Ngôn ngữ
Tên tác giả: Hoàng Trung Dũng
Tên luận án: Thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn Hà Tĩnh hiện nay
Ngành khoa học của luận án: Chính trị học
Chuyên ngành: Chính trị học Mã số: 62 31 02 01
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
1.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn, luận án đánh giá thực trạng, xác định vấn đề đặt ra, đề xuất phương hướng, giải pháp thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn Hà Tĩnh trong tình hình mới.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu quá trình thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn Hà Tĩnh từ năm 2007 đến nay, tầm nhìn đến 2030.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối của Đảng về xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và thực hành dân chủ ở cơ sở; phương pháp luận chính trị học. Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận án, tác giả còn sử dụng tổng hợp các phương pháp cụ thể như: Phương pháp logic kết hợp với các phương pháp khác như: thống kê, điều tra xã hội học, phỏng vấn... Cụ thể:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu, sử dụng phương pháp phân tích văn bản, hệ thống - cấu trúc, khái quát hoá, so sánh, đối chiếu.
- Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn, sử dụng phương pháp nghiên cứu logic, lịch sử, hệ thống - cấu trúc...
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng và xác định vấn đề đặt ra, sử dụng phương pháp phân tích, điều tra xã hội học…
- Xác định phương hướng và giải pháp, sử dụng phương pháp phân tích dự báo, nghiên cứu chính sách, phân tích hành vi…
3.1. Các kết quả chính
- Luận án góp phần làm rõ các cơ sở khoa học, chính trị, pháp lý và thực tiễn phục vụ nghiên cứu thực hành dân chủ của nhân dân trên địa bàn nông thôn.
- Luận án phân tích, đánh giá chính xác thực trạng và những vấn đề đặt ra trong thực hành dân của của nhân dân ở nông thôn Hà Tĩnh từ 2007 đến nay.
- Luận án đề xuất phương hướng, các nhóm giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn góp phần đẩy mạnh thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn Hà Tĩnh trong tình hình mới.
3.2. Kết luận
- Dân chủ là phạm trù lịch sử, phạm trù chính trị, việc nhân dân được hưởng quyền dân chủ là một tất yếu trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, để dân chủ thực sự trở thành mục tiêu và động lực của xã hội. Các địa phương, đơn vị, nhất là địa bàn nông thôn phải không ngừng hiện thực hóa các quan điểm, đường lối của đảng, chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước về vấn đề dân chủ.
- Với những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên và truyền thống văn hóa, trong những năm qua Hà Tĩnh đã từng bước phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, địa bàn. Trong đó, với việc thể chế hóa đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ, thực hành dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Điều đó được minh chứng qua sự đóng góp tích cực của nhân dân ở nông thôn trên mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội. Tuy nhiên do những bất cập về thể chế, tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường, thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn Hà Tĩnh còn những khó khăn, hạn chế. Việc nắm vững tình hình trong nước và thế giới là cơ sở vững chắc để các cấp đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn Hà Tĩnh.
- Trước yêu cầu của nước ta hiện nay, Hà Tĩnh cần tiếp tục đề ra các giải pháp đẩy mạnh, nâng cao thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn trong chiến lược phát triển. Đưa nội dung thực hành dân chủ đi vào chiều sâu gắn với mục tiêu xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN. Tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn. Thực hiện tốt các nhóm giải pháp về nhận thức, tư tưởng, chính sách, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc thực hành dân chủ ở địa phương. Theo đó, thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn Hà Tĩnh sẽ ngày càng hiệu quả.
Author’s name: Hoang Trung Dung
Thesis title: Democratic practice of Ha Tinh’s rural people nowadays.
Sientific branch of the thesis: Politics
Major: Politics Code: 62 31 02 01
The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University Hanoi (VNU)
1. Thesis purpose and objectives
1.1. Thesis purpose
On the basis of clarifying theoretical and practical issues on democratic practice of rural people, the thesis focuses on evaluating facts, identifying issues, proposing orientations and solutions for democratic practice of Ha Tinh’s rural people in the new situation.
1.2. Thesis objectives
Thesis reveals studies on the democratic practice of of Ha Tinh’s rural people from 2007 up to now, vision to 2030.
2. Research methods
Thesis is based on Marxist-Leninist theories, Ho Chi Minh Thought, the Party’s approach to building socialist democracy and practicing democracy in local; political methodology. In the process of the researching and presenting, I also use a combination of specific methods, such as: logical method cohered with statistics, sociological survey, interviews, etc. Specifically as followed:
- Overview of the research situation, applying documents analysis method in order to systematize, generalize, compare, and reflect.
- In the building scientific and practical basis, applying logical, historical, and system-structured approach…
- In the evaluating facts and identifying issues, applying sociology canalization and survey.
- Determine the direction and solution, applying forecasting analysis method, policy research, and behavioral analysis…
3.1. The major results
- The thesis partly contributes to the clarification of the scientific, political, legal and practical basis for the research of democratic practice of people in rural areas.
- The thesis analyzes and evaluates accurately the situation and issues generated within the democratic practicing of Ha Tinh’s rural people from 2007 to present.
- The thesis proposes orientations, groups of solutions based on academic and practical basis which participate in promoting democratic practice of Ha Tinh’s rural people in the new situation.
3.2. Conclusions
- Democracy is categorized as a historical, political point. People enjoy the democratic rights is indispensable on the go of revolutionary process in Vietnam. At the right time, in order to turn democracy into target and motivation for society, all localities and organizations, especially rural areas must continuously implement the Party’s views, guidelines, policies, and laws on democracy.
- With specific characteristics of natural conditions and cultural tradition, recently, Ha Tinh has gradually got developed in all fields and areas, highlighted by institutionalizing of the Communist Party of Vietnam’s guidelines on democracy, democracy practice and the promotion of the people’s democracy, which recognized by outstanding achievements. This is evidenced by the active contribution of the rural people in all aspects of life and society. However, due to the institutional inadequacies, the negative impacts of the market mechanism, the democracy practice of Ha Tinh’s rural people is encountering with obstacles and difficulties which can be solved by thoroughly understanding the situation in the world and in Vietnam to propose solutions to promote the practice of democracy in Ha Tinh’s rural.
- To the current requirements of our country, Ha Tinh should continue proposing solutions to promote and improve the practice of democracy in rural areas within the development strategy; convey the content of democracy practice deeply to reality in association with the aim to build and perfect socialist democracy. Continue to reform the political system in a streamlined way. To well implement multiple solutions related to perception, ideology, policy, implementation, examination and evaluation of the democratic practice in the local. Accordingly, democratic practice of Ha Tinh’s rural people will be increasingly effective.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn