Ngôn ngữ
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên tác giả: Vũ Lan Hương
Tên luận án: Ứng dụng ngữ pháp giao tiếp trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Nghiên cứu trường hợp hành động cầu khiến trong giáo trình dạy tiếng Việt)
Ngành khoa học của luận án: Ngôn ngữ học
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mãsố: 62.22.02.40
Tên đơn vị đào tạo sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu sự ứng dụng ngữ pháp giao tiếp vào giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, khảo sát trường hợp hànhđộngcầukhiến (HĐCK) trong các giáo trình dạy tiếng Việt hiện nay
- Đối tượng nghiên cứu: Nội dung giảng dạy ngữ pháp về HĐCK trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp phân tích hội thoại; phân tích ngữ nghĩa; phân tích ngữ dụng học
- Phương pháp mô tả
- Thủ pháp thống kê; Thủ pháp so sánh; Thủ pháp điều tra, phỏng vấn
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
- Xây dựng cơ sở lí luận phục vụ cho luận án: cơ sở lí luận về năng lực giao tiếp, ngữ pháp giao tiếp và giảng dạy ngữ pháp giao tiếp, lí thuyết thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, lí thuyết hành động ngôn từ, HĐCK tiếng Việt, giảng dạy HĐCK tiếng Việt theo quan điểm ngữ pháp giao tiếp
- Khảo sát phần trình bày và việc giảng dạy các phương tiện biểu hiện HĐCK trong phần ngữ pháp, phần hội thoại và thực hành kĩ năng và nhân xét
- Đề xuất thiết kế thử nghiệm phần nội dung ngữ pháp về HĐCK tiếng Việt theo mục đích giao tiếp, dựa trên các tư liệu được khảo sát và minh họa bằng một tiến trình giảng dạy ngữ pháp cụ thể kết hợp khảo nghiệm thực tế
3.2. Kết luận
Từ những nghiên cứu về lí luận dạy ngoại ngữ, về hành động ngôn từ, HĐCK, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết phải xác lập một quan điểm riêng, đúng đắn khi giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt như một ngoại ngữ - lĩnh vực khoa học riêng của ngôn ngữ học ứng dụng trong Việt ngữ học. Ngữ pháp giao tiếp, không nên hiểu là một khái niệm ngôn ngữ tách biệt mà là quan điểm nhìn nhận mới về giáo dục ngữ pháp trên phương diện phục vụ cho giao tiếp, nhằm nâng cao năng lực giao tiếp của người học ngoại ngữ.
SUMMARY OF DOCTOR THESIS
The author’s name: Vu LanHuong
Thesis title: Applying communicative grammar in teaching Vietnamese language for foreigners (Study case: Vietnamese directive acts in Vietnamese language textbooks)
Scientific branch of the thesis: Linguistics
Major: Linguistics Code: 62.22.02.40
The name of post graduate training institution: Hanoi University of Social Sciences and Humanities, VNU.
1. Thesis purpose and objectives
- Thesis purpose: Studying the use of communicative grammar in teaching Vietnamese language for foreigners, surveying ondirective acts in current Vietnamese language textbooks
- Objectives: The content of grammar teaching focusing on directive acts in Vietnamese language textbooks for foreigners
2. Research methods
- Analytical method on conversation, semantics and pragmatics analyzing
- Descriptive method
- Technique of reckoning; comparing; investigating and interview
3. Major results and conclusions
3.1. The major results
- Building the theoretical foundation for the dissertation: the theoretical foundation of communicative competence, communicative grammar and communicative grammar teaching, second language acquisition theory, speech acts theory, Vietnamese directive acts, Vietnamese directive acts teaching from a communicative grammar point of view.
- Surveying presence and teaching of means of expressing the directive acts in the grammar section, the conversation section and the practice of skills section and assessment.
- Proposing design of the grammatical content of the Vietnamese directive acts for the purpose of communication, based on the materials surveyed and illustrated by a specific grammatical teaching process combining practical implementation.
3.2. Conclusions
From the researches on the theory of foreign language teaching, of speech acts, directive acts, we find the need to establish a correct viewpoint on teaching Vietnamese grammar as a foreign language –the linguistic science of linguistics application in Vietnamese linguistics. Communicative grammar should not be interpreted as a separate language but rather a new perspective on grammatical education in terms of communication, in order to improve the communicative competence of second language learners.
Tác giả: Vũ Lan Hương
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn