TTLA: Nghiên cứu sự tiếp nhận và biểu đạt hành động cầu khiến của trẻ thiểu năng ngôn ngữ (3-6 tuổi)

Thứ hai - 03/12/2018 04:05
  1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Tố Uyên

       2. Giới tính: nữ

        3. Ngày sinh: 19/ 05/ 1985

       4. Nơi sinh: Vĩnh Phúc

       5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ- XHNV-SĐH; ngày 30 tháng 12 năm 2013.

       6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

      - Thay đổi đề tài nghiên cứu, Quyết định số 3811/ QĐ-XHNV, ngày 15/11/2016.

+ Tên đề tài cũ “Nghiên cứu những hành động cầu khiến tiếng Việt không có động từ ngôn hành tương ứng biểu thị”

+ Tên đề tài mới “Nghiên cứu sự tiếp nhận và biểu đạt hành động cầu khiến của trẻ thiểu năng ngôn ngữ (3-6 tuổi)”

       - Gia hạn đào tạo 01 năm, văn bản gia hạn số 4619/QĐ-XHNV ngày 29/12/2016.   

        7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu sự tiếp nhận và biểu đạt hành động cầu khiến của trẻ thiểu năng ngôn ngữ (3-6 tuổi)

        8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

       9. Mã số: 62 22 02 40

      10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đào Thanh Lan

      11. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu mới của luận án:

Luận án có một số kết quả nghiên cứu mới như sau:

  • Luận án đã nghiên cứu hành động cầu khiến của trẻ thiểu năng ngôn ngữ (TNNN) đặt trong sự so sánh với trẻ bình thường. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ TNNN đã biểu đạt được khá đa dạng các tiểu loại hành động cầu khiến (HĐCK), gồm 08 tiểu loại trong đó hai hành động có tần suất xuất hiện nhiều nhất là hành động yêu cầuđề nghị trong quá trình tương tác với giáo viên và bạn bè xung quanh trẻ ở cả hai phương thức trực tiếp lẫn gián tiếp. Trẻ tiếp nhận HĐCK qua nhiều kênh, không chỉ qua lời nói mà còn thông qua các giao tiếp phi lời nói như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt trong những tình huống giao tiếp cụ thể.   
  • Ở phương thức cầu khiến (CK) trực tiếp, trẻ TNNN nói riêng và trẻ em nói chung rất hiếm khi sử dụng biểu thức ngôn hành CK tường minh trong giao tiếp. Trong các phát ngôn của trẻ chủ yếu sử dụng các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời.
  • Phương thức CK gián tiếp cũng được trẻ TNNN sử dụng, đề nghị gián tiếp là tiểu loại được trẻ sử dụng nhiều nhất trong tổng số các kiểu CK gián tiếp. Phát ngôn đề nghị gián tiếp được trẻ biểu đạt ở dạng hỏi – đề nghị và trần thuật – đề nghị, trong đó, hành động trần thuật – CK được xem như là lời mách của trẻ nhằm chỉ rõ sự việc và tạo động cơ để thúc đẩy người nghe thực hiện sự việc tiếp theo.
  • Khả năng tiếp nhận và biểu đạt này ở trẻ TNNN phụ thuộc phần lớn vào khả năng hiện tại của trẻ, mức độ ảnh hưởng của sự khiếm khuyết và yếu tố độ tuổi không đóng vai trò quyết định, các khiếm khuyết của trẻ cần được khắc phục càng sớm càng tốt.
  • Kết quả thực nghiệm cho thấy một số biện pháp được đề xuất là cần thiết và phù hợp, tuy nhiên cần mở rộng trên đối tượng trẻ khác nhau ở nhiều độ tuổi và môi trường giao tiếp khác nhau.

      12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có): ứng dụng trong việc hỗ trợ cá nhân trẻ thiểu năng ngôn ngữ phát triển khả năng tiếp nhận và biểu đạt HĐCK thông qua một số biện pháp trợ giúp phù hợp.

      13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): áp dụng một số kỹ thuật đặc thù về phát triển khả năng tiếp nhận và biểu đạt hành động cầu khiến của trẻ thiểu năng ngôn ngữ (3-6 tuổi).

      14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

  1. Lê Thị Tố Uyên (2013), “Cách biểu hiện hành động hỏi – đề nghị trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ (6), tr. 55–62.
  2. Lê Thị Tố Uyên (2013), Bàn về khái niệm “khuyết tật ngôn ngữ” trong giáo dục đặc biệt”, Tạp chí Dạy và học ngày nay (12), tr.48–50.
  3.  Lê Thị Tố Uyên (2014), “Mối quan hệ giữa khuyết tật ngôn ngữ sớm và khó khăn về đọc”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học – NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tháng 11, tr. 300305.
  4. Lê Thị Tố Uyên (2015), “Sự tiếp nhận ngôn ngữ kí hiệu của trẻ điếc trong môi trường gia đình”,  Kỷ yếu Hội thảo 20 năm giáo dục học sinh khuyết tật Việt Nam, tháng 12, tr. 506-510.
  5. Lê Thị Tố Uyên (2016), “Khuyết tật ngôn ngữ và xu hướng đánh giá trẻ khuyết tật ngôn ngữ trong giáo dục”, Tạp chí Khoa học Giáo dục – số đặc biệt (11), tr. 6470.
  6. Lê Thị Tố Uyên (2017), “Một số vấn đề ngôn ngữ trẻ em: hành động ngôn từ và hành động cầu khiến”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (258), tr. 5763.
  7. Lê Thị Tố Uyên (2017), “Sự biểu đạt hành động cầu khiến của trẻ em (3-6 tuổi), Tạp chí Dạy và học ngày nay (8), tr. 27–30.
  8. Lê Thị Tố Uyên, Phạm Văn Lam, Phạm Thị Bền, Bùi Thế Hợp (2017),  “Công cụ đánh giá kĩ năng biểu đạt ngôn ngữ của trẻ khuyết tật cấp tiểu học”, Kỷ yếu Hội thảo Trị liệu lời nói, ngôn ngữ và giao tiếp: Đánh giá và hỗ trợ trong giáo dục hòa nhập– ĐH. Sư phạm Hà Nội, tháng 11, tr. 7581.
  9. Lê Thị Tố Uyên (2018), “sự biểu đạt hành động cầu khiến của trẻ thiểu năng ngôn ngữ (đặt trong sự so sánh với trẻ bình thường)”, Tạp chí Ngôn ngữ (4), tr. 70-80.
  10. Lê Thị Tố Uyên, Đỗ Long Giang (2018), “Phát triển khả năng tiếp nhận và biểu đạt hành động cầu khiến cho trẻ khiếm thính (3-6 tuổi) qua trò chơi đóng vai, Dạy và học ngày nay, tháng 4, 2018, tr. 20-26.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

  1. Full name: Lê Thị Tố Uyên

       2. Sex: female

       3. Date of birth: 19/ 05/ 1985

       4. Place of birth: Vĩnh Phúc

       5. Admisstion decision number: 2999/2013/QĐ- XHNV-SĐH; 30/12/2013.

       6. Changes in academic process:

  • Changing name of thesis, decision number 3811/ QĐ-XHNV, 15/11/2016.

+ Old thesis title: Research the requests which haven’t got correlative verbs of speech acts.

+ New thesis title: Research the reception and expression of requests of children with language disorders (3-6 years old)

  • Extension of training for 01 year, decision number 4619/QĐ-XHNV, 29/12/2016.

       7. Official thesis title: Research the reception and expression of requests of children with language disorders (3-6 years old)

       8. Major:       Linguistics               

       9. Code: 62 22 02 40

     10. Supervisors: Assoc. Prof. & PhD Đào Thanh Lan

     11.Summary of the new findings of the thesis:

The thesis had some new findings:

  • The thesis research about requests of children with language disorders in comparison with normal children. The result show that children with language disorders expressed a wide variety of subtypes of requests (08 subtypes), in which the two most frequent actions are the demand and proposition act during the interaction with the teacher and friends in both direct and indirect mode. The children received requests through various channels, not only through speech but also through nonverbal communication such as gestures, facial expressions in specific communication situations.
  • In the direct requests, the children rarely use explicit requests but mainly use the Illocutionary force indicating devices – IFIDs) in communication.
  • The indirect requests also used by the children with language disorders, indirect proposition is the most common in the total. Children with language disorders normally used indirect proposition in the form of asking-proposition and narrative - proposition, in which the narrative - proposition is viewed as an implied gesture of the children in order to indicate the facts and motivate for listener to do the next thing.
  • The reception and expression of the requests of children with language disorders  depend on the children's current ability, the degree of impact of the disabilities. The age factor does not play a decisive role and the disabilities of the children need to be overcome as soon as possible.
  • The experiment results show that some of the proposed measures are necessary and appropriate, but they should be extended to different children with various ages and communication environment.

 

      12. Practical applicability, if any: Applied in supporting individualized child with language disabilities to develop the ability to receive and express the request acts through a number of appropriate support measures.

      13. Further research direction, if any: Applying specific techniques to develop the ability to receive and express the request acts for children with language disabilities (3-6 years).

      14. Thesis – related publications:

  1. Le Thi To Uyen (2013), “The expression of proposal asking action in Vietnamese”, Journal of Linguistics (6), p. 55–62.
  2. Le Thi To Uyen (2013), “Discussion of “language disorders” term in special education, Journal of Teaching and Learning today (12), p.48–50.
  3.  Le Thi To Uyen (2014), “The relationship between early language disorders and dyslexia”, Proceedings of Scientific Conference – Vietnam National University, Ho Chi Minh City press, (11), p. 300305.
  4. Le Thi To Uyen (2015), “Reception of the sign language of deaf children in the home environment”, Proceedings of Scientific Conference – Vietnam Institute of Educational Sciences , (12), p. 506-510.
  5. Le Thi To Uyen (2016), “Language disorders and trends in evaluating children with language disabilities in education”, Journal of Educational Sciences (11), p. 6470.
  6. Le Thi To Uyen (2017), “Some language issues of children: speech acts and requests”, Journal of Language and Life (258), p. 5763.
  7. Le Thi To Uyen (2017), Expressing the request of children (3 – 6 years old)”, Journal of Teaching and Learning today (8), p. 27–30.
  8. Le Thi To Uyen, Pham Văn Lam, Pham Thi Ben, Bui The Hop (2017),  “Assessing the expressive language progress of children with disabilities in primary schools”, Proceedings of Scientific Conference Hanoi National University of Education (11), p. 7581.
  9. Le Thi To Uyen (2018), “Expressing the request of children with language disorders (in comparison with normal children)”, Journal of Linguistics (4), p. 70-80.
  10. Le Thi To Uyen, Đo Long Giang (2018), “Developing the ability of reception and expression of requests for children with hearing impairment (3-6 years old) through role – play, Journal of Teaching and Learning today (4), p. 20-26.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây