TTLA:Tiếp cận dịch vụ hành chính công của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc (Nghiên cứu trường hợp tại thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai và huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La)

Thứ năm - 01/07/2021 03:12
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Tuyền                 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 22/07/1980                                              4. Nơi sinh: Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 1745/QĐ-XHNV, ngày 13 tháng 7 năm 2017 về việc công nhận nghiên cứu sinh đợt 1 năm 2017 của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội).
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 
Điều chỉnh tên đề tài luận án theo góp ý của Hội đồng bảo vệ luận án cấp cơ sở, được ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn đồng ý theo văn bản số: 2136/QĐ-XHNV ngày 13/11/2020 về việc thay đổi/điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh. 
7. Tên đề tài luận án: Tiếp cận dịch vụ hành chính công của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc (Nghiên cứu trường hợp tại thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai và huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La).                      
8. Chuyên ngành: Xã hội học                                         9. Mã số: 62 31 03 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Quyết
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
11.1. Sau khi tổng quan vấn đề nghiên cứu, tác giả đã phân tích những nội dung liên quan của các nghiên cứu đi trước, tác giả đã chỉ ra những nội dung còn thiếu trong các nghiên cứu để từ đó tìm hướng đi sâu nghiên cứu tiếp cận dịch vụ hành chính công của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc dưới góc độ Xã hội học.
11.2. Kết quả luận án cho thấy đồng bào dân tộc thiểu số đã được tiếp cận thông tin về dịch vụ hành chính công tuy nhiên mức độ tiếp cận chưa cao. Đa phần người dân sử dụng các dịch vụ thuộc nhóm các dịch vụ hành chính công gắn liền với nhân thân của cá nhân, là những dịch vụ phổ biến và mức độ sử dụng đơn giản hơn so với các dịch vụ hành chính công gắn liền với tài sản cá nhân. 
11.3. Luận án chỉ ra có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ hành chính công của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng trực tiếp liên quan đến yếu tố tộc người, ngôn ngữ, văn hóa, lối sống, khoảng cách địa lý.v.v. Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng khác xuất phát từ đặc điểm nhân khẩu và đặc điểm chủ thể cung cấp dịch vụ hành chính công như: Quy trình cung cấp dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hóa công sở, ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách dịch vụ hành chính công.
11.4. Sau khi nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận dịch vụ hành chính công của đồng bào dân tộc thiểu số, tác giả luận án đã đề xuất một số khuyến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan; Đối với chủ thể cung cấp dịch vụ hành chính công và người dân. 
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Có thể ứng dụng nghiên cứu cải cách dịch vụ hành chính công tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về dân tộc và dịch vụ hành chính công. 
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): 
+ Thực trạng sử dụng dịch vụ hành chính công của đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã thuộc khu vực I,II,III.
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.
+ Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong lĩnh vực chính trị.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
    14.1. Lê Thị Tuyền (2019), “Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ hành chính công cho đồng bào dân tộc thiểu số”, Tạp chí Quản lý nhà nước (283) tháng 8/2019, tr. 66-69.
    14.2. Lê Thị Tuyền (2020), “Vận dụng lý thuyết cấu trúc - chức năng trong nghiên cứu tiếp cận dịch vụ hành chính công của đồng bào dân tộc thiểu số”, Tạp chí Quản lý nhà nước (294) tháng 7/2020, tr.75-78.
                          
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Le Thi Tuyen                          2. Sex: Female
3. Date of birth: 22/07/1980                        4. Place of birth: Thanh Hoa 
5. Admission decision number: 1745/2017/QĐ-XHNV on July 13, 2017 on the first group of doctoral students in 2017 accredited by the University of Social Sciences and Humanities (Vietnam National University, Ha Noi).
6. Changes in the academic process: 
The thesis title was adjusted based on the recommendation of the Grassroots Defense Council, approved by the University of Social Sciences and Humanities in accordance with the Decision No: 2136/QD-XHNV dated November 13th, 2020 on the change/adjustment of the thesis topic of Ph.D. student.
7. Official thesis title: Access to public administrative services of ethnic minorities in the Northwest region (A case study in Sapa Town, Lao Cai Province and Thuan Chau District, Son La Province).
8. Major: Sociology                                      9. Code: 62 31 03 01
10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Pham Van Quyet
11. Summary of new findings of the thesis:
11.1. After reviewing past studies, the author indicates inadequacies of the researches so as to conduct further study on access to public administrative services of ethnic minorities in the Northwest region from a sociological perspective.
11.2. The research concludes that many ethnic minorities have accessed to information about public administrative services; however, the level of access is still not high. The majority of people use public administrative services related to identity, which are simpler and more popular than administrative services associated with personal property.
11.3. The thesis shows that there are many factors involved in the access to public administration services of ethnic minorities in the Northwest region. Among these, direct factors include ethnic groups, language, culture, living style, geographical distance, etc. Besides, other factors stem from demographic characteristics and characteristics of public administrative service providers such as service delivery process, human resource quality, office modernization, use of ICT in public administrative service reform.
11.4. After studying the situation and factors affecting access to public administrative services of ethnic minorities, the author makes some recommendations to Government, related Ministries and Sectors; public administrative service providers, and people.
12. Practical applicability, if any: The research results of the thesis can be applied in studying reform of public administrative services in ethnic minority-inhabited areas; used as research materials and teaching materials about ethnicity and public administration service.
13. Further research directions, if any: 
+ Research on current situation of using public administrative services of ethnic minorities in communes in regions I, II, and III.
+ Research on improving the quality of public administrative services for the ethnic minorities in northern mountainous areas.
+ Research on strengthening participation of women from ethnic minority groups in politics.
14. Thesis-related publications:
       14.1. Le Thi Tuyen (2019), "Solutions to improve access to public administrative services for ethnic minorities", State Management Review (283) August 2019, pp. 66-69.
    14.2. Le Thi Tuyen (2020), "Applying the structural-functional theory in studying access to public administrative services of ethnic minorities", State Management Review  (294) July 2020, pp. 75-78.

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây