1. Họ và tên học viên: Trần Minh Ngân 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 13/09/1985
4. Nơi sinh:Nhơn Phú, Mang Thít, Vĩnh Long.
5. Quyết định công nhận học viên số:3617/2018/QĐ-XHNV Ngày 04 tháng 12 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Gia hạn thời gian học tập lần 1: Số 2102/QĐ-XHNV ngày 10/11/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
- Gia hạn thời gian học tập lần 2: Số 703/QĐ-XHNV ngày 05/4/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
7. Tên đề tài luận văn:Phong cách dựng phim của đạo diễn Sergei Eisentein.
8. Chuyên ngành:Lí luận, lịch sử điện ảnh, truyền hình. Mã số: 8210232.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:PGS.TS. Phan Thị Bích Hà. Trưởng khoa Nghệ thuật – Sân khấu Điện ảnh, Trường đại học Văn Lang.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Với đề tài luận văn Phong cách dựng phim của đạo diễn Sergei Eisenstein, kết quả nghiên cứu thể hiện trong toàn bộ kết cấu 3 chương của luận văn, những kết quả mà luận văn đạt được thể hiện những điểm sau:
Thứ nhất, luận văn đã nhấn mạnh vai trò của dựng phim trong nghệ thuật điện ảnh. Trong diễn trình từ phim câm cho tới phim có âm thanh, việc bố trí cảnh và sắp xếp ráp nối các hình ảnh trong tác phẩm điện ảnh chịu sự chỉ đạo của người đạo diễn và công tác montage trong phòng dựng phim. Đặc trưng của nghệ thuật điện ảnh là tính tổng hợp, trong đó để đạt đuợc hiệu quả thì sự trợ giúp của nghệ thuật dựng phim như là một trong những phương tiện thể hiện, đồng thời cũng là yếu tố tham gia cấu thành ngôn ngữ điện ảnh. Trong lĩnh vực dựng phim, trên thế giới có một số đạo diễn đã chuyên tâm đi vào nghiên cứu về nghệ thuật và kỹ thuật dựng phim và đã mang lại những hiệu quả lớn cho nghệ thuật điện ảnh. Trong số đó, đạo diễn bậc thầySergei Eisenstein (S.Eisenstein) đã nghiên cứu cũng như sử dụng, sáng tạo những phương pháp dựng phim đặc sắc, tạo nên một phong cách dựng phim độc đáo.
Thứ hai,điện ảnh Xô Viết của những năm thập niên 20 của thế kỳ XX là trung tâm phim tiền phong - với các đạo diễn nổi tiếng: Sergei Eisenstein, Dziga Vertov, Lev Kuleshov, Vsevolod Pudovkin và Alexander Dovjenko… họ đã là những nhà làm phim quốc tế hàng đầu. Họ phát minh ra Montage Xô Viết. Trong đó, thủ pháp dựng đặc sắc độc đáo của đạo diễn S.Eisenstein - lối dựng phim trí tuệ (Intellectual montage). S.Eisenstein cũng thường hay sử dụng phương pháp ẩn dụ mở rộng (extended metaphor). Ngoài ra, ông còn sử dụng nhuần nhuẫn các phương pháp dựng song hành (Cross - Cutting), Dựng tương phản (dynamic cutting). Trên cơ sở các phương pháp dựng đặc trưng mang dấu ấn đó, không chỉ đặt nền móng tạo nên linh hồn, diện mạo của cáctác phẩm điện ảnh sau này mà nó còn thể hiện phong cáchlàm phim của ông.
Thứ ba, phim truyện điện ảnh Việt Nam tiếp thu những kinh nghiệm của “montage Xô Viết” và các giá trị từ phương pháp dựng phim của đạo diễn S. Eisenstein nhằm đạt được những mục đích sáng tạo trong các tác phẩm. Ngày nay, việc tiếp tục vận dụng sáng tạo các phương pháp dựng phim của S. Eisenstein kết hợp với các thiết bị hiện đại là cơ sở quan trọng để tạo ra các tác phẩm điện ảnh có chất lượng và mang giá trị nghệ thuật, mang ý nghĩa của ngôn ngữ tạo hình điện ảnh.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để các nhà làm phim, đạo diễn, đặc biệt là các nhà chuyên môn dựng phim của Việt Nam có thể tham khảo, ứng dụng vào quá trình sáng tạo các tác phẩm điện ảnh. Góp thêm tài liệu tham khảo cho công tác đào tạo sinh viên ngành nghệ thuật điện ảnh, truyền hình, hỗ trợ cho công việc nghiên cứu và giảng dạy đối với các loại hình nghệ thuật thị giác đang phát triển rất mạnh mẽ trong thời đại ngày nay.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: TRẦN MINH NGÂN 2. Sex: Male
3. Date of birth: 13/09/1985
4. Place of birth: Nhơn Phú, Mang Thít, Vĩnh Long.
5. Admission decision number: No.3617/2018/QĐ-XHNV, signed by President of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University on December 4th 2018.
6. Changes in academic process:
- Extend the 1stlearning period: Decision No. 2102/QĐ-XHNV on November 23rd 2020
- Extend the 2ndlearning period: Decision No. 703/QĐ-XHNV onApril5th 2021
7. Official thesis title: Director Sergei Eisenstein’s editing style
8. Major: Theory, History, and Criticism of Film and Television;
9. Code: 8210232.01
10. Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Phan Thi Bich Ha. Dean of Faculty of Arts, Stage and Movie, Van Lang University
11. Summary of the findings of the thesis:
According to the topic “Director Sergei Eisenstein’s editing style”, the entire findings of the thesis are illustrated in the structure of three chapters as the followings:
Firstly, the thesis lays stress on the roles of editing in cinematography. In the process of shifting from silent films to sound films, the outset of scenes and the arrangement of images in cinematic works are managed by directors and the montage in the editing room. The feature of cinematographic art is its synthesis, whereby montage art acts as one of the means of expression, and also as a factor in constituting language to achieve efficiency. In the field of editing, there are a variety of directors around the world who have dedicated themselves to the study of the art and technique of editing and have brought great achievements to the art of cinema. Typically, master director Sergei Eisenstein has researched, used and created outstanding editing methods which results in a unique editing style.
Secondly, Soviet cinema of the 1920s was the center of avant-garde film - with famous directors such as Sergei Eisenstein, Dziga Vertov, Lev Kuleshov, Vsevolod Pudovkin and Alexander Dovjenko who were the leading international filmmakers. They invented the Soviet Montage, whereby director S. Eisenstein employed the unique editing technique - Intellectual montage and he also usually used the extended metaphor. In addition, he successfully adopted the methods of parallel editing (Cross - Cutting), Contrast editing (dynamic cutting). Those exceptional editing methods are prerequisites which not only lay the foundation for creating the soul and appearance of later cinematic works, but also express his filmmaking style.
Last but not least, Vietnamese movies absorb the experiences of "Soviet montage" and values from the director S. Eisenstein's editing method with the aim of stimulating creativity in the cinematic works. Today, the creative application of S. Eisenstein's editing methods in combination with modern equipment is a fundamental basis for producing adequate cinematic works with artistic value and the meaning of cinematic visual language.
12. Practical applicability, if any:The findings of the thesis are the basis for filmmakers, directors, especially Vietnamese editing professionals to consult and apply to the process of cinematographic productions. On the other hand, the thesis contributes more reference materials for the student training in the field of arts, stage and movie and assists the research and teaching for the visual arts that are developing in leaps and bounds nowadays.
13. Further research directions, if any:
14. Thesis-related publications: