TTLA: Phương thức mưu sinh của nhóm người Đan Lai (Thổ) ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Thứ sáu - 01/12/2017 00:19

   THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Bùi Minh Thuận      

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 08/10/1978                                                   

4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận NCS số: 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21/11/2011 cửa Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Phương thức mưu sinh của nhóm người Đan Lai (Thổ) ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

8. Chuyên ngành: Dân tộc học        Mã số: 62.22.70.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Sỹ Giáo,  PGS.TS Nguyễn Văn Sửu

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Là một công trình khảo cứu về phương thức mưu sinh của nhóm người Đan Lai ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, từ góc nhìn dân tộc học/ nhân học, luận án đã làm rõ một cách có hệ thống và toàn diện những chuyển đổi và sự ứng phó của người Đan Lai trước những tác động từ các chính sách Nhà nước tới phương thức mưu sinh và đời sống văn hóa - xã hội của họ ở địa bàn nghiên cứu.

 Qua đó, luận án cho thấy những bất cập, hạn chế của chính sách và những hỗ trợ của nhà nước, từ đó đưa ra những gợi ý chính sách cho phát triển sinh kế bền vững đối với nhóm người Đan Lai hiện nay và trong thời gian tới.

 Ngoài những giá trị khoa học và thực tiễn nêu trên, luận án chứa đựng nguồn tư liệu thực địa phong phú, cập nhật, có độ chân xác về Vườn quốc gia Pù Mát, nhóm người Đan Lai và phương thức mưu sinh của họ hiện nay và trước đây.

Toàn bộ kết quả nghiên cứu của luận án được thể hiện dưới các hình thức nêu trên trực tiếp góp phần thúc đẩy hướng nghiên cứu về người Đan Lai ở địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án dùng làm tài liệu tham khảo cho hướng nghiên cứu một số các vấn đề đang được Đảng và Nhà nước quan tâm ở Việt Nam, như các dân tộc ít người,  những vấn đề phát triển và biến đổi sinh kế tộc người ở vùng dân tộc thiểu số…

Đồng thời, luận án cũng là một tài liệu hữu ích cho giảng dạy các học phần đại học và sau đại học thuộc chuyên ngành Dân tộc học/Nhân học và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn có nội dung liên quan đến vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc và phát triển ở Việt Nam.

Những gợi ý chính sách của luận án là các ý kiến tư vấn có cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác quản lý nhà nước ở cả cấp địa phương và trung ương trong giải quyết các vấn đề dân tộc thiểu số, phát triển bền vững, và bảo tồn các nguồn lực tự nhiên ở địa bàn nghiên cứu, bao gồm Vườn quốc gia Pù Mát, sinh kế của người Đan Lai trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Luận án gợi ra một số vấn đề quan trọng cần được tiếp tục nghiên cứu, như sử dụng tiếp cận nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành để mở rộng nghiên cứu toàn diện hơn nữa nhóm người Đan Lai dưới tất cả các khía cạnh kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An trong mối quan hệ với các chính sách bảo tồn rừng và các nguồn lực tự nhiên của nhà nước ở cấp độ địa phương và trung ương vì mục tiêu phát triển bền vững cho cả nhà nước và người dân Đan Lai.

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

* Bài báo khoa học:

Bùi Minh Thuận (2010), “Về nguồn gốc nhóm Đan Lai ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (10), tr.65-70 .

Bùi Minh Thuận (2011), “Di dân tái định cư đối với cộng đồng người Đan Lai ở Vườn quốc gia Pù Mát tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (1), tr.57-63.

Bùi Minh Thuận (2011), “Một số vấn đề trong quá trình thực hiện tái định cư cho người Đan Lai ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Dân tộc học (1), tr.47-52.

Bui Minh Thuan (2011), “Migration and Resettlement of Dan Lai People in Pu Mat National Park in Nghe An Province”, Vietnam Social Sciences, N02 (142), tr.65-72.

Bùi Minh Thuận (2012), “Đời sống văn hoá - xã hội của người Đan Lai ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An sau tái định cư”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nghệ An (5), tr.25-28.

Bùi Minh Thuận (2012), “Tái định cư và sự thay đổi phương thức mưu sinh của người Đan Lai ở Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên san KHXH&NV (3), tr.53-63.

Bùi Minh Thuận (2012), “Tái định cư và sự thay đổi đời sống văn hoá - xã hội của người Đan Lai ở Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Nghiên cứu Con người (2), tr.43-51.

Bùi Minh Thuận (2012), “Tái định cư và sự thay đổi sinh kế của người Thái ở bản Mà, xã Thanh Hương, huyện Thanh Chương, Nghệ An” (Viết chung với TS Vi Văn An), Tạp chí Dân tộc học (3), tr.33-42.

* Chương sách:

Bùi Minh Thuận (2011), Dân tộc (tr.65-76); Nhà cửa và trang phục (tr.332-353); Phong tục, tập quán (tr.364-389); Văn học - nghệ thuật (tr.403-444). Trong Trần Văn Thức (Chủ biên) (2011), Địa chí huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 580 trang.

Bùi Minh Thuận (2015), Nhóm người Đan Lai trong phần dân tộc Thổ (tr.475-611). Trong Vương Xuân Tình (Chủ biên) (2015), Các dân tộc ở Việt Nam, Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 764 trang.

* Báo cáo hội thảo:

Bùi Minh Thuận (2012), “Nghề dệt truyền thống của người Thái ở Hoa Tiến, Châu Tiến, Quỳ Châu với hoạt động du lịch cộng đồng ở miền Tây Nghệ An” (Viết chung với ThS Trần Thị Thủy), In trong Cộng đồng các tộc người ngữ hệ Thái - Kadai ở Việt Nam truyền thống, hội nhập và phát triển, Kỷ yếu Hội nghị Thái học toàn quốc lần thứ VI, NXB Thế giới, Hà Nội, tr.715-724.

Bùi Minh Thuận (12/2012), “Hoạt động kinh tế khai thác tự nhiên của cộng đồng người Đan Lai ở Vườn quốc gia Pù Mát”, Kỷ yếu Hội thảo Thực trạng hệ sinh thái nhạy cảm trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các giải pháp phục hồi, bảo vệ, phát triển, Trường Đại học Vinh, tr.72-77.

Bui Minh Thuan (March 17/2013), Traditionnal textile work at present in the life of the Thái people in Hoa Tien, Chau Tien, Quỳ Chau, and Nghe An, Ministry of Culture, Sports and Tourism - People’s committee of Thai Nguyen province - Asean Poundation - Asean Ttac - MCVE, The 4th Asean Traditional Textile Symposium, Thai Nguyen - Viet Nam.

Bùi Minh Thuận (2014), “Sự thay đổi đời sống văn hoá - xã hội của người Thái ở bản Mà, xã Thanh Hương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An sau tái định cư”, Kỷ yếu Hội thảo Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử, văn hóa - xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.318-326.

Bùi Minh Thuận (2015), “Khai thác giá trị văn hóa Thái nhằm phát triển du lịch cộng đồng ở miền tây Nghệ An” (Viết chung với ThS Trần Thị Thủy), In trong Cộng đồng Thái - Kadai Việt Nam những vấn đề phát triển bền vững, Kỷ yếu Hội nghị Quốc gia Thái học Việt Nam lần thứ VII, NXB Thế giới, Hà Nội, tr.523-530.

* Đề tài nghiên cứu:

Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp Trường (2011), Người Đan Lai ở Vườn quốc gia Pù Mát (Nghiên cứu trường hợp người Đan Lai ở Môn Sơn, Con Cuông), Mã số: T2011-30.

Chủ nhiệm đề tài Khoa học Công nghệ tỉnh Nghệ An (2011-2012), Nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của người Đan Lai ở Nghệ An, (Giai đoạn I).

Chủ nhiệm đề tài Khoa học Công nghệ tỉnh Nghệ An (2014-2016), Nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của người Đan Lai ở Nghệ An, (Giai đoạn II: Xây dựng mô hình, áp dụng các giải pháp nhằm bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ).

 

INFORMATION ABOUT THE DOCTOTAL DISSERTATION

1. Doctoral candidate’s full name: Bùi Minh Thuận               2. Sex: Male

3. Date of birth: 8 October 1978                                             4. Place of birth: Thanh Hoá

5. Candidacy decision 2213/2011/QĐ-XHNV-ĐH of 21 November 2011

6. Changes during the training process: None

7. Title of the dissertation: Livelihoods of Đan Lai (Thổ) Ethnic Group in Con Cuông District, Nghệ An Province

8. Major: Ethnology                                                                   Code: 62.22.70.01

9. Supervisors: Supervisor 1: Associate Professor, Dr. Lê Sỹ Giáo; Supervisor 2: Associate Professor, Dr. Nguyễn Văn Sửu

10. Summary of dissertation’s findings:

From ethnological/anthropolical perspectives, this dissertation comprehensively examines Đan Lai people’s traditional livelihoods, livelihood changes in Con Cuông district, Nghệ An province and their coping with effects of State’s policies on their their socio-cultural lives.

The dissertation shows to how, what extend and in what ways inadequacies and limits of State policies and supports to the Dan Lai people are, and proposes practical recommendations for policy-making and implementation to achieve sustainable livelihood development of Đan Lai people.

In addition, the dissertation contains a good source of rich and up-to-date information collected from the field about Pù Mát National Park, Đan Lai people, and their livelihood changes at the time under study and in the past.

The dissertation’s above results directly contribute to promoting research on Đan Lai people in Con Cuông district, Nghệ An province in particular and in Vietnam in general.

11. Applicability of the dissertation:

The dissertation is a good source of reference for basic and applied research on a number of key issues that are of great importance to the Party and State in contemporary Viet Nam, including ethnic minorities, problems of development and livelihood change in ethnic regions...

The dissertation can also be used for teaching undergraduate and postgraduate courses in ethnology/anthropology and other disciplines in social sciences and humanities that cover ethnic issues, ethnic policies and development in Vietnam.

The dissertation has proposed various policy recommendations, which based on practical findings, for government agencies at both local and national levels in their management and addressing ethnic minority issues, sustainable development, and conservation of natural resources in the area under study, including Pù Mát National Park and Đan Lai people’s livelihoods now and in the future.

12. Future research directions:

The dissertation raises a number of important issues that need be further examined, like using specialized and interdisciplinary approaches to examine more comprehensively Dan Lai group in Con Cuông district, Nghệ An province from key aspects of economic, culture, societal and environmental in relation to state policies on the protection of forests, natural resources at both local and national levels for sustainable development goals.

13. Publications related to dissertation:

* Research articles:

Bùi Minh Thuận (2010), “On the Origin of Đan Lai People in Con Cuông District, Nghệ An Province”, Journal of Southeast Asian Studies (10), pp. 65-70.

Bùi Minh Thuận (2011), “The Displacement and Resettlement of Đan Lai People in Pù Mát National Park, Nghệ An Province”, Vietnam Journal of Social Sciences (1), pp.57-63.

Bùi Minh Thuận (2011), “Some Issues with the Resettlement of Đan Lai People in Môn Sơn Commune, Con Cuông District, Nghệ An Province”, Journal of Ethnological Studies (1), pp.47-52.

Bùi Minh Thuận (2011), “Migration and Resettlement of Đan Lai People in Pù Mát National Park in Nghe An Province”, Vietnam Journal of Social Sciences (142), pp.65-72.

Bùi Minh Thuận (2012), “The Socio-Cultural Lives of Đan Lai People in Con Cuông District, Nghệ An Province, after Resettlement”, Nghệ An Journal of Science and Technology (5), pp.25-28.

Bùi Minh Thuận (2012), “Resettlement and Changes in the Livelihood of Đan Lai People in Tân Sơn and Cửa Rào, Môn Sơn Commune, Con Cuông District, Nghệ An Province”, Vietnam National University - Hanoi Journal of Sciences, Social Sciences and Humanities Special Issue (3), pp.53-63.

Bùi Minh Thuận (2012), “Resettlement and Changes in the Socio-Cultural Lives of Đan Lai People in Tân Sơn and Cửa Rào, Môn Sơn Commune, Con Cuông District, Nghệ An Province”, Journal of Human Studies (2), pp.43-51.

Bùi Minh Thuận (2012), “Resettlement and Changes in the Livelihood of Thái People in Mà Hamlet, Thanh Hương Commune, Thanh Chương District, Nghệ An” (with Vi Văn An, PhD), Journal of Ethnological Studies (3), pp.33-42.

* Book chapters:

Bùi Minh Thuận (2011), Ethnic Groups (pp.65-76); Houses and Clothes (pp.332-353); Literature - Arts (pp.403-444) in Trần Văn Thức (ed.) (2011), Descriptions of Land and People in Quy Chau district, Nghe An province, Social Science Publishing House, 580 pp.

Bùi Minh Thuận (2015), The Đan Lai group in the Thổ community (pp.475-611), in Vương Xuân Tình (ed.) Ethnic Groups in Việt Nam, vol. 1: Việt-Mường Linguistic Family, National Political-Truth Publishing House, Hà Nội, 764 pp.

* Conference papers:

Bùi Minh Thuận (2012), “Traditional textile work of Thai people in Hoa Tiến, Châu Tiến, Quỳ Châu in relation to the model of community tourism in western Nghệ An province” (with Trần Thị Thủy), in Thai-Kadai Communities in Vietnam: Traditon, Integration and Development, the Conference VI on Thai Studies, The Gioi Publishers, Hà Nội, pp.715-724.

Bùi Minh Thuận (Dec 2012), “Natural exploitations of the Đan Lai people in Pù Mát National Park”, the Conference The situation of sensitive ecosystem in Nghệ An province and restoration, protection, and development resolutions, Vinh University, pp.72-77.

Bui Minh Thuan (March 17/2013), Traditional textile work at present in the life of the Thái people in Hoa Tien, Chau Tien, Quy Chau, and Nghe An, Ministry of Culture, Sports and Tourism - People’s Committee of Thai Nguyen Province - ASEAN Foundation - ASEAN Ttac - MCVE, The 4th ASEAN Traditional Textile Symposium, Thai Nguyen - Viet Nam.

Bùi Minh Thuận (2014), “Changes in the Socio-Cultural Lives of Thái People in Mà Hamlet, Thanh Hương Commune, Thanh Chương District, Nghệ An Province after Resettlement”, the Symposium Research into and Teaching of History, Culture and Society, Social Sciences Publishing House, pp.318-326.

Bùi Minh Thuận (2015), “Tapping Thái Cultural Values to Develop Community-based Tourism in Western Regions of Nghệ An” (with Trần Thị Thủy), in Thái – Kadai Communities in Việt Nam and Sustainable Development Issues, the 7th Conference on Thái Studies, Thế giới Publishers, pp.523-530.

* Research project leaders:

Vinh University’s research project (2011), Đan Lai People in Pù Mát National Park (A Case Study of Đan Lai People in Môn Sơn, Con Cuông). Code: T2011-30.

Nghệ An Province’s research project (2011-2012), Research on Linguistic and Cultural Characteristics of Đan Lai People in Nghệ An (Phase 1).

Nghệ An Province’s research project (2014-2016), Research on Linguistic and Cultural Characteristics of Đan Lai People in Nghệ An (Phase 2: Building a Model and Adopting Solutions to Preserve Culture and Language)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây