TTLA: Nghệ thuật thơ lục bát Việt Nam thế kỉ XX (Qua một số tác giả tiêu biểu)

Thứ ba - 12/06/2018 22:11

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đoàn Minh Tâm      

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 19/4/1982                                                      

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh Số: 3216//2014/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có.

7. Tên đề tài luận án: Nghệ thuật thơ lục bát Việt Nam thế kỉ XX (Qua một số tác giả tiêu biểu).

8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam                       Mã số: 62.22.01.21

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Văn Lân

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Mô tả chi tiết bốn giai đoạn vận động lớn của lục bát trong thế kỉ XX gồm giai đoạn 1900 – 1932; 1932 – 1945; 1945 – 1975; 1975 – 2000 trên các bình diện đội ngũ tác giả, những đề tài chính, những thành tựu cơ bản và chỉ ra gương mặt lục bát tiêu biểu cho từng giai đoạn.

- Nêu lên những cách tân nghệ thuật thông qua việc trình bày cụ thể các biến thể về tiếng, thanh điệu, vần điệu, nhịp điệu của thể lục bát.

- Trình bày chi tiết các cấu trúc của một bài thơ lục bát như cấu trúc kể chuyện, cấu trúc lời ru, cấu trúc liên hoàn, cấu trúc đối đáp… và sự đổi mới nghệ thuật của các cấu trúc đó trong các bài thơ lục bát được sáng tác trong thế kỉ XX so với các sáng tác lục bát thuộc các giai đoạn trước.

- Phân tích một số các biện pháp nghệ thuật lớn trong lục bát thế kỉ XX như lảy Kiều, sử dụng điển tích, điển cố, chơi chữ... qua đó nêu bật lên những thành tựu trong cách tân nghệ thuật lục bát của các nhà thơ trong thế kỉ XX.

 - Nêu và phân tích một số phương thức nghệ thuật như phương thức gia đình hóa, phương thức vĩ đại hóa, phương thức lời ru, phương thức đối lập, phương thức bi hùng hóa trong việc xây dựng ba biểu tượng lục bát tiêu biểu trong thế kỉ XX là biểu tượng Hồ Chí Minh, biểu tượng người mẹ và biểu tượng người lính.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Làm tài liệu nghiên cứu cho giáo viên phổ thông, những ai quan tâm đến thể loại lục bát.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Lục bát của các cây bút trẻ trong những năm đầu thế kỉ XXI.

13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

- Đoàn Minh Tâm (2014), “Một vài phác họa ban đầu về những cách tân lục bát của Tố Hữu”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (801), tr 98-101.

- Đoàn Minh Tâm (2016), “Hình tượng Bác Hồ trong thơ lục bát”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (837+838), tr 155 – 159.

- Đoàn Minh Tâm (2016), “Nghệ thuật chơi chữ trong lục bát”, Tạp chí Nhà văn & Tác phẩm (5+6), tr 98-99.

- Đoàn Minh Tâm (2017), “Tổng quan các hướng nghiên cứu thơ lục bát ở Việt Nam thế kỉ XX”, Tạp chí Khoa học – Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (47), tr 81-88.

- Đoàn Minh Tâm (2017), “Một vài khảo sát bước đầu về biến thể trong thanh điệu, vần điệu, nhịp điệu của lục bát thế kỉ XX”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (4), tr 91 – 101.

- Đoàn Minh Tâm (2017), “Vài suy nghĩ về lục bát Nguyễn Bính”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (872), tr 117 – 120.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Doan Minh Tam                                  2. Sex: Male

3. Date of birth: Apr 19th, 1982                               4. Place of birth: Hanoi

5. Admission decision number: No. 3216/2014 / QD-XHNV-SDH, Date: Dec 31st, 2014 Signed by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Vietnamese Alexandrine art in 20th century (through some representative authors)

8. Major: Vietnamese Literary                                  Code: 62.22.01.21

9. Supervisors: Professor, Doctor Le Van Lan

10. Summary of the new finding of the thesis:

- A detailed description of the four major phases of alexandrine in the twentieth century: 1900 - 1932; 1932 - 1945; 1945 - 1975; 1975 - 2000 on the on aspects of the authors, the main themes, the main achievements and typical authors for each stage.

- List artistic innovations by presenting specific variations in in terms of words, accents, tone, rhythm of alexandrine.

- Describe in detail the structures of a alexandrine, such as the structure of storytelling, continuity, conversation... and the artistic renewal of those structures in the alexandrine in 20th century compared to those of the previous period.

- Analyze a number of major artistic measures in alexandrine of 20th century, such as such as Kieu practices, use of histories, playing on words, ... thereby highlighting the achievements in the artistic innovation of the alexandrine of poets in the 20th century.

- Explain and analyze some of the modes of art such as the mode of familyization, the mode of grandism, the mode of lullaby, the mode of opposition, the mode of heroism in the construction of three typical alexandrine icons in the 20th century: Ho Chi Minh, mothers, and soldiers.

11. Practical applicability, if any:

Make research materials for high school teachers who are interested in alexandrine.

12. Further research directions, if any:

Alexandrine of young writers in the early years of the 21st century.

13. Thesis – related publications:

- Doan Minh Tam (2014), “A few early sketches of the artistic innovation of alexandrine of To Huu”, Journal of military literature and arts (801), pp. 98-101.

- Doan Minh Tam (2016), “The image of Uncle Ho in the alexandrine”, Journal of military literature and arts (837 + 838), pp. 155 - 159.

- Doan Minh Tam, “The art of playing on words in the alexandrine”, Journal of Writers & Works (5 + 6), pp. 98-99.

- Doan Minh Tam (2017), “An overview of research Vietnamese alexandrine in 20th century”, Journal of Science - Hanoi Pedagogical University 2 (47), pp. 81-88.

- Doan Minh Tam (2017), “A few initial surveys of variations in accents, speeds and linguistic, rhythm of alexandrine in the 20th century”, Journal of literary studies (4), 91-101.

- Doan Minh Tam (2017), “Some thoughts on alexandrine of Nguyen Binh”, Journal of military literature and arts (872), pp. 117-120.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây