Giới thiệu chung

Thứ sáu - 15/03/2019 05:08

1.  Một số thông tin về chương trình đào tạo                 

  • Tên chuyên ngành đào tạo:
    • Tiếng Việt:           Nhân học
    • Tiếng Anh:           Anthropology
  • Mã số chuyên ngành đào tạo:         60310302
  • Tên ngành đào tạo:              Nhân học
  • Tiếng Việt:                   Nhân học
  •  Tiếng Anh:                  Anthropology
  • Trình độ đào tạo:                 Thạc sĩ
  • Thời gian đào tạo:                2 năm
  • Tên văn bằng tốt nghiệp:
  •  Tiếng Việt:                  Thạc sĩ ngành Nhân học
  •  Tiếng Anh:                  The Degree of Master in Anthropology
  • Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở tiếp thu một cách có chọn lọc những tri thức cơ bản của các truyền thống nhân học ở các quốc gia phát triển, kế thừa truyền thống đào tạo và nghiên cứu dân tộc học Việt Nam, chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Nhân học định hướng nghiên cứu có mục tiêu đào tạo các nhà nhân học chuyên nghiệp có khả năng nghiên cứu, giảng dạy, biết vận dụng tri thức và phương pháp nhân học vào giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn, có khả năng hội nhập với cộng đồng nhân học quốc tế.

2.2. Mục tiêu cụ thể: đào tạo các nhà nhân học chuyên nghiệp có trình độ thạc sĩ có khả năng đảm nhiệm các nhóm công việc sau:

  • Nhóm 1: cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ở các cơ sở nghiên cứu và giáo dục: là những nhà nhân học chuyên nghiệp có kiến thức về lí thuyết và các kĩ năng của nhân học, làm chủ tri thức về các chủ đề cơ bản của ngành học, có khả năng đảm nhiệm công việc nghiên cứu, giảng dạy ở các bậc đại học và sau đại học về con người, văn hóa và xã hội loài người;
  • Nhóm 2:  cán bộ và viên chức làm việc trong các cơ quan đảng và hệ thống chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội khác có nhu cầu sử dụng tri thức nhân học và phương pháp nghiên cứu của nhân học, ví dụ như các cơ quan bảo tàng, khu du lịch, khu bảo tồn, thư viện, v.v;
  • Nhóm 3: cán bộ tư vấn và thực hành nhân học: có khả năng đảm nhiệm các công việc ứng dụng phục vụ việc hoạch định và triển khai các chính sách xã hội, như nghiên cứu chính sách, đánh giá tác động, đánh giá nhu cầu, nghiên cứu điều tra dân tộc học, làm chuyên gia về phát triển cộng đồng, về phát triển xã hội, đảm nhiệm các công việc quản lí và điều hành chương trình/dự án nghiên cứu hoặc ứng dụng liên quan đến tri thức và phương pháp nghiên cứu của nhân học.​​​​​​​

3. Thông tin tuyển sinh

3.1 Môn thi tuyển sinh

  • Xét tuyển đối với người nước ngoài theo quy chế hiện hành;
  • Thi tuyển đối với người Việt Nam. Các môn thi tuyển sinh gồm:

+ Môn thi Cơ bản: Các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam

+ Môn thi Cơ sở: Nhân học đại cương

+ Môn Ngoại ngữ: chọn 1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.

3.2 Đối tượng tuyển sinh

  • Cử nhân ngành Nhân học hoặc phù hợp với ngành Nhân học;
  • Cử nhân các ngành gần với Nhân học đã học bổ sung kiến thức.​​​​​​​=​​​​​

3.3 Danh mục ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần và kiến thức bổ sung

3.3.1. Danh mục ngành đúng và ngành phù hợp: Nhân học, Lịch sử (định hướng chuyên ngành Dân tộc học).

3.3.2. Danh mục ngành gần và thức bổ sung

  • Danh mục các ngành gần: Xã hội học, Công tác xã hội, Tâm lí học, Việt Nam học, Văn hóa học, Chính trị học, Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam, Bảo tàng học.
  • Khối kiến thức bổ túc: Các thí sinh thuộc các ngành gần nêu trên phải hoàn thành chương trình bổ túc kiến thức 12 tín chỉ gồm 04 học phần sau:

TT

Học phần

Số tín chỉ

1.

Nhân học đại cương

3

2.

Các phương pháp nghiên cứu nhân học

3

3.

Lịch sử và các lý thuyết nhân học

3

4.

Các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam

3

 

Tổng cộng

12

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây