trong khoa học xã hội nhân văn hiện nay, như là thống kê, đối chiếu.
Thông qua nghiên cứu về bối cảnh, hiện trạng, các vấn đề của hợp tác và giao lưu giáo dục giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc để đi sâu tìm hiểu những kiến thức về giao lưu và hợp tác giáo dục giữa hai nước tìm ra những vấn đề thiếu sót còn tồn tại từ đó đưa ra những kiến nghị cho sự phát triển trong hợp tác giao lưu giáo dục Việt Nam – Trung Quốc.
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
- Trên cơ sở khái quát toàn bộ tiến trình phát triển của quan hệ hợp tác giáo dụcViệt Nam - Trung Quốc, thông qua việc phân tích và đánh giá các sự kiện diễn ra trong quan hệ hai nước một cách khách quan, luận án đã khắc họa nên một bức tranh toàn diện về quan hệ hai nước trên các lĩnh vực giáo dục từ năm 1950 đến năm 2015.
- Về mặt lí luận, luận án đóng góp thêm cơ sở lí luận cho việc phân tích lịch sử quan hệ song phương, đặc biệt là quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước. Đồng thời, luận án cũng cung cấp thêm cách tiếp cận lịch sử và cách tiếp cận đa ngành. Điều này được phản ánh trong việc trình bày quan hệ hợp tác giáo dụcViệt Nam - Trung Quốc theo chiều dài lịch sử.
- Luận án cũng góp phần hệ thống hóa các chủ trương, biện pháp và quá trình chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện hợp tác giáo dục của hai nước Việt Nam và Trung Quốc từ 1950 – 2015.
3.2. Kết luận
Phát triển quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam – Trung Quốc là một trong những nội dung hợp tác mang tính chiến lược quan trọng của hai nước xuyên suốt từ giữa thế XX cho đến nay. Ngày nay, trong quá trình toàn cầu hóa, cùng với quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN, với các nước nằm trong vị trí địa lý của sáng kiến “Vành đai, con đường” ngày càng được mở rộng, cùng với việc ngày càng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý làm nền tảng cơ sở, quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước ngày càng phát triển. Điều đó được thể hiện thông qua các dữ liệu và số lượng người học, các chương trình hợp tác giáo lưu phát triển không ngừng, nội dung hợp tác ngày càng phong phú, đa dạng.
Trong quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước, trao đổi hợp tác có tính bổ sung cho nhau. Sinh viên Việt Nam sang du học tại Trung Quốc sẽ góp phần làm tăng thu nhập của nhà nước, nâng cao vị thế của các trường đại học Trung Quốc. Sinh viên Trung Quốc sang Việt Nam du học sẽ hiểu hơn về lịch sử, văn hóa của Việt Nam, từ đó sẽ tạo nên tình cảm tốt đẹp với Việt Nam. Trên thực tế, số lượng sinh viên Việt Nam du học ở Trung Quốc vẫn nhiều gấp nhiều lần sinh viên Trung Quốc sang Việt Nam học tập. Tính chủ động trong việc triển khai hợp tác quốc tế của các chính phủ, địa phương và các trường đại học Trung Quốc vẫn hơn Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong xu thế toàn cầu hóa và phát triển nền kinh tế xuyên quốc gia, xuyên khu vực như hiện nay việc chưa có những giải pháp để giải quyết những hạn chế trong việc thúc đẩy phát triển hợp tác giáo dục giữa hai nước nói riêng và hợp tác giáo dục với các quốc gia trên thế giới nói chung cũng chưa tương xứng với tiềm lực giáo dục của hai nước. Để khắc phục những khó khăn này cần có những giải pháp thích hợp, chỉ đạo thống nhất từ Trung ương xuống địa phương, từ Nhà nước đến các trường đại học. Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ban, ngành với các địa phương của cả hai quốc gia để tăng cường hiệu quả hoạt động hợp tác giáo dục quốc tế. Có như vậy, quan hệ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc mới phát huy được hết tiềm năng, lợi thế vốn có ở trong nước và tận dụng tối đa những điều kiện mà quá trình hội nhập quốc tế đem lại, đưa quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam – Trung Quốc lên một tầm cao mới.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: Vu Minh Hai
Thesis title: Vietnam – China educational cooperation from 1950 to 2015
Scientific branch of the thesis: Oriental Studies
Major: Chinese Studies Code: 62 31 06 02
The name of postgraduate training institution: VNU University of Social Sciences and Humanities, Hanoi
- Purpose of the study: Based on the study of the Vietnam-China relationship from 1950 to 2015, in the context of regional and world relations, the study focused on the educational cooperation between Vietnam and China to clarify the stages of development, the transformation of the educational relationship between the two countries.The roles, tasks, results, achievements, difficulties and prospects in the educational cooperation between the two countries.
- Objectives: Research objectives are issues related to educational cooperation between Vietnam and China from 1950 to 2015.
2. Research methods
The dissertation uses a combination of historical and logical methods, research options from the perspective of realities and cooperative exchanges, application of comparative methods, analysis with specific datas and interviews.
In addition, other specific methods of human social science, such as statistics.
By studying the context, status, issues of cooperation and educational exchanges between Vietnam and China in order to deepen the understanding of exchanges and educational cooperation between the two countries. To find out the problems still remains then to make recommendations for the development of cooperation in education exchange between Vietnam and China.
3. Major results and conclusions
3.1. The major results
- On the basis of the overall development of the Vietnam-China educational cooperation, through an objective analysis and evaluation of events taking place in the two countries' relations, the thesis carved out a comprehensive picture of bilateral relations in the fields of education from 1950 to 2015.
- The dissertation has theoretically contributed to the analysis of the history of bilateral relations, especially the educational cooperation between the two countries. At the same time, the thesis also provides a more historical approach and multidisciplinary approach. This is reflected in the presentation of the Vietnam-China educational cooperation over the length of history.
- The dissertation also contributes to the systemization of the guidelines, measures and the process of directing and organizing the implementation of educational cooperation between Vietnam and China from 1950 to 2015.
3.2. Conclusions
The development of Vietnam-China educational cooperation is one of the important strategic partnerships of the two countries throughout the mid-twentieth century. Today, in the process of globalization, along with the cooperation between China and ASEAN, with countries in the geographic location of the "Belt and Road" initiative is increasingly expanding, along with the improving legal framework, educational cooperation between the two countries is growing. This is reflected through the datas and the number of learners, the cooperation programs are growing continuously, the content of cooperation is more and more diversified.
In the educational cooperation between the two countries, exchanges of cooperation are complementary to each other. Vietnamese students studying in China will contribute to increasing the state's income and raising the status of Chinese universities. Chinese students to study in Vietnam will understand more about the history and culture of Vietnam, which will create good feelings for Vietnam. In fact, the number of Vietnamese students studying in China is still many times higher than that of Chinese students studying in China. Proactive in implementing international cooperation of governments, localities and Chinese universities is still better than Vietnam.
In addition, in the trend of globalization and transnational economic development, across the region as the current lack of solutions to solve the limitations in promoting the development of educational cooperation between the two the countries in particular and educational cooperation with countries in the world in general is not corresponding with the educational potential of the two countries. To overcome these difficulties, it is necessary to have appropriate and unified solutions from the top to bottom, from the state to the universities. In addition, there should be close collaboration between all levels, departments, branches and localities of both countries to enhance the effectiveness of international educational cooperation. Thus, the educational cooperation between Vietnam and China will bring into full play the potential and advantages inherent in the country and make the fullest use of the conditions brought about by the international integration process bringing the Vietnam-China educational cooperation to a new height.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn