1. Họ và tên học viên: LÊ HẢI ÂU
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 12/07/1974
4. Nơi sinh: Kim Sơn - Ninh Bình
5. Quyết định công nhận học viên số: 3014//2019QĐ-XHNV ngày 30/07/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong phim tài liệu truyền hình của VTV Cần Thơ (Khảo sát qua 5 bộ phim: Người đi gieo lửa, Tiếng vọng 50 năm, Giấc mơ sen, Vong thề, Giữa đôi dòng mặn ngọt).
8. Chuyên ngành: Lý luận, Lịch sử và phê bình Điện ảnh - Truyền hình;
Mã số: 8210232.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Ngọc Thanh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Qua nghiên cứu đề tài Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong phim tài liệu truyền hình của VTV Cần Thơ (Khảo sát qua 5 bộ phim: Người đi gieo lửa, Tiếng vọng 50 năm, Giấc mơ sen, Vong thề, Giữa đôi dòng mặn ngọt), luận văn đã đạt được những kết quả như sau:
Thứ nhất: Truyền hình là một hình thức của ngôn ngữ báo chí, xuất hiện trong đời sống con người muộn hơn nhiều so với văn học và có nhiệm vụ thông tin kịp thời về cái mới. Đó là những sự việc, sự kiện, tình huống, hoàn cảnh tiêu biểu đang nảy sinh hàng ngày hàng giờ trong đời sống để nhìn thấy người thật việc thật được miêu tả rõ nét trên màn ảnh.
Thứ hai: Bằng ngôn ngữ hình ảnh sống động, được thổi vào cái hồn văn chương của lời bình nên phim tài liệu truyền hình thường có sức lay gợi, truyền cảm mạnh mẽ. Những câu chuyện về thân phận con người, về nhân tố điển hình, cùng những chuyện lịch sử và chuyện đời sống đương đại, biểu đạt dưới dạng thức phim tài liệu, càng trở nên hấp dẫn và để lại những ấn tượng sâu sắc trong công chúng, khán giả. Một số phim tài liệu truyền hình đạt tới giá trị tư tưởng thẩm mỹ cao và tạo được ấn tượng, gây được tiếng vang dư luận trong nước, trong đó có phim tài liệu của VTV Cần Thơ.
Thứ ba: Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn đã xuất phát từ cơ sở lý thuyết và thực tiễn, đó là việc phân tích, khái lược về phim tài liệu truyền hình. Để có cơ sở thực tiễn, luận văn đã khái quát về văn hóa vùng miền tại đồng bằng Sông Cửu Long và tác giả - tác phẩm phim tài liệu truyền hình của VTV Cần Thơ.
Thứ tư: Khi khảo sát các đặc điểm nội dung của VTV Cần Thơ, luận văn đã nghiên cứu và kiến giải các luận điểm quan trọng như đề tài (gồm các đề tài chính; đề tài những con người bình thường, có nhiều đóng góp cho quê hương; hậu chiến; cuộc sống người nông dân; cuộc sống hiện đại; cuộc sống thiên nhiên của miền Tây và đề tài về sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, tín ngưỡng dân gian miền Tây Nam Bộ), chủ đề về sự thích nghi và phong cách người miền Tây qua các hình tượng nghệ thuật cụ thể (như sự thích nghi với thiên nhiên, môi trường, sự thích nghi với điều kiện sản xuất nông nghiệp và sự thích nghi thông qua các hình tượng nghệ thuật cụ thể) và nhân vật với đặc điểm vùng, miền (gồm tính bộc trực, thẳng thắn với “phong cách miền Tây” và cảm xúc phóng khoáng trong cách thể hiện nhân vật với đặc điểm vùng, miền).
Thứ năm: Khảo sát những đặc điểm về nghệ thuật trong phim tài liệu của VTV Cần Thơ, luận văn đã phân tích rõ các luận điểm như phong cách đạo diễn (gồm chọn lựa đề tài, vấn đề; thể hiện tính luận đề, yếu tố cảm xúc, hình ảnh và âm thanh, nghệ thuật dàn cảnh và thủ pháp dựng phim), nghệ thuật quay phim (gồm chọn lựa góc quay, động tác máy, quay lia và thủ pháp sử dụng hệ thống cỡ cảnh) và một số thủ pháp nghệ thuật khác (như lời bình, phỏng vấn, kết cấu, dàn dựng, tái hiện các sự việc, sự kiện, chọn lọc chi tiết và âm nhạc).
Thứ sáu: Thực tế cho thấy, bên cạnh những giá trị nội dung và nghệ thuật đã đạt được, phim tài liệu truyền hình của VTV Cần Thơ nói chung còn nặng tuyên truyền, cổ động, nội dung ôm đồm, sơ lược, thiếu tính triết lý, thiếu tầm tư tưởng, nói triền miên, nhiều khi nhắm mắt vẫn hiểu phim. Phần hình ảnh trong phim tài liệu truyền hình ở nhiều bộ phim còn chưa thực sự đóng vai trò quan trọng, với một nội dung đều có thể lấy hình này dựng thay hình khác, chỉ cần có đủ hình để tải lời, đôi khi thiếu hình thì tùy tiện kéo dài ra hay lặp đi lặp lại một cảnh.
Thứ bảy: Đề xuất một số giải pháp khả thi để nâng cao chất lượng nội dung và nghệ thuật làm phim tài liệu của VTV Cần Thơ như: Thực hiện đúng format (hình thức làm phim) về mặt thể loại, nâng cao chất lượng nghệ thuật của phim, sau đó phát triển đều các thể loại của phim tài liệu truyền hình. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng nội dung phim, các đạo diễn phim tài liệu truyền hình của VTV Cần Thơ cần mở rộng đề tài phản ánh của phim, khai thác những vấn đề mang tính thời sự của cuộc sống, nâng cao giá trị phản ánh hiện thực của tác phẩm, câu chuyện hay, hấp dẫn, thuyết phục, tính luận đề, yếu tố cảm xúc tốt thì mới nâng cao được chất lượng nội dung tác phẩm tài liệu.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
Các nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà biên tập, đạo diễn làm phim, nhà nghiên cứu về vấn đề xây dựng nghệ thuật văn hóa vùng miền, cách kể chuyện trong phim tài liệu truyền hình, giúp họ có cái nhìn cụ thể về sự thành công một tác phẩm phim tài liệu, tìm ra được các yếu tố làm cho tác phẩm đến gần hơn với người xem.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: LE HAI AU
2. Sex: Male
3. Date of birth: 12/07/1974
4. Place of birth: Kim Son district, Ninh Binh province
5. Admission decision number: No. 3014/2019/QĐ-XHNV, date 30th, July, 2019 signed by President of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: Artistic characteristics and content in documentaries of VTV Can Tho (surveyed through 5 documentaries: Nguoi Di Gieo Lua; Tieng Vong 50 Nam; Giac Mo Sen; Vong The; Giua Doi Dong Man Ngot).
8. Major: Theory, History, and Criticism of Film and Television; Code: 8210232.01
9. Supervisor: Associate Professor, Dr. Vu Ngoc Thanh, Former Rector of Ho Chi Minh City University of Theater and Cinema.
10. Summary of the findings of the thesis:
Summary of the results of the thesis: Through the process of researching the topic: Surveying through 5 films: Người đi gieo lửa, Tiếng vọng 50 năm, Giấc mơ sen, Vong thề, Giữa đôi dòng mặn ngọt, The thesis has achieved the following results:
First: Television is a form of journalistic language, appearing in people's lives much later than literature and has the task of timely reporting new things.Those are typical facts, events, situations, circumstances that are arising every day, every hour in life to see real people real things clearly depicted on the screen.
Second: With vivid visual language, it is blown into the "Literary" soul of the commentary, so it has strong evocative and inspirational power.Stories about the human condition, about typical factors, along with historical stories and contemporary life stories, expressed in the form of documentaries, become more attractive, and leave deep impressions. in the public, the audience.
Some television documentaries have achieved high aesthetic ideological value and created an impression and resonance in national public opinion, including the documentary film of VTV Can Tho.
Thirdly: To complete the research purpose and task, the thesis has derived from the theoretical and practical basis, which is the analysis and summary of television documentaries. To have a practical basis, the thesis has made an overview of the regional culture in the Mekong Delta.
Fourth: When surveying the content characteristics of VTV Can Tho, the thesis has researched and discussed important points such as topics (including topics : topics about ordinary people, with many contributions to the homeland; the post-war period; peasant life; modern life; the natural life of the West and the topic of cultural and artistic activities, folk beliefs in the Southwest region). Western adaptation and style through specific artistic images (such as adapting to nature, the environment, adapting to agricultural production conditions and adapting through specific artistic images) and regional and regional characters (including outspokenness and frankness with "Western style" and liberal emotions in the characterization of regional and regional characters)
Fifth: Surveying the artistic characteristics in the documentary film of VTV Can Tho, the thesis has clearly analyzed such points as the director's style (including the selection of topics and issues; expressing the thesis, emotional, visual and sound elements, the art of setting and editing techniques), cinematography (including selection of angles, camera movements, panning, and methods of using the scene size system) and some other artistic devices (such as commentary, interviews, structure, staging, re-enactment of facts, events, selection of details, and music).
Sixth: The fact shows that, besides the content and artistic values that have been achieved,Television documentaries of VTV Can Tho in general are still heavily propaganda,vague content, sketchy, promotion, lacking philosophy,thoughtless, talking constantly,Sometimes close eyes but still understand the movie.The visuals in TV documentaries in many films have not really played an important role, with a content that can be edited from one image to another, as long as there are enough images to download the lyrics, sometimes missing images arbitrarily stretched or repeated a scene.
Seventh: Some solutions that can be implemented to improve the quality of content and art of documentary films of VTV Can Tho need feasible solutions such as:Implement the correct format (filmmaking form) in terms of genres, improve the artistic quality of films, thereby evenly developing television documentaries. In addition, in order to improve the quality of the film's content, the directors of VTV Can Tho television documentaries need to expand the audience of the film, exploit current issues of life, and raise the price of films. The value reflects the reality of the work, the plot is good, attractive, persuasive, the thesis is good, and the emotional factor is good to improve the quality of the documentary work.
11. Practical applicability: (if any)
The thesis research can serve as a reference for editors, film directors, researchers on the issue of building regional culture, the art of storytelling in a documentary work, helping them have a Look specifically at the success of a documentary work, see the factors that bring the work closer to the audience.
12. Further research directions, (if any):
13. Thesis – related publications: