TTLA: Thông điệp về tham nhũng trên báo in hiện nay

Thứ tư - 19/12/2018 04:13

Tên tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Minh

Tên luận án: Thông điệp về tham nhũng trên báo in hiện nay

Ngành khoa học của luận án:  Xã hội học

Chuyên ngành: Xã hội học                                 Mã số: 60 31 30

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Mục đích: Ứng dụng cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu xã hội học vào phân tích thông điệp về tham nhũng trên báo in hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất và luận giải, phân tích cơ sở khoa học của các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thông điệp trong PCTN trên báo in hiện nay

Đối tượng: Thông điệp về tham nhũng

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Phương mpháp phân tích nội dung định lượng: Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích nội dung báo chí  với 3729 tin bài về tham nhũng được chọn. Một bảng mã định lượng được thiết kế sử dụng để mã hóa  3729 tin bài về tham nhũng được thu thập trên ba báo Nhân dân, Tuổi trẻ, Lao động từ 2005 – 2014.

Phương pháp phân tích nội dung định tính: Phương pháp này được sử dụng như phương pháp bổ trợ, phân tích các tin bài về vụ án PMU18 và toàn bộ các tin bài không đề cập tới các vụ việc tham nhũng cụ thể.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

3.1.1.Về nội dung thông điệp tham nhũng trên báo in

3.1.1.1. Thông điệp về thực trạng tham nhũng

Thông điệp về thực trạng tham nhũng và PCTN còn nhỏ lẻ, rời rạc và chủ yếu phụ thuộc vào số liệu của các cơ quan chức năng như TTCP công bố, các đoàn kiểm toán, công tác kiểm tra đôn đốc theo kế hoạch. Nặng về phản ánh vụ việc và hành vi tham nhũng và nhẹ tất cả các lĩnh vực còn lại.  

Số liệu về thực trạng tham nhũng trên các tờ báo đều được trích nguồn rất rõ ràng từ các cơ quan chức năng. Đây là một chỉ báo rất tốt cho độ tin cậy của thông điệp, cũng cho thấy các tờ báo đã thực hiện tốt chức năng đưa tin về PCTN. Tuy nhiên, nó lại cho thấy vai trò của báo chí trong chống tham nhũng, nhập cuộc để phát hiện, phanh phui vụ việc…còn mờ.

3.1.1.2. Thông điệp về thực trạng phòng chống tham nhũng

Phần lớn tin bài đề cập tới các vụ việc, hành vi tham nhũng ở thời điểm khởi tố, đã bắt giữ/có lệnh bắt giữ nhưng chưa xét xử, nếu xem xét cả ở thời điểm mới phát hiện, chưa bắt giữ thì tỷ lệ tin bài chiếm 2/3 và các thời điểm sau đó là quá trình xét xử, tuyên án và kháng án chỉ chiếm khoảng 1/3 tin bài.  

Người tố cáo và khen thưởng, bảo vệ người tố cáo được bàn luận, tuy nhiên, sự sôi nổi chỉ diễn ra trong thời điểm bàn luận luật PCTN là chủ yếu. Trong những tin bài có bàn đến vấn đề này thì chủ yếu đề cập tới những bất cập và khó khăn, thách thức với người tố cáo. Nhìn chung, chưa có thông điệp tích cực thúc đẩy người tố cáo.

3.1.1.3. Thông điệp về nguyên nhân tham nhũng

Các nguyên nhân tham nhũng đều được đề cập trong các tin bài, tuy nhiên, việc tập trung quá nhiều vào nhóm nguyên nhân liên quan đến đạo đức thì đây chưa phải là hướng đi hiệu quả nhất trong truyền thông PCTN.  

 Mô tuýt viết về tham nhũng với những chủ ngữ tưởng chừng xác định như lại rất vô định, tác dụng là làm cho thông điệp không sai và tạo hành lang an toàn cho người viết nhưng đó lại không phải là thông điệp chống tham nhũng hiệu quả.

3.1.1.4. Thông điệp về hậu quả tham nhũng

Bức tranh về hậu quả tham nhũng được kiến tạo bởi các nhà truyền thông quả thật là khôn lường. Những hậu quả hoặc giả định về hậu quả như lớn nhất là đe dọa sự tồn vong của chế độ, mất lòng tin của nhân dân vào đảng, nhà nước; tiềm ẩn các xung đột lợi ích, phản kháng xã hội, tăng khoảng cách giàu nghèo, tạo nên tình trạng lời nói không đi đôi với việc làm, tạo các nhóm lợi ích (một cách tiêu cực)…đều được đề cập tới trong các tin bài. Trong đó, hậu quả giảm sút lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước là chiếm tỷ lệ cao nhất.  

Hậu quả lớn nhất của tham nhũng là kéo lùi sự phát triển xã hội, tạo nên sự bất bình đẳng xã hội và là một trong những nguyên nhân sâu xa của các xung đột xã hội. Thông điệp hậu quả tham nhũng chủ yếu đề cập đến giảm sút lòng tin của nhân dân, sau đó là lãng phí nguồn lực. Các hậu quả khác được đề cập không nhiều.

3.1.1.5. Thông điệp về giải pháp phòng chống tham nhũng

Kết quả phân tích cho thấy các giải pháp PCTN đã được nêu ra trong Luật PCTN hầu hết được phản ánh trong các tin bài có đề cập tới giải pháp PCTN. Tuy nhiên, so sánh tỷ lệ các tin bài về giải pháp PCTN với các chủ đề khác như thực trạng tham nhũng, PCTN hay thông điệp về nguyên nhân, hậu quả tham nhũng thì tỷ lệ tin bài về giải pháp là thấp nhất. Đây có lẽ thể hiện ra là điểm chưa thực sự mạnh của báo chí trong vấn đề này.  

Các tin bài đề cập tới giải pháp PCTN chủ yếu được đăng tải dịp thảo luận luật phòng chống chống tham nhũng, kỳ họp quốc hội. Theo đó, các giải pháp PCTN được đề cập còn thể hiện quyết tâm chính trị trong PCTN. Tuy nhiên, nếu xem xét các ý kiến các bên trong giải pháp phòng chống thamnhũng thì chủ yếu vẫn là tiếng nói từ trên xuống, đó là ý kiến của các vị lãnh đạo trung ương, các bộ ngành là chủ yếu, ý kiến của các tầng lớp xã hội khác còn ít. Vấn đề này có thể sẽ tạo ra cảm giác về việc chống tham nhũng là việc của các nhà lãnh đạo và công chúng sẽ không nhìn thấy mình đóng vai trò tích cực trong công cuộc này.

3.1.2. Những vấn đề đặt ra về hình thức thông điệp

3.1.2.1. Về tần suất đăng tải tin bài tham nhũng

Báo chí PCTN hiện nay vẫn là chủ đề nóng bỏng trong đời sống chính trị - KT - XH ở Việt Nam, báo chí vẫn tiếp tục là kênh phản ánh “hơi thở” cuộc sống trên bình diện PCTN. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quan điểm của “người gác cổng” và quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước thì câu chuyện sẽ được phản ánh trên báo chí là khác nhau.

Tần suất đăng tải các tin bài về tham nhũng nhìn chung là nhiều, tuy nhiên, từng câu chuyện trong từng thời điểm thì có sự khác biệt và thể hiện rõ tính chất định hướng dư luận xã hội của báo chí. Tin bài về tham nhũng hiện nay vẫn chủ yếu được đưa tin theo “mùa vụ” đặc biệt là các dịp có những sự kiện lớn của đất nước như trước các kỳ đại hội Đại hội (mà vấn đề tham nhũng được đưa lên bàn nghị sự); trước những nghị quyết của Đảng về chống tham nhũng hoặc những vấn đề có liên quan; đặc biệt là các kỳ họp quốc hội mà vấn đề tham nhũng được thảo luận.  

3.1.2.2. Về chuyên mục đăng tải tin bài tham nhũng

 Kết quả phân tích cho thấy có ½ tin bài về tham nhũng được đặt ở chuyên mục thời sự cho thấy vấn đề tham nhũng được xem như là vấn đề nóng bỏng, có tính chất thời sự. Mặc dù, tin bài bàn luận về vấn đề xung quanh Luật PCTN chiếm tỷ khá cao và đặc biệt là các hành vi tham nhũng, vụ việc tham nhũng là vi phạm pháp luật nhưng ngay cả những tin bài như vậy cũng không được đặt trong chuyên mục pháp luật. Điều này cho thấy, tin bài liên quan đến tham nhũng đã vượt khỏi khuôn khổ tin bài về pháp luật.

Trong bối cảnh PCTN vẫn là vấn đề nan giải, cần giải quyết trước mắt và lâu dài, đồng bộ thì việc có chuyên mục, chuyên trang về PCTN là điều cần thiết và thực tế cho đến thời điểm khảo sát thì cả ba báo đều có. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt đáng kể giữa ba báo về chuyên trang, chuyên mục đăng tải tin bài tham nhũng.

3.1.2.3. Về thể loại tin bài tham nhũng được đăng tải

Kết quả phân tích các tin bài về tham nhũng cho thấy thông điệp về tham nhũng được thể hiện khá đa dạng và phong phú nếu xét trên hình thức là thể loại tin bài về tham nhũng. Gần như tất các các dạng thể loại báo chí đều được sử dụng để thể hiện thông điệp về tham nhũng.

Tuy nhiên, thể loại báo chí thông tấn, mà trong đó là tin là chiếm đa số. Xét về khía cạnh này thì có thể thấy ba báo đã thực hiện rất tốt vai trò của mình trong công cuộc PCTN là đưa đến cho công chúng lượng tin tức khổng lồ về chống tham nhũng. Tuy nhiên, vai trò của báo chí trong PCTN không chỉ là thông tin đến công chúng thông điệp về các hành vi hay vụ việc thể hiện thực trạng chống tham nhũng, mà báo chí còn thực hiện chức năng giáo dục – cung cấp thông tin về chủ chương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước về PCTN. Và không chỉ dừng lại ở việc giáo dục – cung cấp thông tin mà báo chí còn thực hiện chức năng định hướng dư luận, nghĩa là báo chí còn là diễn đàn để các tầng lớp thể hiện ý chí, nguyện vọng, tư tưởng, kiến thức… về PCTN. Hiện tại các tin bài thể loại báo chí chính luận còn chiếm tỷ lệ rất thấp vì vậy khó phát huy được thế mạnh với chức năng là diễn đàn .

3.1.2.4. Về lĩnh vực tham nhũng được đăng tải

Phần lớn các tin bài tham nhũng đều đề cập tới vấn đề hoặc lĩnh cụ thể, điều này không có gì không tốt. Tuy nhiên, nếu quá tập trung vào các vụ việc và lĩnh vực cụ thể mà quên mất hoặc coi nhẹ cái tổng thể trong PCTN thì đó cũng chưa chắc đã tạo nên hiệu quả thực sự trong truyền thông PCTN.  

Một số lĩnh vực xuất hiện với tần xuất cao hơn lĩnh vực khác như giao thông, đất đai, xây dựng, thương mại - tài chính – ngân hàng... Tuy nhiên, có những lĩnh vực tham nhũng hầu như ít được nhắc đến như tham nhũng chính trị, tham nhũng quyền lực, tham nhũng chính sách.  

Cách tổ chức tin bài, nuôi tin theo vụ việc và vấn đề tham nhũng ở Báo TT tỏ ra là chuyên nghiệp và có tổ chức tuyến bài tương đối tốt. Điều này thể hiện sự chủ động của tờ báo, các ê kíp theo đổi chủ đề tham nhũng, không chỉ là đưa tin theo hoặc đưa tin lại.

3.1.2.5. Thông điệp về cấp độ, phạm vi tham nhũng 

Các kết quả phân tích chỉ ra nếu tính phạm vi trong nước và ngoài nước thì tin bài về tham nhũng trên ba báo chủ yếu phản ánh tham nhũng trong nước, tỷ lệ tin bài đề cập tới tham nhũng ở các quốc gia khác và quốc tế còn khá thấp, nhất là Báo LĐ. Vì vậy, câu chuyện tham nhũng, kinh nghiệm PCTN của các quốc gia khác trên thế giới, nhất là các quốc gia được ghi nhận là kiểm soát tốt tình hình là mảng thông tin cần khai thác để thông điệp về PCTN được chuyển tải một cách đa chiều, đa diện hơn. Việc quan tâm và đưa thông tin nhiều hơn về tình hình chống tham nhũng ở các quốc gia láng giềng, có ảnh hưởng và chung quan điểm như Trung Quốc và Nga cũng quan trọng nhưng việc bổ sung thêm các quốc gia khác, đặc biệt là tình hình chống tham nhũng của các tổ chức quốc tế nhằm chuyển thông điệp cho công chúng thấy được bức tranh PCTN toàn cầu cũng là việc cần thiết. Bởi vì, cần tạo nên thông điệp về tham nhũng không chỉ là vấn đề riêng có ở Việt Nam, và có nhiều quốc gia phát triển đã kiểm soát tình hình rất tốt cho thấy cơ chế quản lý là rất quan trọng chứ không phải do người Việt Nam “xấu xí” “tham lam” “đạo đức suy đồi”...nên mới tham nhũng trầm trọng, phổ biến đến như vậy. Thêm vào nữa, khi chuyển thông điệp PCTN ở các quốc gia khác (ví dụ như Trung Quốc) như hiện tại dễ tạo cách thiên lệch về chống tham nhũng ở các quốc gia đó hoặc dễ tạo tạo cảm giác nước “họ” chống thì quyết liệt, thành công còn nước “mình” thì chỉ “nói” mà không làm hoặc làm không hiệu quả.

Nếu xem xét phạm vi vùng miền thì kết quả phân tích cho thấy một bức tranh khá thiên lệch như đi liền với các vụ án lớn nhỏ đều quy tụ tại Đồng bằng Sông Hồng (Hà Nội); Đông Nam Bộ (TPHCM) và thứ ba là Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ). Ngược lại, các vùng miền khác đều đang bị “phớt lờ” hoặc “bỏ quên” hoặc “bỏ qua” hoặc “không có tham nhũng” hoặc “không quan tâm đến PCTN” ...trên mặt báo.

Tương tự như vậy, phạm vi theo lát cắt nông thông – đô thị cũng cho thấy điều tương tự. Dường như vấn đề tham nhũng được kiến tạo bởi truyền thông chỉ ở đô thị, đô thị lớn với những vụ án tham nhũng lớn. Ngược lại, nông thôn được đề cập rất ít, sự thiên lệch này cũng dễ gây những định kiến về việc tham nhũng chỉ xảy ra ở đô thị còn nông thông thì “miễn dịch”, tham nhũng được gán với nhãn hành vi xấu, tha hóa về đạo đức, tham lam, ích kỷ... thì đó là người đô thị, còn ở nông thôn  không như vậy.

Phạm vi tham nhũng theo cấp độ hành chính cũng là điều đáng bàn luận, kết quả phân tích cho thấy, vấn đề/hành vi/vụ việc tham nhũng chủ yếu được tái hiện ở thông điệp truyền thông là cấp tỉnh và tương đương. Việc tập trung đưa tin quá nhiều về các vụ việc cấp tỉnh thành và tương đương vô hình chung đã bỏ qua, coi nhẹ, bỏ quên các cấp còn lại  từ cấp thôn đến cấp xã phường, đến quận huyện tới trung ương và tương đương. Trong đó, Báo TT đi đầu trong tỷ lệ các tin bài có đề cập tới tham nhũng ở cấp trung ương và tương đương nhưng Báo ND lại chiếm tỷ lệ cao hơn hai báo còn lại khi tập trung nhiều hơn vào cấp xã phường, quận huyện và tương đương.

3.2. Kết luận

 1. Báo chí - thiết chế xã hội được mệnh danh là quyền lực thứ tư có vai trò vô cùng quan trọng trong đấu tranh PCTN. Để phát huy vai trò, hiệu quả của báo chí trong PCTN, những vấn đề về tự do báo chí, tự do ngôn luận, vai trò độc lập của thiết chế báo chí song song với hệ thống tư pháp độc lập, minh bạch, nghiêm minh...là những từ khóa cần được quan tâm.   

2. Thông điệp là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận và là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông. Trong đó, thông điệp báo in có thể chuyển tải thông tin đa dạng, phong phú, thông tin sâu... được công chúng tiếp nhận thông qua thị giác kết hợp với tính logic, chiều sâu của nghệ thuật lập luận và bằng chứng thực nghiệm. Là hành vi đặc biệt nguy hiểm, tham nhũng làm phương hại lợi ích, đe dọa sự phát triển bền vững của các quốc gia. Là một trong những yếu tố của truyền thông PCTN, thông điệp tham nhũng trên báo in đề cập tới tham nhũng từ nhiều phương diện. Nghiên cứu thông điệp truyền thông về tham nhũng nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho khách thể truyền thông và thực hiện vai trò dẫn dắt dư luận xã hội trong đấu tranh PCTN.

3. Ở Việt Nam, tham nhũng là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Báo chí đã tích cực đưa tin về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về PCTN; về các vụ việc, phát hiện và xử lý tham nhũng, các nhân tố tích cực trong PCTN. Tuy nhiên, số lượng tin bài về tình hình công tác, nội dung và giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn ít so với các tin bài về các vụ việc. Tham nhũng bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Thông điệp giải pháp PCTN bao gồm các giải pháp phòng ngừa tham nhũng (được coi trọng); các giải pháp phát hiện tham nhũng; xử lý người có hành vi tham nhũng, các hành vi VPPL khác và tài sản tham nhũng (ngoài ra, có thể đề cập đến các giải pháp khác). Tuy nhiên, điều quan trọng là giải pháp lập pháp được đề ra phải nhằm vào việc điều chỉnh các hành vi thực thi quyền lực công và kiểm tra, giám sát quyền lực.

4. Kết quả khảo sát trên Báo Nhân dân, Lao động và Tuổi trẻ cho thấy: Báo chí đã thể hiện rõ chức năng định hướng dư luận xã hội thông qua số lượng bài phản ánh liên quan đến tham nhũng và nội dung, tần suất xuất hiện các tin bài. Mặc dù có sự khác biệt đáng kể giữa các báo, song tham nhũng và thực trạng tham nhũng được xem là vấn đề thời sự trên diễn đàn báo chí Việt Nam. Khi phản ánh về tham nhũng, tỷ lệ thể loại báo chí thông tấn được sử dụng chủ yếu, tiếp đến là báo chí chính luận và “Thư bạn đọc”. Có 10 cơ quan/ngành được cảm nhận có tình trạng tham nhũng phổ biến nhất và 12 lĩnh vực tham nhũng cụ thể. Các tin bài đều phản ánh về PCTN hoặc các vụ việc tham nhũng tại Việt Nam, xảy ra phổ biến ở các cấp thôn/xã/phường đến cấp trung ương. Báo chí cũng đưa tin về PCTN ở trong nước, tập trung chủ yếu ở đô thị, ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

5. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra và thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp tích cực PCTN và được thể chế hóa thành luật pháp. Trước yêu cầu của cuộc đấu tranh PCTN hiện nay, cần đẩy nhanh xây dựng, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, khắc phục những sơ hở trong quản lý KT-XH và PCTN. Báo chí điều tra chống tham nhũng cần được đưa lên một mặt bằng mới cả về nghiệp vụ và môi trường pháp luật để báo chí phát huy hơn nữa vai trò, hiệu quả đấu tranh PCTN. Do đó, cần đổi mới mạnh mẽ công tác lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành để nâng cao năng lực lãnh đạo của Ðảng và hiệu lực QLNN đối với báo chí. Nghiên cứu hoàn thiện hành lang pháp lý, tăng cường phối hợp và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhà báo tác nghiệp, có cơ chế phản hồi tích cực và hiệu quả những vấn đề báo chí phản ánh. Để hoàn thành sứ mệnh, trọng trách được giao phó, các cơ quan báo chí/nhà báo cũng nêu cao TNXH, giữ vững sự liêm chính, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức trong đấu tranh PCTN. Cũng thông qua khảo sát, luận án đưa ra các khuyến nghị, giải pháp phát huy hiệu quả thông điệp về tham nhũng trên báo in trên các phương diện cụ thể.

 

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Nguyen Thi Tuyet Minh

Thesis title: Messages of Corruption in the Print in Vietnam Today

Scientific branch of the thesis:  Sociology

Major: Sociology            Code: 60 31 30

The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University

  1. Thesis purpose and objectives

 Purpose: It aims to apply theoretical foundations and research methodologies to analyzing messages on corruption in print today, on the basis of which proposing and interpreting, analyzing the scientific basis of the solutions in the service of enhancement of the quality, effectiveness of the anti-corruption messages in the print today

Subject: Messages of Corruption

       2. Research methods

 Quantitative content analysis: The study mainly used the method of content analysis of 3,729 selected print pieces of news and articles on corruption. A quantitative code set was used to encrypt 3,729 pieces of news and articles about corruption from the print versions of the People's, the Youth, and Labor newspapers from 2005 to 2014.

Qualitative content analysis: This method was used as a complementary method, analyzing news and articles on the PMU18 case and all news and articles not referring to specific corruption cases.

      3. Major results and conclusions

3.1. The major results

3.1.1. About the content of the corruption messages in the newspaper

3.1.1.1. Messages on the status of corruption

The message about corruption and anti-corruption is still insignificant and fragmented and mainly depends on data from functional agencies such as the Prime Minister, auditing delegations, and monitoring work as planned. The chief focus was about description of the incident and corrupt behavior while having left out almost all of other areas.

The official sources of data on the state of corruption in the newspapers are clearly specified. This is a very good indication of the credibility of the message, which also shows that newspapers have done well as far as the responsibility of anti-corruption coverage is concerned. However, it also shows that the role of the press in the fight against corruption, e.g. detecting, exposing the incident ... are still indistinct.

3.1.1.2. Messages on anti-corruption situation

Most of the articles refer to cases and acts of corruption at the time of prosecution, arrest / arrest but not trial. If only considered at the time of discovery, not arrested, they account about two-thirds of the total articles, and for the subsequent times, including the judicial process, the sentence and the appeals process, they account for about a third of the news and articles.

Whistleblowers and accusers were mentioned, however, the enthusiasm was only observed at the time of discussing the Law of Anti-Corruption. In the coverage of this issue, the main concerns were the inadequacies and the difficulties with the denouncers. In general, there were no positive messages motivating whistleblowers.

3.1.1.3. Messages on the causes of corruption

The causes of corruption were mentioned in the stories, however, focusing too much on ethical causes is not the most effective path in anti-corruption communication.

The usage of definite-cum-indefinite subjects is effective in the sense that it could make the message legitimate while creating a safe corridor for the writer. However, it is not usefule anti-corruption messages.

3.1.1.4. Messages on the consequences of corruption

The picture of the consequences of corruption created by the media is immeasurable. The consequences or assumptions about the consequences as the biggest is threatening the survival of the regime, distrust of the people into the party, the state; Social conflicts, widening the gap between the rich and the poor, creating a situation of speech that does not go hand in hand with employment, creates interest groups (negatively) ... are mentioned in news stories. In particular, the decline in the confidence of the people in the leadership of the Party and state management has the highest percentage.

The greatest reported consequence of corruption was the retrogression of social development, which created social inequality and was one of the most profound causes of social conflict. The messages addressing the consequences of corruption mainly were about the decline of the people's trust, which was followed by the waste of resources. Other consequences were not mentioned much.

3.1.1.5. Messages on the solutions to corruption prevention

The analysis shows that the anti-corruption measures outlined in the Law of Corruption Prevention are mostly reflected in the related articles. However, compared with other topics such as corruption, anti-corruption, or message of cause, the percentage of the news and articles about anti-corruption solutions accounts for the lowest percentage.

News coverage of anti-corruption measures was mainly organised around special occasions such as anti-corruption law discussion and parliamentary sessions. Accordingly, the proposed anti-corruption measures demonstrate the political will in the fight against corruption.

However, if the opinion providers in the anti-corruption solutions are taken into consideration, it was mainly the voice from the top, which is the opinion of the central leaders, the ministries, the opinion of Other social classes are few. This issue could create a sense of anti-corruption that leaders and the public will not see themselves playing an active role in this.

However, if the opinion providers are taken into consideration, it was mainly the voice from the top such as the central leaders, the ministries, however, the opinion of the other social classes was fewer. This issue could create a sense that anti-corruption was just leaders' responsibility while the public did not see themselves playing an active role in this.

3.1.2. Issues relating to the message format

3.1.2.1. About the frequency of the articles

The anti-corruption is still a hot topic in Vietnam's socio-economic and political life, and the press continues to reflect the "breath" of life on the level of anti-corruption. However, depending on the views of the "gate keeper" and the political will of the Party and State, the story conveyed in the press is different.

Frequency of postings on corruption is generally high, however, each story was different and clearly reflective of the media's direction of public opinion.

Current corruption reports are mainly "seasonal", especially on the occasion of major events in the country as before the congresses (where corruption was put on the table). the); in line with the Party's resolutions on anti-corruption or related issues; In particular, parliamentary sessions where corruption is discussed.

3.1.2.2. About the column of postings

Analysis shows that ½ of corruption reports were in the news category, suggesting corruption was a hot and topical issue. Although the coverage of the anti-corruption law is relatively high, especially corruption behaviours, the corruption case was primarily a violation of law, but even such reports were not included in the legal section. This suggests that corruption-related stories have gone beyond the legal framework.

In the context of anti-corruption still a problem, which should be resolved in the short-term and long-term and in a synchronized way, there is a section, specialized pages on anti-corruption is necessary and practical, indeed at the time of our survey, all three newspapers have already had. There are, however, significant differences between the three selected print media regarding this specialised column.

3.1.2.3. About the formats of corruption stories published

Research findings show that the formats are diversed. However, news account for the majority. In this respect, it is possible to see that the three newspapers that have performed very well in their role in the fight against corruption by giving the public a huge amount of anti-corruption news.

However, the role of the press in the anti-corruption movement is not only to inform the public about messages or behaviors presenting anti-corruption status, but also to provide information and education of legislation, directions and policies of the Party and State on anti-corruption.

The media also perform the function of shaping the public opinion, meaning that the media is also a forum for the populace to express their will, aspirations, thoughts, knowledge about anti-corruption. At present, news features of the mainstream media also account for a very low proportion, so it is difficult to develop strengths of the function acting as forums.

3.1.2.4. About the facets of corruption

Most corruption stories deal with specific issues, which are not bad. However, focusing too much on specific cases and areas while forgetting or neglecting the whole picture of anti-corruption, it is unlikely that it will actually produce effective anti-corruption communication.

Some aspects were more frequently addressed than others, such as transportation, land, construction, trade - finance - banking ... However, there were few areas of corruption that were rarely mentioned. such as political corruption, corruption of power, corruption of policy. The organization of the news, raising the news and the problem of corruption in the TT Newspaper proved to be professional and indeed taken together able to organize a good story line. This demonstrates the activeness of the newspaper, not just reporting.

3.2. Conclusion

 1. Journalism - a social institution known as the fourth power, plays a very important role in the fight against corruption. To promote the role and efficiency of the press in anti-corruption, the issues of freedom of the press, freedom of speech, the independent role of the press institution in parallel with the independent judicial system, Strictly ... are keywords that need attention.

2. The printed message can convey diverse information, rich, deep information ... is received by the public through visual sense in combination with the logic, the depth of the art of argument and empirical evidence.

As one of the elements of anti-corruption media, the corruption message in print refers to corruption in many ways. To study the message of corruption in order to provide the necessary information for the media and to play the leading role in shaping public opinion regarding anti-corruption.

3. In Vietnam, corruption is a matter for which the whole society care. The media has actively reported on the policies and guidelines of the Party and State on anti-corruption; about incidents, detecting and handling corruption, active elements in anti-corruption.

However, the number of news stories, the content and the solutions to prevent corruption are few compared to the stories about the cases. Corruption is rooted in objective and subjective causes.

The anti-corruption solution message includes measures to prevent corruption (valued); solutions to detect corruption; dealing with corrupt persons, other legal violation acts and corrupt assets (in addition to other possible solutions). However, it is important that the proposed legislative resolution is aimed at regulating public power enforcement practices and monitoring and supervision of power.

4. Research findings show that the press clearly demonstrates the function of directing public opinion through the number of articles related to corruption and the content and frequency of news coverage. Although there are significant differences between the newspapers, corruption and the current state of corruption is considered as a topical issue in Vietnam's press forum.

When it comes to corruption, the percentage of media types used is mostly used, followed by political journalism and "readers letters". There are 10 agencies which were perceived as having the most common corruption and there are 12 specific corruption cases. The stories reflect anti-corruption or corruption cases in Vietnam, which were common at village/commune/ward levels to the central level. The press also reported on corruption in the country, focusing mainly in urban areas, in Hanoi and Ho Chi Minh City.

5. The Party and the State of Vietnam have developed and implemented a number of aggressive solutions and have been institutionalized in law. At the request of the current anti-corruption struggle, it is necessary to accelerate the formulation, supplementation and improvement of mechanisms, policies and laws and overcome loopholes in socio-economic and anti-corruption management. The anti-corruption investigative journalism should be put on a new ground in both legal profession and environment so that the press can further promote the role and effectiveness of anti-corruption.

Therefore, the leadership, management, direction and administration should be strengthened to improve the leadership capacity of the Party and the effect of state management on the press. Research is needed to improve the legal framework, strengthen coordination and support, create favorable conditions for journalists to work, to have a positive feedback mechanism and effectively reflect the press issues. In order to fulfill the mission, the authorities and the press agencies should raise the social responsibility, maintain the integrity, improve professional qualifications, professional skills, political virtues and ethics in the fight against corruption. Also through the survey, the thesis offers recommendations and solutions to effectively promote the message on corruption in print on specific aspects.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây