TTLA: Tứ thư, Ngũ kinh trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán 1906 - 1919

Thứ sáu - 14/12/2018 04:12

Tên tác giả:                             Lê Văn Cường

Tên luận án:         Tứ thư, Ngũ kinh trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán 1906 - 1919

Ngành khoa học của luận án: Hán Nôm

Chuyên ngành:                       Hán Nôm    Mã số: 62.22.01.04

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học:Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn,  Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu Tứ thư, Ngũ kinh trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán 1906 - 1919. Nghiên cứu này nhằm xác định tính phân môn và tính phân cấp thông qua phép học và phép thi của chương trình cải lương giáo dục khoa cử; Luận án nhằm xác định Tứ thư, Ngũ kinh thuộc phân môn Hán văn (chữ Hán) trong chương trình, với Tứ thư được bố trí dạy ở cấp Tiểu học và Ngũ kinh được bố trí dạy ở cấp Trung học; từ đó Luận án chứng minh phương thức biên sách giáo khoa cho các cấp học.

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu dựa trên 2 văn bản được biên soạn trong giai đoạn cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán:

1. 小學四書節略Tiểu học tứ thư tiết lược, Đoàn Triển 段展 biên tập. Đỗ Văn Tâm 杜文心 hiệu đính. Sách chữ Hán, chép tay, tổng cộng 168 trang, kí hiệu: A2607.

2. 中學五經撮要 Trung học Ngũ kinh toát yếu. Hiện đang được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, mang kí hiệu A.2608/2. Sách do Dương Lâm (1851 - 1920) và Nguyễn Trung Khuyến phụng tập. Đỗ Văn Tâm phụng duyệt.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

- Phương pháp nghiên cứu văn bản học Hán Nôm

- Phương pháp nghiên cứu ngữ văn Hán Nôm

- Phương pháp phân tích thống kê định lượng

- Phương pháp cấu trúc, so sánh, đối chiếu

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Tổng quan được lịch sử vấn đề nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến cải lương giáo dục khoa cử và những nghiên cứu về Tứ thư, Ngũ kinh trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử ở nhiều góc độ khác nhau.

- Luận án góp phần làm rõ tính chất và đặc trưng căn bản của chương trình cải lương giáo dục khoa cử đó là tính phân môn và phân cấp của chương trình, trong đó phép học và phép thi là hai nội dung căn bản. 

- Luận án góp phần làm rõ đặc tính tính phân môn và phân cấp của chương trình, mà trong đó tính phân môn được thể hiện ở phương diện phân môn luân lý cách ngôn và luân lý văn chương.   

- Luận án góp phần làm rõ vai trò, tính chất, nhiệm vụ của bộ “giáo khoa thư” Tứ thư, Ngũ kinh trong tổng thể chương trình của khoa cử cải lương. Với lối biên soạn lại theo phương thức tiết lược, toát yếu khiến cho Tứ thư, Ngũ kinh đáp ứng được những yêu cầu, quy định của chương trình đặt ra.

3.2. Kết luận

1. Chương trình cải lương giáo dục khoa cử (1906 - 1919) là một chương trình quá độ từ khoa cử Từ chương, thiên thành đã diễn ra ở Việt Nam trên 800 năm sang một giai đoạn mới đó là nền giáo dục phổ thông cận hiện đại. Khoa cử cải lương có thể được xem là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giáo dục Việt Nam. Chương trình cải lương giáo dục khoa cử song hành với hệ thống trường giáo dục Pháp – Việt là bước đệm quan trọng,  đặt nền móng cho giáo dục phổ thông cận hiện đại sau này.

2. Với những đòi hỏi và những nhiệm vụ đặt ra theo yêu cầu của chương trình cải lương giáo dục khoa cử, dẫn đến việc phải thay đổi về phép học cho phù hợp với chương trình đặt ra, mà trong đó giáo dục Hán văn vẫn được xem là một bộ phận trọng yếu của tổng thể chương trình, được cụ thể hoá bằng ba loại giáo quy căn bản đó là giáo quy chữ Hán, giáo quy Nam âm và giáo quy chữ Pháp. Trong chương trình này, giáo học pháp được triển khai theo hệ thống phân môn, phân cấp. Tính phân môn đối vơi Tứ thư, Ngũ kinh được xếp vào phạm trù luân lý và văn chương, và tính phân cấp là ở cấp học Tiểu học  và Trung học. Bởi thế đặc trưng của chương trình giáo dục khoa cử cải lương là tính phân môn và phân cấp của chương trình.

3. Từ những thay đổi về phép học dẫn đến những thay đổi về phép thi của toàn bộ chương trình. Tuy nhiên ở phương diện phép thi do khuôn khổ của Luận án chúng tôi chỉ đi vào lược quan những điểm chính yếu ở nội dung này. Ở chương trình cải lương khoa cử, đối với phép thi trong đó có thi tốt nghiệp cấp Ấu học thi tốt nghiệp cấp tiểu học; thi tốt nghiệp cấp Trung học; phép thi Hương; thi Hội. Nhưng một điểm đáng chú ý là ở thi Hương và thi Hội không còn thi trường kinh nghĩa và thơ phú mà chỉ thi văn sách và môn luận, dó vậy đã làm giảm đi tính thiên kinh địa nghĩa của Tứ thưNgũ kinh.

4. Chương trình cải lương giáo dục khoa cử mang đặc trưng căn bản là phân môn và phân cấp được quy định bởi chương trình. Do vậy, dẫn đến việc Tứ thư được định hướng phân môn Luân lý cách ngôn; Ngũ kinh được phân môn theo môn luân lý, văn chương. Tứ thư “Luân lý cách ngôn” (Những lời hay về luân lý) được xác định trong quan hệ luân thường (tam cương, ngũ thường, ngũ luân). Từ những định hướng phân môn như vậy, sách giáo khoa cũng được biên soạn mới cho phù hợp với tình hình thực tế. Phương pháp biên soạn mới đó đã được thực thi theo phương thức Tiết lược cho Tứ thư ở bậc Tiểu học. Như vậy bộ giáo khoa thư “Tiểu học Tứ thư tiết lược” do Đoàn Triển phụng biên và Đỗ Văn Tâm phụng duyệt đã được biên soạn ngay sau đó. Phương thức biên soạn đó được thực thi trên hai phương diện là giản quát và vựng biên, trong đó với Đại họcTrung dung được giản quát còn riêng với Luận ngữMạnh Tử được vựng biên.

5. Ngũ kinh cho cấp Trung học trong chương trình cải lương khoa cử được được biên soạn theo phương thức toát yếu giản quát. Phân môn theo hướng Luân lý văn chương; được giảng dạy ở cấp Trung học “Trung học Ngũ Kinh toát yếu”. Hai phương diện trên nặng về mặt giáo học pháp. Biên soạn sách Giáo khoa Hán văn hay nói cách khác là phương thức cấu trúc lại thành  thư theo phương thức toát yếu giản quát trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán 1906 -1919. Những nghiên cứu ở đây cho thấy các nhà biên sách giáo khoa thiên về giáo học pháp, nhằm phục phụ cho phép học và phép thi trong toàn bộ chương trình.

6. Luận án với phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu Tứ thư, Ngũ kinh trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử. Phạm vi tư liệu cũng được khuôn khổ những tư liệu được biên soạn trong giai đoạn này, trong đó Tứ thư, Ngũ kinh trong giai đoạn này được Luận án tập trung nghiên cứu. Cũng liên quan đến vấn đề phạm vi nghiên cứu, về phương diện giáo học pháp trong chương trình này, cơ bản được Luận án khai thác trên nhiều phương diện, nhưng riêng với phép thi do khuôn khổ của Luận án, chúng tôi bước đầu khái lược khái lược một vài điểm căn bản cũng như một vài vấn đề khác chưa đề cấp đến. Do vậy, đây cũng là hướng mở ra để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu sau này.

EXCITING DOCTOR DISSERTATION

Author's name: Le Van Cuong

Name of the thesis: Tu thu ,Ngu kinh in the program of reforming education of Han from 1906 to 1919

The science of the thesis: Han Nom

Major: Han Nom                                                        Code: 62.22.01.04

Name of graduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi National University

1. Objectives and objects of the dissertation

- Purpose of the study: Study of Tu thu, Ngu kinh in the program of reforming education of Han from 1906 to 1919. This study aimed to determine the subjectivity and decentralization through the study and practice of the program of reforming education. The dissertation aims at identifying Tu thu, Ngu kinh belonging to of Han writing (Han) in the program, of those Tu thu is arranged to be taught at the elementary school level and Ngu kinh is arranged at secondary school level; Thus, the dissertation proves the method of textbook for all levels.

- Objects of study: The research’s object is based on two documents compiled during the reforming period of education curriculum.

1. 小學 四 書 節 略 Elementary school level Clan, 段 Đoan Trien compile. Do Van Tam 杜文 心 edit. Han handwriting totals 168 pages, denoted A2607.

2. 中學 五 經 撮要. Secondary Ngu kinh compendium currently stored at the Institute of Han Nom studies, denoted A.2608 / 2. Book by Duong Lam (1851 - 1920) and Nguyen Trung Khuyen compiled. Do Van Tam editted.

2. The research methods

- Han Nom script writing method

- Han Nom language method

- Quantitative statistical analysis method

- Methods of structure and comparison method

- Interdisciplinary method

3. Main results and conclusions

3.1. Main results

- An overview of research issues related to the reforming education program and the study of Tu thu, Ngu kinh in the reforming education program of at various aspects.

- The dissertation contributes to clarify the nature and characteristics of the curriculum reforming program. It is the division and decentralization of the program, in which the study and the test are the two main content.

- The dissertation contributes to the characterization and decentralization of the program, in which dichotomy is expressed in terms of morality and literary ethics.

- The dissertation contributes to clarify the role, nature and tasks of the text book set of  Tu thu, Ngu kinh in the whole program of the reforming program. With compilation in the way of summary and compendium Tu thu, Ngu kinh meet the requirements of the program.

3.2. Conclude

1. The reforming education program (1906 - 1919) is a transitional program from the Faculty of sentencing which has taken place in Vietnam over 800 years to a new period of modern access education. The reformin of education can be considered as an important turning stage in the history of education in Vietnam. The reforming education program in parallel with the system of French-Vietnamese schools is an important step, laying the foundations for modern access education later.

2. With the requirements and tasks set out in the requirements of the reforming education program, it is necessary to make changes to the curriculum in accordance with the curriculum, in which the education of Han study is still considered to be an integral part of the overall program, which is substantiated by three basic kinds of rules, namely, Han teachings, Nom teachings and the French teachings. In this program, teaching methodology is implemented according to the classification system. The quintessence of Tu thu, Ngu kinh is classified as moral, literary and decentralization at the elementary and secondary levels. Therefore, the characteristics of the curriculum reform is the division and decentralization of the program.

3. The changes in learning lead to changes in the testing of the entire program. However, in the context of examinations, due to the framework of the dissertation we focus on the main points. In the reforming education program, for examinations in which the graduation exam graduated elementary level, secondary level; Huong examinations and Hoi examnminations. The remarkable point at the Huong and the Hoi contests there is no literary and poetry contest, but only the text and the essay, thus reducing the geopolitical nature of the Tu thu, Ngu kinh.

4. The reforming education program is characterized by the division and decentralization of the program. Thus, Tu thu is directed to aphorism. Ngu kinh is divided according to moral, literary. Tu thu namely "Moral Proverbs" are defined in the relation of luan thuong (the triathlon, the five constant virtues, the five moral obligations). From such pedagogical orientations, textbooks are also compiled to be suitable the actual situation. The new compilation method was implemented in Tu thu for elementary. Thus, the textbook "Elementary school level Clan" by Doan Trien compliled and Do Van Tam editted thereafter. The method of compilation is implemented in two aspects: the general and the lexical, in which Dai học and Trung dung are had been simplified, while Luan ngu and Manh Tu had been compiled.

5. Ngu kinh for the reforming education program was compiled in a simple and comprehensive manner. Classification in the direction of literary ethics; taught at the secondary school level "Secondary Ngu kinh compendium". These two aspects focused in terms of theology. Compilation of Han textbooks or in other words the method of refactoring the letter in the form of compendium in the program of reforming education Han from 1906 to 1919. The studies show that textbooks compilers focussed on teaching methods, which serves as a basis for learning and testing throughout the program.

6. The dissertation on the scope of research is the study of Tu thu, Ngu kinh in the program of reforming education. Reference materials located on which compiled during this period, in which Tu thu, Ngu kinh at this stage are focused on research. Also related to the scope of research, in terms of teaching methodology in this program, the basic thesis is exploited in many aspects, but with the test of the framework of the thesis, we initially identify some basic points whereas some other issues will not addressed. Therefore, this is also the direction for us to continue to study later.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây