TTLA: Đặc điểm bản sắc cá nhân ở thanh thiếu niên

Thứ năm - 24/02/2022 23:35
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Minh Hà                    2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/02/1993                                                        4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3684/2015/QĐ-XHNV, ngày 31 tháng 12 năm 2015
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
  • Thay đổi tên đề tài: “Sự hình thành bản sắc ở vị thành niên” đổi thành “Đặc điểm bản sắc cá nhân ở thanh thiếu niên”, ngày 09/03/2018
  • Gia hạn luận án: 1 năm (từ 31/12/2019 đến 31/12/2020)
7. Tên đề tài luận án: Đặc điểm bản sắc cá nhân ở thanh thiếu niên
8. Chuyên ngành: Tâm lý học                                                 9. Mã số: 62 31 04 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Minh Hằng và PGS. TS Bùi Thị Hồng Thái
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án là công trình khoa học nghiên cứu bước đầu, có hệ thống về trạng thái bản sắc của thanh thiếu niên, kết quả nghiên cứu có những điểm mới như sau:
11.1. Về lý luận
- Các xu hướng nghiên cứu trong phần tổng quan chỉ ra rằng vấn đề bản sắc được nghiên cứu từ tiếp cận nội dung và tiếp cận quá trình. Lý thuyết trạng thái bản sắc của Marcia chạm tới cả hai bình diện này, do đó được sử dụng làm tiếp cận chính trong luận án.
- Luận án lựa chọn một số các yếu tố tâm lý cá nhân và liên cá nhân có mối liên hệ với bản sắc cá nhân để khảo sát như yếu tố ảnh hưởng. Những yếu tố đó bao gồm: lòng tự trọng, cảm nhận hạnh phúc phụ thuộc lẫn nhau, niềm tin vào hiệu quả của bản thân, tiêu điểm kiểm soát, hành vi làm cha mẹ, gắn bó với bạn bè và trải nghiệm ở trường học.
- Luận án trình bày cơ sở lý luận theo tiếp cận trạng thái bản sắc một cách hệ thống và trình bày cụ thể các phương pháp nghiên cứu được sử dụng.
11.2. Về thực tiễn
- Về thực trạng, trạng thái bản sắc của thanh thiếu niên phân bố chủ yếu vào nhóm bản sắc tạm hoãn, kế đó là bản sắc mơ hồ; bản sắc bị lấy mất và bản sắc đạt được chiếm tỷ lệ nhỏ. Nghiên cứu cắt ngang cung cấp gợi ý rằng có sự vận động theo lứa tuổi để hướng đến bản sắc tiến bộ hơn và giảm dần về tỷ lệ trong các nhóm bản sắc còn lại. Có sự khác biệt khi so sánh kết quả này với các nghiên cứu ở phương Tây, bối cảnh văn hóa cộng đồng có tác động vào sự khác biệt này.
- Lĩnh vực quan điểm chính trị - xã hội nổi bật nhất trong bản sắc, trong khi lĩnh vực tâm linh hiện diện mờ nhạt trong bản sắc, các mối quan hệ đồng lứa dường như vẫn giữ vai trò quan trọng hơn mối quan hệ thân tình trong giai đoạn này.
- Bên cạnh đó, có sự khác biệt đáng kể xét về giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, nơi sống và người có ý nghĩa nhất với cá nhân trên một số nhóm điểm trạng thái bản sắc. Phân tích bảng chéo trên các trạng thái bản sắc đã phân loại cho thấy dường như khách thể nữ có sự trưởng thành hơn khách thể nam trong việc khám phá bản sắc mối quan hệ.
- Các yếu tố tâm lý cá nhân và liên cá nhân được xem xét trong nghiên cứu cho thấy tác động nhất định đến điểm số các trạng thái bản sắc, tuy nhiên đều ở mức thấp. Trong đó, lòng tự trọng thấp và cái Tôi hiệu quả thấp dự báo cho bản sắc mơ hồ dưới sự điều tiết của yếu tố độ tuổi. Kiểm định mô hình hồi quy logistic cho thấy các yếu tố nguy cơ và yếu tố thúc đẩy từng trạng thái bản sắc. Trên cơ sở đó, luận án kiến nghị một chương trình hỗ trợ phát triển bản sắc cho thanh thiếu niên mang tính dự phòng, bao gồm 4 nhóm nội dung: Huấn luyện kỹ năng sống cho thanh thiếu niên, tổ chức việc dạy và học phù hợp đặc điểm phát triển của thanh thiếu niên, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho phụ huynh thông qua hội thảo, và xây dựng các hoạt động ngoại khóa có chất lượng, thực tiễn.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Đúc rút từ kết quả nghiên cứu, để hỗ trợ thanh thiếu niên phát triển bản sắc, chúng tôi nhận thấy cần tập trung vào khía cạnh cá nhân và liên cá nhân của thanh thiếu niên. Đối với khía cạnh cá nhân, chúng tôi đề xuất cần nâng cao lòng tự trọng, tăng cường tiêu điểm kiểm soát bên trong, nâng cao cái Tôi hiệu quả của cá nhân. Đối với khía cạnh liên cá nhân, chúng tôi đề xuất một số thay đổi từ gia đình mà cụ thể là kiểu hành vi làm cha mẹ hiệu quả, các cách xây dựng mối quan hệ bạn bè gắn bó, và sự đổi mới trong trường học về việc tổ chức hoạt động học tập có ý nghĩa và hoạt động ngoại khóa thiết thực, có tính trải nghiệm cao.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Thứ nhất, nghiên cứu về bản sắc cá nhân trên thanh thiếu niên Việt Nam cần tính đến sự thích ứng văn hóa nhiều hơn nữa khi thao tác hóa khái niệm bản sắc. Cụ thể, nội hàm khái niệm bản sắc được cấu thành bởi những lĩnh vực, khía cạnh gần gũi với cảm thức của người Việt về bản sắc cá nhân.
Thứ hai, triển khai nghiên cứu trên nhóm khách thể với quy mô lớn hơn về cả số lượng và yếu tố nhân khẩu được xét đến. Ví dụ như: tìm hiểu những thanh thiếu niên không đi học, bỏ học sớm hay hướng nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp có đặc thù phát triển bản sắc khác như thế nào so với những thanh thiếu niên tiếp tục học lên cao.
Thứ ba, tiếp tục thực hiện nghiên cứu để mở rộng dữ liệu theo chiều dọc. Việc này cung cấp những căn cứ xác thực để định hình một cách toàn diện hơn về sự phát triển bản sắc cá nhân ở thanh thiếu niên Việt Nam.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
  1. Nguyễn Minh Hà (2018), “Lý thuyết trạng thái bản sắc của James E. Marcia trong nghiên cứu bản sắc cá nhân ở thanh thiếu niên”, Kỷ yếu Hội thảo Tâm lý học và sự phát triển bền vững Tập 2, NXB Hồng Đức, tr.107-116.
  2. Nguyễn Minh Hà (2021), “Trạng thái bản sắc ở thanh thiếu niên và mối quan hệ của nó với lòng tự trọng”, Tạp chí Tâm lý học, 1(262), tr.60-75.
  3. Nguyễn Minh Hà (2021), “Trạng thái bản sắc ở thanh thiếu niên: một nghiên cứu cắt ngang trên thanh thiếu niên Việt Nam”, Tạp chí Tâm lý học, 8(269), tr.79-97.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Nguyen Minh Ha                                              2. Sex: Female
3. Date of birth:  02 February 1993                                       4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 3684/2015/QĐ-XHNV, dated 31 December 2015
6. Changes in academic process:
-     Change of thesis title: From “Identity formation in adolescents” to “Personal identity traits in adolescence”, dated 09 March 2018
- Thesis extension: 1 year (from 31 December 2019 to 31 December 2020)
7. Official thesis title: Personal identity traits in adolescence
8. Major: Psychology                                                               9. Code: 62 31 04 01
10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Minh Hang and Assoc. Prof. Dr. Bui Thi Hong Thai
11. Summary of the new findings of the thesis:
Being the first systematic scientific work on the identity status in adolescence, the thesis shows new results as follows:
11.1. Theoretical results
- Research trends in the overview indicate that identity issues are studied from content approach and process approach. Marcia's theory of identity status touches both of these aspects, and is therefore used as the main approach in the thesis.
- The thesis chooses a number of personal and interpersonal psychological factors that are related to personal identity to survey as influencing factors. These include: self-esteem, interdependent happiness, self-efficacy, locus of control, parenting behavior, friendship attachment, and school experiences.
- The thesis presents the theoretical basis according to identity status approach in a systematic way and specifically presents the research methods used.
11.2. Pratical results
- The identity status in adolescence is mainly distributed into the group of moratorium identity, followed by diffusion identity; foreclosure identity and achievement identity take a small proportion. Cross-sectional studies provide suggestions that there is an age-related movement towards more advanced identity and decreased movement towards the remaining identity groups. There is a difference when comparing these results with studies in the West, the collective context may have an impact on this difference.
- Sociopolitical perspective is the most standout field in adolescence’s identity, while spirituality field is faintly present in identity; peer relationships seem to play a more important role than romantic relationships in adolescence.
- Besides, there are significant differences in identity statuses scores in terms of gender, age group, education level, place of residence and significant other. Cross-table analysis on classified identity statuses shows that female seems to be more mature than male in exploring interpersonal identity.
- The personal and interpersonal pschological factors in the study show a certain impact on the score of different identity statuses, but all are low. In which, low self-esteem and low self-efficacy predict diffusion identity under the moderation of age factors.
- Logistic regression model testing reveals the risk factors and precipitating factors affecting on each identity status. On that basis, the thesis recommends a prevention program to support identity development in adolescence, including 4 groups of activities: training life skills for adolescence, organizing an appropriate teaching-and-learning environment for adolescence according to their characteristics of psycho-physiological development, enhancing knowledge and skills for parents through workshop, and developing more practical extracurricular activities.
12. Practical applicability:
Drawing from the research results, in order to support adolescents to develop their identities, it is necessary to focus on the individual and interpersonal aspects of adolescents. For the personal aspect, we suggest that it is necessary to help adolescents improve self-esteem, strengthen the internal locus of control, and improve the self-efficacy. For the interpersonal aspect, we recommend effective parenting for parents, ways to build strong peer relationships, and some changes in school such as organizing meaningful learning activities and practical extracurricular activities for students.
13. Further research directions:
First, research on personal identity among Vietnamese adolescents needs to pay more attention to cultural adaptation when operating the concept of identity. Specifically, it should be composed of areas and aspects that are close to the Vietnamese people's sense of personal identity.
Second, conduct research on a larger group of subjects in terms of both sample size and demographic factors. For example, find out how teenagers who don't go to school, drop out of school early, or get career guidance right after graduation have distinctively different identity development compared to teenagers who continue on to higher education.
Third, continue to do longitudinal research. It provides solid grounds for a more comprehensive formulation of identity development in Vietnamese adolescents.
14. Thesis-related publications:
  1. Nguyen Minh Ha (2018), “James E. Marcia’s identity status theory in adolescent identity research”, Proceedings of Conference on Psychology and Sustainable Development Volume 2, Hong Duc Publishing House, pp.107-116.
  2. Nguyen Minh Ha (2021), “Identity status in adolescence and its relationship with self esteem”, Journal of Psychology, 1(262), pp.60-75.
  3. Nguyen Minh Ha (2021), “Identity status in adolescence: a cross-sectional study of vietnamese adolescents”, Journal of Psychology, 8(269), pp.79-97.

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây