Ngôn ngữ
Tên tác giả: Trần Hà Thu
Tên luận án: Trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học cơ sở
Ngành khoa học của luận án: Tâm lý học
Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 62 01 04 01
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Khoa Tâm lý học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
1.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng mức độ năng lực trí tuệ cảm xúc (TTCX) của học sinh trung học cơ sở (HS THCS) ; mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc với chất lượng mối quan hệ, đặc điểm tính cách của học sinh và hành vi làm cha mẹ của phụ huynh. Từ đó, đề xuất ý kiến nhằm nâng cao năng lực trí tuệ cảm xúc cho học sinh trung học cơ sở.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ năng lực trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học cơ sở
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phân tích chân dung
- Phương pháp thống kê toán học
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
- TTCX tổng quát và bốn năng lực thành phần trong TTCX của HS THCS đạt mức trung bình với 100,01 điểm. Trong đó, điểm trung bình (ĐTB) của từng năng lực thành phần khá tương đồng nhau. Năng lực liên cá nhân có mức điểm cao nhất là 100,11; tiếp đó là năng lực thích nghi và năng lực quản lý cẳng thẳng có mức điểm gần như bằng nhau là 100,05 và 100,04. Thấp nhất là năng lực nội cá nhân với số điểm là 99,25. Mức điểm trung bình trong cả 5 thang đo trên cho thấy mức độ phát triển cảm xúc và xã hội của HS THCS đạt mức phát triển phù hợp.
- Không có sự khác biệt về năng lực TTCX tổng quát cũng như các năng lực thành phần giữa hai giới và trong các nhóm tuổi từ 12 – 15 tuổi (p > 0,05). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được biểu hiện ở 2 nhóm khách thể tại thành phố và nông thôn, trong đó HS ở thành phố có chỉ số TTCX tổng quát cao hơn HS ở nông thôn (p < 0,05, ĐTB = 102,2 và 98,5). Những em là cán bộ lớp và Đoàn có chỉ số TTCX tổng quát cao hơn các em còn lại (p < 0,05; ĐTB = 102,6 và 98,7).
- Ngoài ra, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê liên quan đến giới tính và địa bàn của nhóm có năng lực TTCX tổng quát dưới mức trung bình và trên mức trung bình (p <0,05). Trong số 79 HS có mức độ TTCX tổng quát dưới trung bình, có 41,8% là nam và 58,2% là nữ; 27,8% là HS thành phố và 72,2% HS nông thôn. Trong nhóm HS có mức độ TTCX trên trung bình, sự chêch lệch giữa thành thị và nông thôn lần lượt là 48,8% và Hà Nam là 51,2%. Phần lớn các em đạt kết quả cao là nữ giới với 60,2% và nam giới là 39,8%.
- Có mối tương quan thuận tương đối chặt chẽ giữa TTCX tổng quát và chất lượng các mối quan hệ của thiếu niên (p < 0,01; r = 0,352). Mối tương quan này cho biết những thiếu niên có chỉ số phát triển năng lực TTCX tổng quát cũng như chỉ số phát triển các năng lực thành phần (nội cá nhân, liên cá nhân, quản lý căng thẳng và khả năng thích nghi) càng cao thì các mối quan hệ của các em cũng càng tích cực, tốt đẹp (p < 0,01 và p < 0,05). TTCX tổng quát có tương quan thuận có ý nghĩa với tất cả các mối quan hệ của thiếu niên (p < 0,01). Điều này cho thấy khi các em có năng lực TTCX càng cao thì cả 4 mối quan hệ (với bố, mẹ, anh/chị/em và bạn) đều trở nên tích cực hơn. Cụ thể, năng lực TTCX tổng quát của thiếu niên có thể dự đoán 14,6% sự thay đổi chất lượng các mối quan hệ xã hội của các em, trong đó năng lực quản lý căng thẳng có tác động mạnh nhất (Beta = 0,279).
- Khi xem xét đồng thời 5 đặc điểm tính cách bao gồm: tính tận tâm, sẵn sàng trải nghiệm, hướng ngoại, dễ mến và nhiễu tâm, kết quả phân tích hồi quy cho biết: đặc điểm tính cách có thể giải thích được 31,6% sự thay đổi của TTCX của HS, trong đó, tính dễ mến có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự thay đổi TTCX tổng quát (Beta = 0,263).
- Hành vi làm cha mẹ có thể giải thích được 5% sự thay đổi TTCX của thiếu niên. Trong 06 biến độc lập được đưa vào mô hình hồi quy tuyến tính, thì chỉ có duy nhất biến số về hành vi ủng hộ của mẹ có ý nghĩa trong mô hình (p < 0,05); 05 biến độc lập còn lại không có ý nghĩa trong mô hình (p > 0,05). Do đó, hành vi ủng hộ của mẹ là kiểu hành vi duy nhất có ảnh hưởng đến TTCX của HS.
- Khi xem xét đồng thời đặc điểm tính cách của học sinh và kiểu hành vi làm cha mẹ của phụ huynh, cho thấy: hành vi ấm áp của mẹ và tính cách dễ mến ở HS có thể dự đoán được nhiều nhất sự thay đổi TTCX của học sinh với 23,6%, trong đó tính dễ mến có ảnh hưởng mạnh hơn so với hành vi ủng hộ của mẹ (Beta lần lượt = 0,445 và 0,117).
3.2. Kết luận
- Mức độ năng lực trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học cơ sở phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi. Các năng lực thành phần phần có mức độ tương đối xấp xỉ nhau. Trong đó, năng lực liên cá nhân có chỉ số phát triển cao nhất, đứng thứ hai là năng lực thích nghi, thứ ba là năng lực quản lý cẳng và cuối cùng là năng lực nội cá nhân.
- Không có sự khác biệt về trí tuệ cảm xúc giữa học sinh nam và học sinh nữ. Học sinh ở thành phố có chỉ số trí tuệ cảm xúc tổng quát và năng lực liên cá nhân cao hơn học sinh ở nông thôn. Học sinh là cán bộ lớp có năng lực trí tuệ cảm xúc tổng quát, khả năng liên cá nhân, nội cá nhân và khả năng thích nghi tốt hơn những học sinh không làm các chức vụ trong lớp. Các em học sinh càng ở lớp cao thì càng có năng lực nội cá nhân tốt hơn. Phần lớn học sinh có mức độ trí tuệ cảm xúc thấp là ở nông thôn và đa số học sinh có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao là nữ giới.
- Trí tuệ cảm xúc tổng quát có ảnh hưởng đến chất lượng các mối quan hệ của học sinh với cha mẹ, anh/chị/em ruột và bạn thân. Trong 4 năng lực thành phần của trí tuệ cảm xúc thì năng lực quản lý căng thẳng có tác động mạnh nhất đến chất lượng các mối quan hệ của học sinh.
- Đặc điểm tính cách của học sinh và hành vi làm cha mẹ của phụ huynh có ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của học sinh. Trong đó, đặc điểm tính cách có khả năng dự báo sự thay đổi của trí tuệ cảm xúc mạnh hơn hành vi làm cha mẹ. Trong 5 kiểu tính cách thì tính dễ mến có tác động mạnh nhất đến trí tuệ cảm xúc của học sinh Trong 3 kiểu hành vi làm cha mẹ thì hành vi ủng hộ ở người mẹ có ảnh hưởng lớn nhất đến trí tuệ cảm xúc của các em.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: Tran Ha Thu
Thesis title: Emotion Intelligence of junior high school students
Scientific branch of the thesis: Psychology
Major: Psychology Code: 62 01 04 01
The name of postgraduate training institution: Faculty of Psychology, the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
1.1 Purpose
1.2 Objective
Emotion Intelligence of junior high school students
2. Research methods
3. Major results and conclusions
3.1. The major results
- The total EI and the four EI components of junior high school students reached the average level of 100.01 points. In particular, the mean scores (Mean) of each component capacity were quite similar. Interpersonal capacity had the highest score of 100.11; adaptive and stress management capacity were almost equal scores of 100.05 and 100.04. The lowest capacity was intrapersonal reached at 99.25. The average scores in all scales showed that the level of emotional and social development of secondary school students got an appropriate level.
- There was no difference in total EI as well as component capacities between sexes and age groups from 12 to 15 years old (p> 0.05). The difference was statistically significant in groups of urban and rural in which the students live in urban had higher index than those in rural (p <0.05, Mean = 102.2 and 98.5). Students who holding positions in class or school had higher EI than the rest (p <0.05, Mean = 102.6 and 98.7).
- In addition, the difference was statistically significant between sexes and living area in 2 student groups: group of students with EI under average level and the group has EI above average level (p <0.05). In 79 students with under average level, there was 1.8% male and 58.2% female; 27.8% urban students and 72.2% rural students. In the group with EI above average level, the difference between urban and rural students respectively was 48.8% and 51.2%. The majority of students achieved high level with women at 60.2% and men at 39.8%.
- There was a positive correlation between total EI and the quality of relationships of junior high school students (p <0.01, r = 0.352). This correlation indicated the higher total EI ability index as well as indexes of component capacities (interpersonal, interpersonal, stress management and adaptive), the higher positive interactions in relationships quality of adolescents (p <0.01 and p <0.05). There was a significant positive correlation between total EI with all kinds of relationships (p <0.01). This showed that the higher EI, the higher positive interaction in relationship with parents, sibling and friend. Specifically, total EI capacity of adolescents predicted 14.6% the relationships quality, in which the stress management capacity was the strongest predictor (Beta = 0.279).
- When analyzing the contribution of Big Five personality traits, including: (extraversion, agreeableness, openness, conscientiousness and neuroticism), results of regression analysis implied that all Big Five personality traits was taken together accounted for 31.6% of total variances in emotional intelligence in which agreeableness was the strongest predictor (Beta = 0.263).
- Parental behavior accounted for 5% of EI. When taking together variances into the linear regression model (parental support, parental psychological control and parental behavior control), there was only variable of support behavior of mother was statistically significant (p <0.05)
- When analyzing together Big Five personality traits of secondary school students and parental behavior of parents, it showed that support behavior of mother and agreeableness of student could predict 23.6% of EI in which agreeableness had the stronger prediction than support behavior (Beta = 0.445 and 0.117 respectively).
3.2. Conclusions
- The level of emotional intelligence of secondary school students was consistent with the development of ages. Component capacities in EI had the similar indexes. In particular, interpersonal capacity had the highest index, adaptive capacity was the second, stress management was the third and intrapersonal had the lowest index.
- There was no difference in emotional intelligence between male and female students. Students in urban had general emotional intelligence and interpersonal higher than rural students. Students who holding positions in class or school have overall emotional intelligence, interpersonal, intrapersonal and adaptability capacity higher than those who do not hold any positions. The older age, the better intrapersonal capacity. The majority of students with low level of emotional intelligence live in rural area and the majority of students with high emotional intelligence are women.
- General emotional intelligence affected the relationships quality of students with parents, sibling and close friend. In four component capacities of emotional intelligence, stress management had the greatest impact on the quality of relationships.
- Personality traits of students and parental behavior of parents affected the emotional intelligence of the students. In particular, personality traits predicted emotional intelligence stronger than parental behaviors. Among Big Five personality traits, agreeableness trait had the strongest impact on emotional intelligence. Among three types of parental behaviors, support behavior of mother had the greatest influence on the emotional intelligence of the students.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn