TTLV: Ỷ lại xã hội trong học tập nhóm của sinh viên Học viện Cảnh sát Nhân dân

Chủ nhật - 27/02/2022 22:24
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thu Hằng                  2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 29/12/2022                                                   4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1745/2017/QĐ – XHNV ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
6.1. Thời gian đào tạo: từ 07/2017 đến 07/2020
Đã gia hạn: Lần 1: từ 07/2020 đến 07/2021; Lần 2: từ 07/2021 đến 07/2022
6.2. Tên đề tài luận án:
Đã thay đổi:
Lần 1: “Định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên cảnh sát” đổi thành “Sự ỷ lại trong học tập nhóm của sinh viên các trường Công an Nhân dân”.
Lần 2: “Sự ỷ lại trong học tập nhóm của sinh viên các trường Công an Nhân dân” đổi thành “Ỷ lại xã hội trong học tập nhóm của sinh viên Học viện Cảnh sát Nhân dân”.
7. Tên đề tài luận án:
Ỷ lại xã hội trong học tập nhóm của sinh viên Học viện Cảnh sát Nhân dân
8. Chuyên ngành: Tâm lý học                                                        9. Mã số: 62 31 04 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1) PGS. TS. Lã Thị Thu Thủy
2) PGS. TS. Nguyễn Văn Lượt
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Đây là luận án đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về ỷ lại xã hội trong học tập nhóm của sinh viên, nghiên cứu đã thu được những kết quả mới như sau:
- Xác nhận sự tồn tại của hiện tượng ỷ lại xã hội trong các nhóm học tập của sinh viên với mức độ trung bình.
- Biểu hiện ỷ lại xã hội của sinh viên khi học tập theo nhóm bao gồm: “Chểnh mảng, dựa dẫm”, “Thụ động, không hăng hái phát biểu”, “Không tích cực đóng góp”.
- Có sự khác biệt về mức độ ỷ lại xã hội của sinh viên xét theo một số lát cắt như đối tượng tuyển sinh, khóa học, vai trò trong nhóm, quy mô nhóm. Cụ thể: Sinh viên xuất thân từ học sinh tốt nghiệp THPT có mức độ ỷ lại xã hội cao hơn sinh viên đã trải qua quân ngũ; Trưởng nhóm có mức độ ỷ lại xã hội thấp hơn thành viên nhóm; Quy mô nhóm lớn hơn thì mức độ ỷ lại xã hội của thành viên nhóm cao hơn; sinh viên năm thứ ba có mức độ ỷ lại xã hội thấp hơn sinh viên năm thứ hai và sinh viên năm cuối.
- Mức độ ỷ lại xã hội trong học tập nhóm của sinh viên chịu sự ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.
- Trong các yếu tố có khả năng dự báo cho mức độ ỷ lại xã hội khi học nhóm của sinh viên, có những yếu tố có khả năng làm tăng mức độ ỷ lại xã hội và cả những yếu tố có thể làm giảm bớt hiện tượng này.
- Ỷ lại xã hội trong học tập nhóm của sinh viên có thể gây ra những hệ quả nhất định như tác động tiêu cực đến hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm, làm giảm sự nỗ lực của các thành viên khác trong nhóm học tập.
- Khi quy mô nhóm tăng từ 3 sinh viên đến 19 sinh viên, nếu giảng viên càng nhận biết rõ về việc thực hiện nhiệm vụ của sinh viên trong nhóm học tập thì sinh viên sẽ càng bớt ỷ lại xã hội; Khi được giao nhiệm vụ càng cao hơn so với năng lực thì sinh viên có học lực càng tốt sẽ càng bớt ỷ lại xã hội khi học nhóm.
- Càng nhận thức rõ về biểu hiện ỷ lại xã hội của thành viên khác trong nhóm, sinh viên càng có xu hướng tăng nỗ lực để bù đắp cho bạn cùng nhóm. Trước phản ứng bù đắp của thành viên cùng nhóm, thành viên ỷ lại xã hội có xu hướng tiếp tục giảm nỗ lực và dựa dẫm, từ đó dẫn tới hiệu quả làm việc chung của nhóm càng thấp.
12. Khả năng ứng dụng của luận án: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể tạo cơ sở cho việc nghiên cứu và tổ chức quá trình dạy học theo hình thức nhóm đạt hiệu quả, đặc biệt là tại các trường Công an nhân dân nói riêng và các trường thuộc lực lượng vũ trang nói chung.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Mở rộng phạm vi nghiên cứu về ỷ lại xã hội trong học tập nhóm tại các trường đại học trong cả nước.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
Phạm Thu Hằng (2020), “A literature review of students’ social loafing in group-based learning”, Psychology and pedagogics in offical activity (4), tr. 140-145, ISSN 2658-638X.
Phạm Thu Hằng (2021), “The history of social loafing research”, International Journal Psychology and pedagogics offical activity (1), tr. 66-70, ISSN 2346-8351.
Phạm Thu Hằng (2021), “Social loafers’ continuous social loafing – A mediator in the relationship between teammates’ social compensation and team performance”, The 4th International Tokyo Conference on Innovative Studies of Contemporary Sciences” (8/2021), tr. 632-637, ISBN 978-625-7720-52-6.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Pham Thu Hang                                            2. Sex: Female
3. Date of birth: 29/12/2022                                               4. Place of birth: Nam Dinh
5. Admission decision number: 1745/2017/QD – XHNV, July 13, 2017 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities.
6. Changes in academic process:
6.1. Original study period: From 07/2017 to 07/2020
The first extension of study period: From 07/2020 to 07/2021
The second extension of study period: From 07/2021 to 07/2022
6.2. Changes in the thesis title:
The first time: The title “Định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên cảnh sát” was changed into “Sự ỷ lại trong học tập nhóm của sinh viên các trường Công an Nhân dân”.
The second time: The title Sự ỷ lại trong học tập nhóm của sinh viên các trường Công an Nhân dân” was changed into “Ỷ lại xã hội trong học tập nhóm của sinh viên Học viện Cảnh sát Nhân dân”.
7. Official thesis title:
Ỷ lại xã hội trong học tập nhóm của sinh viên Học viện Cảnh sát Nhân dân
8. Major: Psychology                                                          9. Code: 62 31 04 01
10. Supervisors:
1) AsstProfDr. Lã Thị Thu Thủy
2) AsstProfDr. Nguyễn Văn Lượt
11. Summary of the new findings of the thesis:
This is the first doctoral thesis examining students’ social loafing in team-based learning in Vietnam. There are some new findings as follows:
- This study confirmed the existence of social loafing in learning teams of students, and the social loafing might be regarded as moderate in magnitude. Manifestations of cadets’ social loafing in team learning contexts composed of three aspects: “slacking off, dependent"; “passive, unwilling to comment”; “do not contribute actively”.
- There were significant differences in levels of students’ social loafing in terms of student’s year, group size, type of candidate for cadet enrolment, role in a learning team: students who graduated from high school have a higher degree of social loafing than students who have participated in military service; Team leaders are less likely to engage in social loafing than members; If the group size is larger, members are more prone to social loafing; Juniors engage are less likely to engage in social loafing than sophomores and seniors.
- Students’ social loafing were directly and indirectly influenced by many subjective and objective factors. Among the predictors of students’ social loafing, there were not only factors that could increase the likelihood of social loafing but also factors that were likely to reduce it.
- Some certain consequences of students’ social loafing were identified, such as negative impact on team performance as well as effort reduction of other team members.
- As group size increased from 3 to 19 students, if students perceived that their lecturer was well aware of their task performance, they would be less likely to engage in social loafing; The more difficult the assigned tasks which students received, the less likely those students with better academic ability would engage in social loafing.
- The more students perceived their teammates’ social loafing, the more likely they would be to increase their efforts to compensate for their teammates. Compensatory actions of team members made social loafers tend to continue social loafing that leaded to a increasingly decrease in the overall team performance.
12. Practical applicability: 
The present research results can be used effectively for planning and management of teaching and learning process in the universities under the Ministry of Public Security in particular and the universities in armed forces in general.
13. Further research directions: Further studies on social loafing in team-based learning settings should be conducted among a wide variety of universities in the whole country.
14. Thesis-related publications:
Phạm Thu Hằng (2020), “A literature review of students’ social loafing in group-based learning”, Psychology and pedagogics in offical activity (4), pp. 140-145, ISSN 2658-638X.
Phạm Thu Hằng (2021), “The history of social loafing research”, International Journal Psychology and pedagogics offical activity (1), pp. 66-70, ISSN 2346-8351.
Phạm Thu Hằng (2021), “Social loafers’ continuous social loafing – A mediator in the relationship between teammates’ social compensation and team performance”, The 4th International Tokyo Conference on Innovative Studies of Contemporary Sciences (August 2021), pp. 632-637, ISBN 978-625-7720-52-6.

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây