TTLA: Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc

Thứ sáu - 14/12/2018 04:50
Tên tác giả: Lê Thị Thủy
Tên luận án: Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc
Ngành khoa học của luận án: Tâm Lý Học
Mã số: 62 31 04 01
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1.Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
1.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực trạng tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội, làm rõ thực trạng biểu hiện và mức độ tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp  tâm lý xã hội nhằm nâng cao tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động.

1.2 Đối tượng nghiên cứu

                Biểu hiện và mức độ của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong các khu công nghiệp.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

                Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa trong nghiên cứu lý luận cũng như nghiên cứu thực tiễn các công trình khoa học về tình hình tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động ở trên thế giới và ở Việt Nam.

 Phương pháp giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn gồm: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp phân tích chân dung điển hình, phương pháp thực nghiệm tác động

Số liệu định tính và định lượng được xử lý số bằng các phương pháp thống kê mô tả, thống kê suy luận thông qua sử dụng phần mềm SPSS 22.0.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1 Các kết quả chính

Đánh giá chung về tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động

     Tính tích cực nói chung có 52.9% tích cực tham gia ở mức cao xét trong khoảng tiệm cận với (điểm trung vị =3,04, ĐTB = 3,07; ĐLC= 0,22); Như vậy, phân bố ĐTB  hầu hết từ  > 3,04 đến 5,0 – tương đương với tiệm cận điểm 3 “Khá đồng ý” đến điểm 5 “ rất đồng ý”); có  47,1% tự  đánh giá tính tích cực ở mức thấp (phân bố ĐTB trong khoảng từ  >2,2 đến 3,04 tương đương với tiệm cận điểm 2 “đồng ý một phần” đến tiệm cận dưới điểm 3 “Khá đồng ý”.

Xét theo các mặt biểu hiện cho thấy mặt hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó ĐTB ở mức cao chiếm tỷ lệ cao nhất 56,2%, mặt nhận thức ý nghĩa, lợi ích của việc tham gia các hoạt động xã hội đạt mức ĐTB xét ở mức cao là thấp nhất, chiếm tỷ lệ 26,9%, tiếp đến là mặt sẵn sàng chủ động ĐTB xét ở mức cao = 43,3%.

Sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động

     Nhóm yếu tố chủ quan bao gồm: Nhu cầu giao tiếp, nhu cầu quan tâm làm việc thiện cho tập thể và cho cộng đồng , tinh thần trách nhiệm, động cơ tham gia của người lao động

Nhóm yếu tố khách quan bao gồm: Cách thức tổ chức các hoạt động xã hội ở DN, cách quản lý các hoạt động, Chính sách khuyến khích sự tham gia các hoạt động xã hội của DN, môi trường và điều kiện làm việc của người lao động

Kết quả cho thấy các yếu tố chủ quan và khách quan đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động, p - value < 0,05 có ý nghĩa thống kê.

    Sự kết hợp của các yếu tố tổng hợp có ảnh hưởng mạnh tới tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động với (r2=0,673, p<0,001). Tổng hợp các yếu tố này giải thích 67,3% sự biến thiên của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động. Điều này có nghĩa là nếu có sự tác động tích cực đồng thời tất cả các yếu tố như: Nhu cầu quan tâm làm việc thiện,  nhu cầu giao tiếp, tinh thần trách nhiệm, chính sách doanh nghiệp, cách thức tổ chức, cách quản lý, môi trường và điều kiện làm việc thì biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong nghiên cứu sẽ rất tích cực.

3.2 Kết luận

Về mặt lý luận

     Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đều đã chỉ ra rằng tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội cũng được quan tâm và nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động được hiểu là  Ý thức tự giác của người lao động thể hiện ở sự nhận thức, sự sẵn sàng chủ động và hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó để mang lại kết quả.

     Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động là một tổng thể giữa các mặt nhận thức, sự sẵn sàng chủ động và hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó khi tham gia các hoạt động xã hội.

      Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động gồm: Nhu cầu quan tâm làm việc thiện, nhu cầu giao tiếp, tinh thần trách nhiệm, động cơ tham gia, chính sách của DN, cách thức tổ chức, cách quản lý, điều kiện và môi trường làm việc.

   - Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội được chia làm 2 mức độ cao và thấp nên tỷ lệ tích cực ở các mức độ cụ thể có sự khác nhau.

     Người lao động tự đánh giá tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở mức trung bình

      - Kết quả  nghiên cứu từ 02 trường hợp điển hình cũng cho thấy cái nhìn sâu sắc hơn về biểu hiện của người lao động có tính tích cực cao và thấp. Bên cạnh đó cũng đã chỉ ra một số yếu tố gây ảnh hưởng nhiều nhất đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội

    - Kết quả nghiên cứu thực tiễn nói trên đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu của luận án và sẽ là cơ sở để nhóm tác giả tìm hiểu sâu hơn một số vấn đề liên quan đến tính tích cực tham gia các hoat động xã hội cho người lao động như: Xây dựng các chính sách cho DN, xây dựng cách thức tổ chức, cách quản lý, môi trường và điều kiện làm việc và sự tham gia các hoạt động xã hội trong quá trình phát triển Doanh nghiệp và cộng đồng.                                                                         

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

Author’s name: Le Thi Thuy

Title of thesis: “The activeness of social activity participation by the laborers at some industrial zones in the North”.

The scientific field of the thesis: Psychology

Code: 62 31 04 01

Name of post graduation institute: University of Social Sciences and Humanity – National University Hanoi.

1.Study purposes and object of the thesis

1.1 Study purposes

Theoretical studies on activeness of social activity participation, clarifying the manifestation and the degree of active participation in social activities by laborers; Learn the factors that affect the activeness of social activity participation by laborers. On that basis, a number of psychosocial measures are proposed to raise the activeness of social activity participation by laborers

1.2 Research object

Manifestation, the level of activeness of social activity participation by laborers and the correlation of positiveness with the factors affecting activeness of social activity participation by laborers.

2. The research methods used

The author uses methods of analysis, synthesis, generalization ... in theoretical research as well as practical research of scientific works activeness of social activity participation by laborers in the world and in Vietnam.

The methods of solving practical tasks include: questionnaire survey, in-depth interview method, expert opinion collection method, typical case analysis method.

Qualitative and quantitative data are handled numerically by means of descriptive statistics, statistical inference through the use of software SPSS 22.0.

3. Main results and conclusions

3.1 The main results

General assessment on the activeness of social activity participation by laborers

Activeness in general were 52.9% at high levels (Median = 3.04, Mean = 3.04, SD = 0.22). Thus, distribution of mean point mostly from> 3.04 to 5.0 - equivalent to Proximity Point 3 "Quite agree" to point 5 "very agree"); 47.1% of self-assessments were low distribution of mean point ranged from> 2.2 to 3.04, which is equivalent to that of Proximity Point 2, "partially agreeing to" approaching below 3 "agree".

In terms of the manifestation of the activeness of social activity participation are, mean of the effort to overcome the difficulty at hight level is the highest rate with 56.2%, the cognition of the benefits of participation in social activities was the lowest, accounting for 26.9%, followed by a high level of readiness to take the initiative  is 43.3%.

The impact of some factors on activeness of social activity participation by laborers

The subjective factors include: accountability, Empathy, communication needs. The objective factors include: the way of organizing social activities, policies of enterprises, environment and working conditions.

The results show that both of subjective and objective factors strongly influence the social participation of employees, p - value <0.05 is statistically significant.

The combination of aggregate factors strongly influenced on the activeness social participation by laborers (r2 = 0.673, p <0.001). The combination of these factors accounts for 67.3% of the variation in the activeness of social participation by laborers. This means that if there is a positive impact at the same time, all the factors such as: accountability, Empathy, communication needs, the way of organizing social activities, policies of enterprises, environment and working conditions the activeness of social participation by laborers in the research will be positive.

3.2 Conclusion

From the results of theoretical and practical studies on “the activeness of social activity particiation by laborers in some industrial zones in the North”, some conclusions can be drawn:

The literature of the activeness of social activity particiation by laborers of the world and Vietnam is also studied in different ways. It can be understood that activeness of social activity participation is self-consciousness of the laborers, expressed in the of cognition of the laborers, available, proactiveness and effort.

     The activeness of social activity participation by laborers is a whole between the sides of the cognition of the laborers, available, proactiveness, and effort.

The activeness of social activity participation by laborers in some industrial zones in the North is influenced by many factors. Of which there are subjective factors (accountability, Empathy, communication needs) and objective factors (enterprise policy, organization ways, environment and working conditions)

The results of the study on the actual situation show that the level of active participation in social activities by laborers is not high. The manifestations of activeness of social activity participation are also different. At different learning leveldifferent degrees, different positions, active participation levels of social activities are also different.

The study results from 02 typical cases also show a more in-depth view on the manifestation of the laborers with low, average and high activeness. It also shows some of the factors that have the most influence on their activeness of social activity participation.

There are many factors that influence the activeness of social activity participation by laborers, such as the accountability, Empathy, communication needs, enterprise policies, organization ways, environment and working conditions. In which thethe accountability, Empathy most influential factors to the activeness of social activity participation by laborers. The communication needs factors, laborers organization ways, environment and working conditions have certain influence on the activeness of social activity participation by laborers.

The results of this practical research have answered the research questions of the thesis and will be the basis for the author to learn more about some related issues such as the development of policies for enterprises, formation of organization ways, , environment and working conditions and participation in social activities in enterprise and community development progress.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây