TTLA: Khảo sát địa danh gốc Choang ở Sùng Tả - Trung Quốc (có so sánh với địa danh gốc Tày Nùng ở Tỉnh Lạng Sơn Việt Nam)

Thứ sáu - 15/12/2017 03:52

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vi Hồng Bình (Wei Hong Ping)

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 15/07/1982

4. Nơi sinh: Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1026/QĐ-XHNV-SĐH ngày 9/5/2013 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian học tập (15 tháng) theo Quyết định: số1563/QĐ-XHNV 16/05/2016, 4619/QĐ-XHNV 29/12/2016,1047/QĐ-XHNV 09/05/2017 của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Khảo sát địa danh gốc Choang ở Sùng Tả - Trung Quốc (có so sánh với địa danh gốc Tày Nùng ở Tỉnh Lạng Sơn Việt Nam)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam    Mã số: 62.22.01.09

9. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu

10. Tóm tắt kết quả mới của luận án:

Qua việc khảo sát 1147 địa danh gốc Choang ở thành phố Sùng Tả (Trung Quốc), đề tài đã cho thấy một bức tranh tổng thể về nguồn gốc, ý nghĩa , cấu tạo, đặc trưng văn hoá, và cách thức định danh của các đơn vị địa danh Choang. Luận án đã đi sâu phân tích 3 mô hình cấu tạo của địa danh Choang, miêu tả 51 thành tố chung trong địa danh Choang, xác lập mối quan hệ cú pháp trong cấu tạo điạ danh Choang và tìm hiệu các vấn đề liên quan đến đặc điểm ngữ nghĩa địa danh gôc Choang ở TP. Sùng Tả.  Luận án cũng đã tiến hành phân loại, miêu tả các địa danh Choang theo 3 nhóm phương thức định danh: định danh miêu tả; định danh trần thuật và định danh gửi gắm.

Trên cơ sở kết quả khảo sát địa danh Choang ở Tp. Sùng Tả (Trung Quốc), luận án tiến hành liện hệ so sánh với 375 địa danh gốc Tày Nùng của tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Kết quả đối chiếu cho thấy về mặt cấu tạo và nội dung ý nghĩa của hệ thống địa danh cơ bản là giống nhau. Bên cạnh đó, do sự tiếp xúc ngôn ngữ với các ngôn ngữ chủ thể khác nhau nên địa danh ở hai khu vực lại có sự biến đổi theo hướng khác nhau. Qua sự so sánh, luận án cắt nghĩa nguyên nhân hình thành các địa danh này, sự biến đổi của chúng và phác họa mối quan hệ giữa địa danh với lịch sử văn hóa của dân tộc Choang của Trung Quốc và dân tộc Tày Nùng ở Việt Nam.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Trên cơ sở này góp phần bổ sung thêm cho việc nghiên cứu địa danh Tày Choang và nguồn gốc văn hóa các dân tộc Thái-Ka đai nói chung. Việc nghiên cứu sẽ cung cấp những cứ liệu để hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến địa danh và địa danh học ở Việt Nam và Trung Quốc, cũng như trong khu vực. Kết quả nghiên cứu trong đề tài sẽ là nguồn cứ liệu quý giá góp phần làm rõ bức tranh địa-văn hoá của khu vực và ứng dụng vào công tác địa danh trên bản đồ, chuẩn hoá địa danh…

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Tiếp tục đi sâu nghiên cứu, khảo sát địa danh Choang từ góc độ tiếp xúc ngôn ngữ, tiếp xúc văn hóa trong tương quan với các địa danh ở địa bàn các dân tộc thuộc ngữ hệ Thái-Ka Đai trong khu vực sẽ là định hướng nghiên cứu tiếp theo tiếp theo của chúng tôi trong thời gian tới.

13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

Vi Hồng Bình (2016), “Mô hình địa danh Choang Sùng Tả, Trung Quốc (có so sánh với địa danh Tày Nùng ở Lạng Sơn,Việt Nam)”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Nghiên cứu và giảng dạy Ngôn ngữ học: những vấn đề lý luận và thực tiễn”,  Khoa Ngôn ngữ học Trường Đại học KHXH&NV, Đại 

học Quốc gia hà Nội , NXB ĐHQG Hà Nội,  tr.530-545. 

Vi Hồng Bình (2016), “Tìm hiểu ý nghĩa của các yếu tố chung biểu thị thực thể địa lý của địa danh Tày Choang” , Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc (14), tr. 55-61.

Vi Hồng Bình (2016), “Tìm hiểu sự biến đổi của địa danh Tày Choang (So sánh địa danh dân tộc Choang ở thành phố Sùng Tả TQ với địa danh dân tộc Tày Nùng ở tỉnh Lạng Sơn VN)”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Văn hóa và ngôn ngữ các dân tộc trong giao thoa giữa các quốc gia Đông Nam Á, NXB Đại học Thái Nguyên, tr.472-476.

Vi Hồng Bình (2014),“So sánh tình hình nghiên cứu địa danh giữa TQ với VN” , Học báo Học viện Bách Sắc kỳ (3), tr.104-108.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Wei Hong Ping                                              2. Sex: Female

3. Date of birth: July 15th, 1982                                          4. Place of birth: Nan Ning, Quang Xi, China

5. Admission decision number: 1026/QĐ-XHNV-SĐH  dated 9 May 2013 from University of Social Sciences & Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: Extending study time (15 months) according to decision number số1563/QĐ-XHNV 16/05/2016, 4619/QĐ-XHNV 29/12/2016,1047/QĐ-XHNV 09/05/2017 of University of Social Sciences & Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

7. Official thesis title: “Geography Names of Zhuang in Chong Zuo, China (Comparing to the Tay Nung in Lang Son, Vietnam)”

8. Major: Linguistics of Ethnic Minorities of Vietnam         Code: 62.22.01.09

9. Supervisor: Assoc. Prof., Dr. Nguyen Van Hieu

10. Summary of the new findings of the thesis:

By examining the 1,147 geographical names of the Zhuang in Chong Zuo (Guangxi-China), the subject has shown an overall picture of the origins, meanings, compositions, cultural characteristics, and the way of identifying Zhuang’s place names. The thesis analyzes the three components of Zhuang’s place names, describing 51 common elements in Zhuang’s place names, establishing a syntactical relationship in Zhuang’s place names identity structure, and searching for problems related to semantic features of the geographical names of the Zhuang in the city of Chong Zuo. Three groups of identification methods were used in classifying and describing Zhuang’s place names: identification by description, identification by narrative, and identification by spiritual sustenance.

Based on the survey results of the geographical names of the Zhuang in Chong Zuo (Guangxi-China), the dissertation has conducted a comparative study with 375 geographical names of Tay Nung Lang Son Province, Vietnam. The comparison shows that the structure and content of the meaning of the place system is essentially the same. In addition, because of the linguistic contact with different subject languages, the place names in the two regions have varied in different directions. By comparison, the thesis explains the causes of these geographical names and the trend of their transformations, as well as outlines the relationship between the geographical names and the cultural history of the Zhuang ethnic group in China and the Tay Nung ethnic group in Vietnam.

11. Practical applicability:

On this basis, it contributes to the study of Tay Zhuang and the origin of Thái-Ka đai ethnic groups in general. The study will provide data to systematize the theoretical issues related to geographical names and topology study in Vietnam and China, as well as in the region. Research results will be a valuable source to contribute to the clarification of the geo-cultural landscape of the area and apply to further work on maps, by standardizing place names.

12. Further research directions:

The thesis initially examines the geographical names of Zhuang from the perspective of linguistic contact and cultural exposure. This is a difficult but exciting issue, and will be a part of my future study.

13. Thesis-related publications:

Wei Hong Ping(2016), "The model of geographical names of Zhuang in Sung Ta, China (compared with Tay Nung in Lang Son, Vietnam)", Proceedings of the International Conference on "Research and Teaching Linguistics: Theoretical and Practical Issues", Faculty of Linguistics, Hanoi National University, Hanoi National University Press, pp.530-545.

Wei Hong Ping(2016), "Exploring the Meaning of General Elements Demonstrating the Geographical Names of Tay Zhuang geographical names" Journal of Ethnic Studies (14), pp. 55-61.

Wei Hong Ping(2016),"The changing of the Tay Zhuang’s geographical names (Comparison of geographical names of Zhuang Ethnic Identity in China's Chong Zuo City with the geographical names of Tay Nung Ethnic Identity in Lang Son Province, VN)", Proceedings of the International Conference on Cultural Science and the languages of the peoples in the cross between the nations of Southeast Asia, Thai Nguyen University Publishing House, pp. 472-476.

Wei Hong Ping(2014),"Comparative study of topology between China and Vietnam", Journal of Bach Khoa Academy (3), pp. 104-108.

Tác giả: Vi Hồng Bình (Wei Hong Ping)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây