TTLA: Nguyễn Đình Chiểu với tư cách là tác giả tiên phong của bộ phận văn học đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân

Thứ hai - 26/10/2020 23:34

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Thị Cương             2. Giới tính: nữ

3. Ngày sinh: 23.8.1981                                                    4.Nơi sinh: Phú Thọ

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2416/2015/QĐ-XHNV ngày 13/10/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đâị học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận án: Nguyễn Đình Chiểu với tư cách là tác giả tiên phong của bộ phận văn học đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân

8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam                                            9. Mã số: 62220121

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Ngọc Vương

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Thứ nhất, là công trình đầu tiên khai thác di sản văn chương Nguyễn Đình Chiểu từ góc nhìn địa- chính trị / địa văn hóa ở bình diện chống chủ nghĩa thực dân, cố gắng làm mới và đào sâu về một tác gia mang tính đại diện cho vùng văn học Nam Bộ ở một giai đoạn lịch sử đặc biệt của đất nước cuối thời trung đại..

- Thứ hai, góp phần khẳng định vai trò và vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong lịch sử văn học với tư cách là tác giả tiên phong của bộ phận văn học đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có): Những kiến giải mới mẻ về Nguyễn Đình Chiểu với tư cách là tác giả tiên phong của bộ phận văn học đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của luận án có thể ứng dụng trong việc giảng dạy trong nhà trường phổ thông và đại học.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): Mở rộng phạm vi khảo sát bộ phận văn học chống chủ nghĩa thực dân toàn thế giới, ở các quốc gia có nhiều tương đồng với Việt Nam mà do thời gian và khuôn khổ của luận án chưa thể thực hiện được.

Tiến hành so sánh giữa bộ phận văn học chống thực dân nửa cuối thế kỷ XIX với các giai đoạn sau đó của văn học Việt Nam, không chỉ thế, còn có thể khảo sát sâu hơn và đối chiếu với các tác giả, các nền văn học chống thực dân trên thế giới để chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt về nội dung và thi pháp như lực lượng sáng tác, diện mạo và đặc điểm của một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu.

Một số vấn đề khác cũng cần được tiếp tục đặt ra để khảo sát và nghiên cứu sâu hơn như ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân và sự thuộc đại hóa, giao thoa ảnh hưởng văn hóa hậu thực dân, văn hóa hậu thuộc địa, trong đó nhấn mạnh vào luận điểm của Karl Marx về tính chất hai mặt của chủ nghĩa thực dân, xem chủ nghĩa thực dân châu Âu là một yếu tố không thể thiếu đối với sự tiến bộ của thế giới, một công cụ không tự giác của lịch sử, một lực lượng hiện đại hóa quan trọng và là một phần của quá trình chuyển đổi phương thức sản xuất phong kiến sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Hoàng Thị Cương (2019), “Những hình tượng nhân vật cơ bản trong bộ phận văn học chống chủ nghĩa thực dân của Nguyễn Đình Chiểu”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (12), tr 35-43.

2. Hoàng Thị Cương (2020), “Lịch sử nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu nhìn lại và hướng tới”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2), tr 43-50.

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Hoang Thi Cuong                 2. Sex: female

3. Date of birth: 23/08/1981                       4. Place of birth: Phu Tho

5. Admission decision number: 2416/2015/QĐ-XHNV         Dated: 13/10/2015

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Nguyen Dinh Chieu as the lead author of the Vietnamese anticolonialism literature

8. Major: Vietnamese Literature                            9. Code: 62 22 01 21

10. Supervisors: Prof. Dr. Tran Ngoc Vuong

11. Summary of the new findings of the thesis:

- First, the work is considered as the first to study the literary heritage of Nguyen Dinh Chieu from a geopolitical / geo-cultural perspective in the context of anticolonialism movement, trying to renew and deepen the information about an author as a representative of the Southern literature in a very special historical period in the late Middle Age of the country…

- Second, it contributes to affirm the role and position of Nguyen Dinh Chieu in the literary history as the lead author of the anticolonialism literature.

12. Practical applicability, if any: New interpretations on Nguyen Dinh Chieu as the lead author of the anticolonialism literature mentioned on the thesis could be applied in the teaching and learning procedure at high schools and universities.

13. Further research directions, if any: The scope of the survey on anticolonialism literature could be expanded into worldwide, especially in countries which share a lot of similarities with Vietnam, which is not yet conducted on this thesis because of the limit of the thesis’s time and framework.  

The comparison between the anticolonialism literature in the second half of the 19th century period and the later periods of Vietnamese literature could be done. Moreover,  it is also possible to carry out the surveys more comprehensively and collate with other authors and with other anticolonialism literature backgrounds in the world to point out the similarities and differences on the content and the prosodies such as the writing force, the appearances and characteristics of some typical authors and works.

            A number of other issues also need to be further investigated and studied such as the influence of colonialism and colonization, the interference of the post-colonial culture and the post-colonialism culture, in which emphasizes Karl Marx's thesis on the duality of colonialism, considers the European colonialism as an indispensable element for the progress of the world, an unintentional tool of the history, an important modernization force and a part of the transition from feudalism to capitalist production.

14. Thesis-related publications:

1. Cuong Hoang Thi (2019), “Basic characters in the anticolonialism literature of Nguyen Dinh Chieu”, Literature Research Journal (12), pp. 35-43.

2. Cuong Hoang Thi (2020), “The research history of Nguyen Dinh Chieu: looking back and forward”, Scientific Journal of Hanoi National University of Education(2), pp.43-50.

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây