TTLA: Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực kinh tế (2009-2020)

Thứ sáu - 04/03/2022 07:45
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Minh Trang           2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 26/01/1988                                                   4. Nơi sinh: Thái Nguyên
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 3816/2018/QĐ-XHNV ngày 04/12/2018 do hiệu trưởng trường Đại học KHXH&NV 
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập trong vòng 6 tháng do nghỉ thai sản theo quyết định số 2295/QĐ-XHNV-ĐT ngày 04/11/2021
7. Tên đề tài luận án: Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực kinh tế (2009-2020)
8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế                                    9. Mã số: 9310601.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Thành Nam
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
       Mục đích nghiên cứu: Luận án tập trung làm rõ mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn quốc trong lĩnh vực kinh tế giai đoạn 2009 - 2020.
Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về quan hệ ĐTCL Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực kinh tế sau khi hai nước nâng cấp quan hệ ngoại giao vào năm 2009.
Quan điểm nghiên cứu: Kinh tế luôn được coi là trụ cột trong quan hệ song phương, đặc biệt là trong quan hệ ĐTCL Việt Nam-Hàn Quốc. Chính vì vậy, nghiên cứu để đưa ra dự báo về triển vọng quan hệ ĐTCL cũng chính là tìm hiểu về quan hệ kinh tế song phương giữa hai quốc gia. Tác giả sẽ nghiên cứu quan hệ ĐTCL Việt Nam-Hàn Quốc tập trung vào lĩnh vực kinh tế để đưa ra dự báo về triển vọng phát triển quan hệ ĐTCL.
Phương pháp nghiên cứu: Luận án nghiên cứu quan hệ giữa hai quốc gia trong lĩnh vực kinh tế vì vậy sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế. Để đạt hiệu quả nghiên cứu, luận án áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích chính sách: Tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích nội dung và mục tiêu chính sách đối ngoại của Việt Nam. 
- Phương pháp phân tích lợi ích: Được tác giả sử dụng để đánh giá về lợi ích của Việt Nam, Hàn Quốc trong quá trình hợp tác kinh tế.
- Phương pháp lịch sử, lịch đại: Được tác giả sử dụng để sắp xếp thông tin, tìm hiểu về lịch sử bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước của Việt Nam và Hàn Quốc khi hai nước thiết lập quan hệ ĐTCL.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu: Tác giả sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để chỉ ra những điểm tương đồng giữa Việt Nam và Hàn Quốc; so sánh các khái niệm đối tác chiến lược của Việt Nam với Hàn Quốc và trên thế giới; đặc điểm của ĐTCL Hàn Quốc so với một số các đối tác khác; sự thay đổi về quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc qua các giai đoạn; sự khác biệt giữa mối quan hệ ĐTCL Việt Nam-Hàn Quốc với một số các ĐTcL khác để rút ra được đặc điểm của mối quan hệ này.
- Phương pháp phân tích SWOT: Phương pháp SWOT (điểm mạnh-điểm yếu-cơ hội và thách thức) được sử dụng để phân tích mối quan hệ Việt Nam Hàn Quốc, trên cơ sở đó đưa ra dự báo về triển vọng phát triển mối quan hệ trong tương tai.
- Phương pháp dự báo: Được tác giả sử dụng để đưa ra dự báo về mối quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc trong tương lai gần.
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: luận án thực hiện dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước cũng như quan điểm của Hàn Quốc về quan hệ quốc tế. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng những văn kiện về chính sách đối ngoại của Việt Nam và Hàn Quốc cũng như các thỏa thuận, hiệp định đã ký kết giữa hai nước đã được công bố có liên quan đến nội dung của luận án.
Ngoài ra luận án còn sử dụng một số phương pháp bổ trợ khác như phương pháp logic, thống kê, tổng hợp, xử lý tư liệu… để làm sáng rõ các luận điểm nghiên cứu và nhận định của tác giả.
Kết quả chính, đóng góp mới của luận án:
- Luận án làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến quan hệ đối tác chiến lược, các mức độ quan hệ đối tác và vị trí của quan hệ đối tác chiến lược trong quan hệ đối ngoại.
- Luận án đưa ra những nhận định về sự phát triển của quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc trong giai đoạn từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược đến năm 2020, trên cơ sở phân tích các lĩnh vực cơ bản là thương mại, đầu tư và viện trợ phát triển chính thức (ODA).
- Luận án đã rút ra nhận xét về ảnh hưởng, tác động của hợp tác kinh tế song phương đến sự phát triển của một số các lĩnh vực khác trong quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc.
- Luận án đã đưa ra dự báo về quan hệ ĐTCL Việt Nam-Hàn Quốc và đề xuất giải pháp tăng cường quan hệ đối tác chiến lược trong lĩnh vực kinh tế của hai nước trong tương lai.
- Điểm mới của luận án đó là đã làm rõ được đặc điểm của mối quan hệ ĐTCL Việt Nam-Hàn Quốc trong lĩnh vực kinh tế trong giai đoạn bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thay đổi cũng như đưa ra dự báo về quan hệ song phương trong tương lai. Đề tài sẽ là một công trình nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh về quan hệ giữa Việt Nam – Hàn Quốc và có giá trị tham khảo đối với các học giả quan tâm đến lĩnh vực này.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu về quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
  1. Nguyễn Minh Trang (2019), “The SMEs policy of South Korea and lessons for Vietnam”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Development of small and medium enterprises in Vietnam in the context of industrial revolution 4.0”, Nxb Tài chính ISBN (978-604-79-2247-5), tr.88-96.
  2. Nguyễn Minh Trang (2019), “The FDI policies of South Korea and lessons for Vietnam”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Vietnam-Korea strategic cooperative parnership”, Nxb ĐHQG-HCM ISBN (978-604-73-7396-3), tr.106-129.
  3. Nguyễn Minh Trang (2019), “The North and South Korea relation and impacts on Vietnam”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Triển vọng cấu trúc Châu Á-Thái Bình Dương đến năm 2025 và đối sách cho Việt Nam”, Nxb Thế giới ISBN (978-604-77-7805-8), tr.255-264.
  4. Nguyễn Minh Trang (2019), “The Inter- Korean relations and impacts on the Indo- Pacific region”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “International relations in the free and open Indo-Pacific region”, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.256-266.
  5. Nguyễn Minh Trang (2020), “Improving quality of labour export to Korean market”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Ensuring a high- quality human resource in the modern age”, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ ISBN (978-604-9985-00-3), tr.397-403.
  6. Nguyễn Minh Trang (2020), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0”, Tạp chí Tạp chí khoa học, Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (15-5), tr.64-72.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Nguyen Minh Trang
2. Sex: Female
3. Date of birth: 26/01/1988
4. Place of birth: Thai Nguyen
5. Admission decision number: 3816/2018/QĐ-XHNV on 04/12/2018 by Director of USSH
6. Changes in academic process: Temporarily take a leave and keep study results for 6 months due to maternity leave according to Decision No. 2295/QD-XHNV-DT dated 04/11/2021
7. Official thesis title: Vietnam – South Korea strategic partnership in economic (2009-2020)
8. Major: International relations                 
9. Code: 9310601.01
10. Supervisors: Associate Prof Bui Thanh Nam
11. Summary of the new findings of the thesis
Research purpose: The thesis will focus on the strategic partnership relation between Vietnam and South Korea in the period 2009-2020.
Research object: The thesis focuses on studying the relationship between Vietnam and Korea in the economic field after the two countries upgraded their diplomatic relations in 2009.
Research point of view: Economy has always been considered as a pillar in the bilateral relationship, especially in the Vietnam-Korea relationship. The author will study the Vietnam-Korea relationship with focusing on the economic field, to make a forecast about the development prospect of the relationship.
Research methods: The thesis studies the relationship between two countries in the economic field, so it uses mainly international relations research methods:
- Policy analysis method: analyze the content and objectives of Vietnam's foreign policy.
- Benefit analysis method: evaluate the benefits of Vietnam and Korea in the process of economic cooperation.
- Methods of history and chronology: organize information, learn about the history of the international, regional and domestic contexts of Vietnam and Korea when the two countries established the relationship.
- Comparative - contrasting method: point out the similarities between Vietnam and Korea; compare the concept of strategic partnership of Vietnam with Korea and the world; the characteristics of the Korean relationship and some other partners; changes in trade and investment relations between Vietnam and Korea over time; the difference between the relationship between Vietnam-Korea.
- SWOT analysis method: The strengths-weaknesses-opportunities and threats method is used to analyze the relationship between Vietnam and Korea, on that basis, to make forecasts about development prospects and future relationship.
- Forecasting method: forecast the relationship between two countries in the future.
- Methods of dialectical and historical materialism: the thesis is based on the point of view of dialectical and historical materialism of Mac-Leninism, Ho Chi Minh's thought, and the views of the Party and State. In addition, the author also uses documents on foreign policy of Vietnam and Korea as well as agreements signed between the two countries relating to the content of the thesis.
In addition, the thesis also uses a number of other auxiliary methods such as logical methods, statistics, synthesis, data processing ... to clarify the research thesis and the author's comments.
Main results, new contributions of the thesis:
- The thesis clarifies the theoretical issues related to the strategic partnership, the levels of the partnership and the position of the strategic partnership in foreign relations.
- The thesis makes comments on the development of the economic cooperation relationship between Vietnam and Korea since two countries established the strategic cooperative partnership to 2020, on trade, investment and official development aid (ODA).
- The thesis has drawn comments on impact of bilateral economic cooperation on the development of a number of other fields in the strategic cooperation partnership between Vietnam - Korea.
- The thesis has forecasted the relationship between Vietnam and Korea and proposed solutions to strengthen the strategic partnership in the economic field of the two countries in the future.
- The new point of the thesis is that it has clarified the characteristics of the relationship between Vietnam and Korea in the economic field in the context of many changes in the world and the region, as well as making forecasts about the future bilateral relations. The topic will be a relatively complete research work on the relationship between Vietnam – Korea and a valuable reference for scholars in this field.
12. Further research directions:
The author will continue to study the relationship between Vietnam and Korea in the near future, especially in the context of the Covid-19 epidemic.
13. Thesis-related publications:
1. Nguyen Minh Trang (2019), “The SMEs policy of South Korea and lessons for Vietnam”, International conference “Development of small and medium enterprises in Vietnam in the context of industrial revolution 4.0”, Finance Publishing House ISBN (978-604-79-2247-5), pp.88-96.
2. Nguyen Minh Trang (2019), “The FDI policies of South Korea and lessons for Vietnam”, International conference “Vietnam-Korea strategic cooperative partnership”, VNU-HCM Publishing House ISBN (978-604-73-7396-3), pp.106-129.
3. Nguyen Minh Trang (2019), “The North and South Korea relation and impacts on Vietnam”, International conference “Asia-Pacific structural prospect to 2025 and countermeasures for Vietnam”, World Publishing House ISBN (978-604-77-7805-8), pp.255-264.
4. Nguyen Minh Trang (2019), “The Inter- Korean relations and impacts on the Indo- Pacific region”, International conference “International relations in the free and open Indo-Pacific region”, Hanoi National University Publisher, pp.256-266.
5. Nguyen Minh Trang (2020), “Improving quality of labor export to Korean market”, International conference Ensuring a high- quality human resource in the modern age”, Natural Science and Technology Publishing House ISBN (978-604-9985-00-3), pp.397-403.
6. Nguyen Minh Trang (2020), “Improving Vietnam’s labor quality in revolution 4.0”, Journal of Scientific Journal, Ho Chi Minh City Open University (15-5), pp.64-72.

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây