TTLA: So sánh truyện cổ tích Việt Nam và Ấn Độ.

Chủ nhật - 16/12/2018 22:08

Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang

Tên luận án: So sánh truyện cổ tích Việt Nam và Ấn Độ.

Ngành khoa học của luận án: Văn học

Chuyên ngành: Văn học dân gian                                                Mã số: 62 22 01 25

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

      Mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu so sánh một số type truyện cổ tích thần kì của Việt Nam và Ấn Độ từ phương diện kết cấu, nhân vật và motif, trên cơ sở đó tìm ra những nét giống và khác nhau của văn hóa hai dân tộc và văn hóa quốc tế. Ở mức độ cao hơn, luận án muốn hướng tới việc nhận thức rõ hơn về bản chất và đặc trưng của truyện cổ tích Việt Nam và Ấn Độ.

      Đối tượng nghiên cứu của luận án là thể loại truyện cổ tích thần kì của Việt Nam và Ấn Độ. Trong đó, luận án tập trung thống kê và khảo sát so sánh những bản truyện thuộc type truyện Chàng trai khỏe và những người bạn đồng hành và nhóm type truyện về Người tốt bụng và kẻ xấu bụng. Cùng với việc nghiên cứu văn bản học, luận án cũng hướng tới tìm hiểu một số hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, phong tục trong đời sống có liên quan đến những tình tiết, motif trong các type truyện.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh loại hình để khảo sát, so sánh một số type truyện về mặt kết cấu, nhân vật và các motif truyện; sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để phân tích nội dung các bản truyện và những motif chính cấu thành cốt truyện; phương pháp thống kê, phân loại để thống kê, phân loại các type truyện, các dị bản truyện, các motif tiêu biểu; Phương pháp nghiên cứu liên ngành được sử dụng để lý giải nguồn gốc lịch sử xã hội của motif truyện và làm sáng tỏ những giá trị văn hóa dân tộc ẩn chứa trong đó.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Luận án đã tập hợp, hệ thống và phân tích so sánh gần 140 bản truyện thuộc type truyện Chàng trai khỏe và nhóm type truyện về Người tốt bụng và kẻ xấu bụng của Việt Nam và Ấn Độ về kết cấu, nhân vật  và các motif cơ bản của các type truyện.

- Trên cở sở nghiên cứu so sánh loại hình truyện, so sánh type truyện và motif truyện, luận án đã chỉ ra những sự tương đồng và khác biệt trong truyện cổ tích thần kì và trong văn hóa hai nước đồng thời lí giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt đó.

3.2. Kết luận

            - Luận án đã tiếp cận văn bản truyện của Việt Nam và Ấn Độ dưới góc độ văn học, văn hóa dân gian theo phương pháp nghiên cứu so sánh loại hình, đọc truyện cổ tích bằng type, motif và khái quát các giá trị văn hóa – văn học qua việc nghiên cứu những type truyện và motif truyện.

            - Qua nghiên cứu so sánh 2 nhóm type truyện cổ tích thần kì tương đồng của Việt Nam và Ấn Độ, luận án đã làm rõ sự giống và khác nhau về mặt kết cấu cốt truyện, hình tượng nhân vật và những motif cơ bản. Những motif tương đồng chung cho type truyện về chàng trai khỏe là: motif sự xuất thân kỳ lạ, motif tài năng vượt trội - sức khỏe phi thường, motif những người bạn đồng hành khác thường, motif chiến công và sự ban thưởng. Những motif khác lạ trong type truyện chàng trai khỏe của Ấn Độ do kết cấu nhiều tầng bậc của cốt truyện là : motif linh hồn cất giấu, motif dấu hiệu sinh tử, motif tái sinh. Những motif cơ bản của nhóm type truyện về nhân vật tốt bụng và kẻ xấu bụng là: Motif sự trợ giúp thần kì, Motif cái thiện được ban thưởng, Motif cái ác bị trừng phạt, Motif sự bắt chước thất bại.

            - Luận án đã lí giải những nét tương đồng do đặc điểm loại hình; do sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa Việt Nam và Ấn Độ. Luận án đã lí giải những nét khác biệt do khác nhau về môi trường địa lí, khí hậu, điều kiện sinh thái nhân văn; do khác nhau về phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng và do sự sáng tạo nghệ thuật riêng của từng dân tộc.

            - Nghiên cứu so sánh một số type truyện và motif truyện cổ tích thần kì tương đồng của Việt Nam – Ấn Độ chính là để chúng ta hiểu rõ hơn về hai dân tộc và hai nền văn hóa khác nhau, góp phần vào tiến trình hội nhập và phát triển.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Nguyen Thi Thu Trang

Thesis title: Compare Indian and Vietnamese fairy tales

Scientific branch of the thesis: Literature

Major:    Folk Literature                                              Code: 62 22 01 25

The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities – VNU-Hanoi.

1. Thesis purpose and objectives

   Purpose of the study is to do research and compare several types of  Vietnamese magical fairytales and those of India in terms of construction, characters, and motif so as to figure out the similarities and the differences between the 2 countries’ cultures and international culture. At a higher level of consciousness, the study aims to improve general  knowledge about the natures and characters of Vietnamese and Indian fairytales.

      Object of the study is Vietnamese and Indian magical fairytales. Among those magical fairytales, the study concentrates on listing and doing research on stories belonging to Strong Man type and Kind and unkind Men type. Along with studying literature written papers, the study also has an insight into some cultural everyday routines, religion, customs which are related to some events and motif in the stories. 

2. Research methods

The study uses the method of type comparison to do research and compare some types of fairytales in terms of contruction, characters, and story motif; the method of analyzing and collecting information to analyze the contents of the stories and the main motifs of the story plots; the method of listing and classifying story types, variant versions of the stories, and the typical motifs; the method of using interdisciplinary research to clarify social and historical causes of the story motifs and the national cultural values. 

3. Major results and conclusions

3.1. The major results

- The study has collected, systemized, analized, and compared approximately 140 Vietnamese and Indian stories belonging to Strong Man type and Kind and Unkind Men type in terms of construction, characters, and motifs.

- According to the comparison, the study has figured out the similarities and the differences between the 2 countries’ magical fairy tales as well as between the 2 countries’ cultures and give the reasons for those similarities and differences simultaneously.

3.2. Conclusions

            - The study has approached to Vietnamese and Indian fairy tales in terms of literature and folklore by doing research and comparing story types, motifs and generalizing the culture and literature values.

            - By doing research and comparing 2 similar types of Vietnamese and Indian fairy tales, the study has clarified the similarities and differences in terms of construction of plots, character images, and the main motifs. The common similar motifs for Strong Man type are: strange origin, super tatent-super strength, wierd companions, victory and award. Some strange motifs in Indian Strong Man type due to multi-layer plot are: hidden soul, dead and alive signs, reincarnation sign. Some main motifs of Kind and Unkind Man type are: Magical help, the good is awarded, the bad is punished, failed imitation.

            - The study has explained the similarities due to characters of types; the cultural intermittent and contact between Vietnam and India. The study há explain the differences due to geographical environment, climate, human ecological condition, different customs, religion, beliefs, and the unique artistic creations of each country. 

            - Doing research and comparing some Vietnamese and India magical fairy tale types and motifs is to help us thoroughly understand the 2 countries and 2 different culture so as to contribute to the integration and development progress.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây