TTLA: Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

Thứ tư - 19/12/2018 04:05

Tên tác giả: Nguyễn Thị Kim Thoa

Tên luận án: Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

Ngành khoa học của luận án:  Chính trị học

Chuyên ngành: Chính trị học                                                Mã số: 62 31 02 01

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

- Mục đích nghiên cứu của luận án:

Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận án làm rõ những nội dung trong đổi mới chính sách tôn giáo ở Việt Nam trong phát triển bền vững ở hiện nay, để từ đó đưa ra những quan điểm, giải pháp cho việc tiếp tục đổi mới chính sách tôn giáo trong thời gian sắp tới.

- Đối tượng nghiên cứu của luận án:

Luận án tập trung nghiên cứu việc đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam từ 1990 đến 2018.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Luận án vận dụng những nguyên tắc, phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng về tôn giáo. Đồng thời, luận án cũng sử dụng cách tiếp cận vấn đề của chính trị học, coi chính sách tôn giáo là chính sách công của nhà nước và chính sách đó được đặt trong yêu cầu về phát triển bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Thêm vào đó là cách tiếp cận của tôn giáo học, xã hội học về tôn giáo, văn hóa về tôn giáo, chính trị về tôn giáo, lý thuyết về phát triển bền vững…

Để thực hiện đề tài, luận án sử dụng linh hoạt các phương pháp lôgíc,phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh... phù hợp với yêu cầu từng nội dung cụ thể.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

Thứ nhất, đóng góp quan trọng nhất của luận án là làm rõ việc đổi mới chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay với tư cách là một chính sách công, một chính sách xã hội của nhà nước. Đó là một vấn đề tất yếu, nó thuộc chức năng xã hội công quyền của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Từ đó luận án làm rõ tính chủ thể, nội dung và phương thức hoạch định, thực thi chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, luận án làm rõ vai trò của tôn giáo với tư cách là nguồn lực có sự đóng góp nhất định vào sự nghiệp phát triển đất nước. Từ đó luận án  góp thêm một cái nhìn mới về vai trò của tôn giáo ở Việt Nam hiện nay và đưa ra những giải pháp về chính sách luật pháp nhằm phát huy hiệu quả vai trò của tôn giáo.

Thứ ba, luận án làm rõ việc đổi mới chính sách tôn giáo là để phát huy vai trò tôn giáo trong phát triển bền vững đất nước trên các mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, an ninh quốc phòng.

3.2. Kết luận

 Phát triển bền vững là một xu thế mang tính toàn cầu và nội hàm của nó luôn được hoàn thiện trên cơ sở sự phát triển của nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới và những hệ quả phát sinh trong quá trình phát triển này. Hiện nay, theo cách hiểu chung nhất phát triển bền vững phải là sự phát triển hài hòa, đồng bộ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Ở Việt Nam, sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới được Đảng khẳng định là phải nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Trong bối cảnh hiện nay, tôn giáo với những giá trị, đường hướng hoạt động của mình đang tỏ rõ vai trò xã hội trong mối tương quan với các lĩnh vực khác như kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường. Hướng tới trở thành một quốc gia công nghiệp phát triển, Đảng và Nhà nước Việt Nam đang cho thấy một sự nỗ lực không ngừng trong việc lãnh đạo phát triển đất nước. Trong sự nghiệp đó, bên cạnh việc đổi mới chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa… thì cũng cần xây dựng những chính sách xã hội, trong đó có chính sách tôn giáo phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân đồng thời có thể phát huy các nguồn lực xã hội trong nhân dân. Từ đó tỏ rõ với thế giới thấy Việt Nam là một đất nước văn minh, tiến bộ.

Rõ ràng, những nhu cầu thực tiễn về đổi mới toàn diện đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu đối với việc đổi mới chính sách tôn giáo. Vậy làm thế nào để có thể có một chính sách tôn giáo tốt trước hết chúng ta cần phải thống nhất rằng đó trước hết phải là một chính sách xã hội thuộc chức năng công quyền của nhà nước. Trên thực tế chính sách tôn giáo ở Việt Nam đã mang tính cách của một chính sách công từ trong quá trình hoạch định, thực thi, thể hiện mục đích của nhà nước hướng tới đảm bảo quyền tự do tôn giáo của người dân thông qua các quy định cụ thể về hoạt động tôn giáo. Bên cạnh đó, chính sách tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay cũng có sự tiếp thu những tinh thần tiến bộ của luật pháp quốc tế về quyền con người, đảm bảo được quyền và nhu cầu tinh thần không chỉ của người dân trong nước mà còn cả với người nước ngoài đang lao động học tập, làm ăn ở Việt Nam.

Không những thế, trong giai đoạn hiện nay vấn đề tôn giáo không chỉ là vấn đề về thuộc đối nội mà hơn thế nó còn là vấn đề quan hệ quốc tế. Cũng như vậy, chính sách tôn giáo không đơn giản là một chính sách xã hội mà nó còn có ý nghĩa chính trị liên quan đến lĩnh vực ngoại giao. Điều này càng được khẳng định khi Việt Nam tiến hành mở cửa hội nhập trước hết là trên lĩnh vực kinh tế và sau là một cách toàn diện với thế giới. Bởi vậy, việc xác định một chính sách tôn giáo trong chính sách đối ngoại của nhà nước có ý nghĩa rất lớn và lâu dài. Bên cạnh đó, đổi mới chính sách tôn giáo ở Việt Nam còn là một vấn đề quan trọng liên quan đến quản lý nhà nước góp phần đáp ứng nhu cầu của xã hội về ổn định và phát triển.

Như vậy một chính sách tôn giáo tốt và hữu hiệu chính là có thể phát huy được vai trò, tính tích cực của tôn giáo vào sự nghiệp chung của đất nước, mà hiện nay hướng tới một nền kinh tế xanh, bền vững, một xã hội hài hòa, ổn định, một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và một nền an ninh an toàn nhưng quan trọng hơn hết thảy đó phải là một môi sinh bền vững.

Bởi vậy, hướng tới một chính sách công tốt về tôn giáo, trong thời gian tới cần phải tiếp tục đổi mới hơn nữa ở trên từng phương diện từ chủ thể, nội dung chính sách, ở quá trình hoạch đinh, thực thi chính sách. Tuy vậy, đổi mới chính sách tôn giáo trong thời gian tới cần nhằm phát huy nguồn lực tôn giáo, đáp ứng kịp thời những biến chuyển trong đời sống xã hội, phải đồng bộ với việc đổi mới chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, hệ thống chính trị và cần phải phát huy được vai trò của tôn giáo vào xây dựng và phát triển đất nước.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name:  NGUYEN THI KIM THOA

Thesis title: The Renovation of religious policy in sustainable development in Vietnam in contemporary

Scientific branch of the thesis: Political sciences

Major: Politics                                                       Code: 62 31 02 01

The name of postgraduate training institution: The University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi.

  1. Thesis purpose and objectives

- Thesis purpose: Based on analyzing theoretical and practical issues, the dissertation clarifies the content of the reform of religious policy in Vietnam in sustainable development at present, in order to present the views and solutions. We will continue to innovate religious policy in the coming time.

- Thesis objectives: The dissertation focuses on the renovation of religious policy in sustainable development in Vietnam from 1990 to 2018.

      2. Research methods

The thesis utilizes the principles and methodology of dialectical materialism and historical materialism, Ho Chi Minh Thought and the Party's approach to religion.

At the same time, the thesis also uses a politician approach to policy, assuming that religious policy is the public policy of the state and that it is placed in the requirement of sustainable development in Vietnam in the context. The current. In addition to this is the approach of religion, sociology of religion, culture of religion, politics of religion, the theory of sustainable development.

In order to implement the thesis, the thesis utilizes flexible logical methods, analytical methods, synthesis methods, comparison methods ... in accordance with the requirements of each specific content.

     3. Major results and conclusions

3.1. The major results

- First, the most important contribution of the thesis is to clarify the reform of religious policy in Vietnam today as a public policy, a social policy of the state. It is a matter of course, it belongs to the social function of the socialist rule of law in Vietnam. From that thesis clarified subjectivity, contents and methods of planning and implementation of religious policy in Vietnam today.

Second, the thesis clarifies the role of religion as a resource that contributes to the cause of national development. The thesis thus adds a new perspective on the role of religion in Vietnam today and offers solutions to legal issues to promote the role of religion.

Thirdly, the thesis clarifying the renewal of religious policy is to promote the religious role in sustainable development of the country in the fields of economy, society, culture, environment, security and national defense.

            3.2. Conclusions

Sustainable development is a global trend and its content is always perpetuated on the basis of the development of the economies of countries around the world and the consequences arising in this development. . At present, the most common understanding of sustainable development must be the harmonious development between economic growth and social development and environmental protection. In Vietnam, the development of the country in the renewal period has been affirmed by the Party to be fast, effective and sustainable, economic growth coupled with the progress of social justice and protection. . 

In the present context, religion, with its values ​​and paths of activity, is showing its social role in relation to other fields such as economics, culture, society, security and defense, environment. Towards becoming a developed industrial country, the Party and State of Vietnam are showing a constant effort to lead the country. In addition to reforming economic, political and cultural policies, it is necessary to develop social policies, including appropriate religious policies to meet the needs of the people. It can promote social resources among the people. From then on it became clear to the world that Vietnam was a civilized and progressive nation.

Obviously, the real needs for comprehensive reform of the country have been setting the stage for the renewal of religious policy. So how can we have a good religious policy first of all we need to agree that it must first be a social policy of the state's public function. In fact, religious policy in Vietnam has taken on the character of a public policy in the planning and implementation process, demonstrating the purpose of the state towards ensuring the religious freedom of the people through Specific provisions on religious activities. In addition, religious policy in the context of globalization today also absorbed the progressive spirit of international law on human rights, ensuring the rights and spiritual needs of not only the people but also foreigners working in Vietnam.

Not only that, in the present period the issue of religion is not only an internal matter, but rather a matter of international relations. Likewise, religious policy is not simply a social policy, it is also politically related to the field of diplomacy. This is further confirmed when Vietnam opens the door to integration first of all in the field of economy and the latter is a comprehensive way to the world. Therefore, the definition of a religious policy in the foreign policy of the state is significant and long-term. In addition, renovation of religious policy in Vietnam is an important issue related to state management, contributing to meet the society's demand for stability and development.

So a good and effective religious policy is to be able to promote the role and activeness of religion in the common cause of the country, which is now aimed at a sustainable, green economy. A harmonious society, a stable culture, an advanced culture, strong national identity and a safe, but more importantly, a sustainable environment.

Therefore, towards a good public policy on religion, in the coming time, it is necessary to continue to innovate in every aspect from subject, policy content, planning, policy implementation. . However, the reform of religious policy in the coming time needs to promote religious resources, timely response to changes in social life, must be synchronized with the renovation of economic policy, social, political system and should promote the role of religion in the construction and development of the country.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây