TTLA: Phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo Nhân Dân giai đoạn 1964-1975)

Thứ sáu - 15/12/2017 03:52

   TRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên tác giả: Nguyễn Thị Hồng Nga

Tên luận án: Phân tích diễn ngôn xã luận (trên ngữ liệu báo Nhân Dân giai đoạn 1964-1975)

Ngành khoa học của luận án: Ngôn ngữ học

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học       Mã số: 62.22.02.40

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Mục đích của luận án là phân tích chiến lược tổ chức diễn ngôn dưới tác động của tư tưởng, kinh nghiệm, chức năng liên nhân theo hướng kết hợp các khía cạnh văn hoá - xã hội vào quá trình kiến tạo diễn ngôn và giải thích quá trình đó bằng các phân tích ngôn ngữ theo lí thuyết chức năng hệ thống của M. A. K. Halliday đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa văn bản và thực tiễn xã hội được chuyển tải bởi kinh nghiệm diễn ngôn, nhờ đó con người sử dụng ngôn ngữ để tổ chức và giải mã văn bản.

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân giai đoạn 1964-1975.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

- Phương pháp phân tích diễn ngôn: Luận án phân tích diễn ngôn xã luận trong quá trình hành chức với những đặc trưng ngôn ngữ từ các bình diện cấu trúc, tổ chức ngữ nghĩa, cấu trúc diễn ngôn trong mối tương tác với ngữ cảnh, kênh giao tiếp, mục đích giao tiếp, người phát/người nhận diễn ngôn.

- Phương pháp phân tích logic, ngữ nghĩa; phương pháp miêu tả trong ngôn ngữ học với các thủ pháp phân bố, phân tích thành tố trực tiếp, phân tích ngữ cảnh v.v…

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Kết quả chính

- Luận án đã khảo sát, phân loại và miêu tả cấu trúc hình thức của diễn ngôn xã luận, cách thức tổ chức thông điệp của diễn ngôn như là một chiến lược giao tiếp, với các đặc điểm điển hình từ cấu trúc hình thức đến cấu trúc tổ chức ngữ nghĩa.

- Luận án cũng phân tích ngữ cảnh sử dụng và lí giải chức năng như là động lực dụng học quan trọng thực hiện chức năng liên nhân, tư tưởng, văn bản của diễn ngôn xã luận.

- Luận án chỉ ra các loại quan hệ, mạng quan hệ lập luận trong diễn ngôn xã luận thông qua những phương thức ngôn ngữ điển hình mang tính thể loại để phản ánh, chuyển tải và tác động đến người nhận nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất. 

3.2. Kết luận chính

- Từ kết quả khảo sát diễn ngôn xã luận theo ba siêu chức năng của Halliday, luận án đã chỉ ra những cách thức giao tiếp truyền thông thể hiện sự tác động, sức mạnh của diễn ngôn báo chí để điều khiển và định hướng xã hội. Trong hệ tư tưởng và hoàn cảnh xã hội mà ngôn ngữ đang hành chức, chỉ ra được mối quan hệ tư tưởng - ngôn ngữ và khả năng quyền biến, chức năng tác động, liên nhân của thể loại diễn ngôn chính luận.

- Bằng việc xác định chính xác mối quan hệ của các vai giao tiếp, người phát đã lựa chọn những từ ngữ nhân xưng nhằm bộc lộ mối quan hệ liên nhân, từ đó sử dụng chiến lược lịch sự nhằm kéo giãn/thu hẹp khoảng cách giữa các bên. Trong quá trình tổ chức diễn ngôn, các phương thức liên nhân được người phát sử dụng đồng thời, đan cài, nhuần nhuyễn với nhau: từ nhân xưng, các kết hợp tình thái, hành động ngôn từ, cấu trúc thức,…

- Nhìn từ góc độ cấu trúc vĩ mô, cách tổ chức thông điệp của diễn ngôn đưa đến một cái nhìn hệ thống và tổng thể khi tổ chức, xử lí văn bản ở mọi tầng bậc, mọi thể loại văn bản; dựa trên sự đánh dấu chủ đề/hệ chủ đề trong văn bản, người xử lí văn bản có thể tổ chức và điều chỉnh văn bản trở nên có hệ thống và mạch lạc.

Qua phân tích diễn ngôn xã luận báo Nhân Dân giai đoạn 1964-1975, n

 

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Nguyen THi Hong Nga

Thesis title: Analysis of editorial discourse (in Nhan Dan newspapers on the period 1964-1975)

Major: Linguistics

Sub-major: Linguistics               Code: 62.22.02.40

The name of postgraduate institution: University of Social Sciences and Humanities – VNU-Hanoi.

1. Thesis purpose and object:

The purpose of this dissertation is to investigate and to analyze the discourse organization strategy under the impact of ideology, experience and interpersonal function toward a combination of socio-cultural aspects into the discourse formation process and to explain that process by the language analysis basing on M.A.K Halliday’s Systematic Functional Linguistic Theory. It also looks into the relationship between documents and social reality conveyed by discourse experiences, through which human use languages to organize and interprete documents.

The object of the study is the discourse of Nhan Dan newspapers’ editorials on the period 1964-1975.

2. Research methods

- Discourse analysis method: The dissertation analyzes the editorial discourse in its functioning with its typical linguistic characteristics from the aspects of semantical organization and structure, discourse structre in the connection with context, communication channels, communication purposes and discourse producer/recipient.

 - Logical and semantical analysis method; descriptive method in linguistics with some analysis procedures, such as: distribution analysis, immediate constituent analysis (IC-analysis), contextual analysis, etc.

3. Major results and conclusions

3.1. Major results

- The dissertation investigates, classifies and describes the formative structure of editorial discourses and message organization methods of the discourses as a communication strategy, with its typical characteristics from formative structures to semantical  structures.

- The dissertation also analyses context and explains function as an important factor to perform the interpersonal, ideological and textual functions of editorial discourses.  

- The dissertation points out the types of relations and argumentative relationship networks in editorial disscourses through typical categorizing linguistic methods to reflect, convey and influence recipents for maximum communicative effiency. 

3.2. Major conclusions

- Basing on the analysis of the editorial discourses as per Halliday’s three superfunctions, the dissertation points out the communicative methods that reflect the impacts and the power of editorial discourses to control and guide the society. In the ideology and social context that the language is functioning, the power of the language, the ability of change, the impacting function, and the interpersonal function of the editorial discourses are pointed out.  

- By identifying clearly the relationships of the communicative roles, the producer selects the appropriate pronouns to reflect the interpersonal relationships, and uses politeness strategy to expand/shorten the gap among the participants. In discourse organizations, the interpersonal methods such as pronouns, modal combinations, action words, model structure, etc. are used consecutively, flexibly and intertwiningly by the producer.

- From the macro structure point of view, the discourse’s message organization method brings about a systematic and comprehensive perspective when organizing and dealing with documents at all levels and all types of documents; basing on the highlight of the topics/topic systems within the document, the document can be reorganized and adjusted for better structure and more systemized.

The study of Nhan Dan newspapers’ editorial discourses on the period 1964-1975 confirms that to analyze the functions of a discourse, an analysis of the characteristics of the context in which the discourse functions is prerequisite.

Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Nga

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây