TTLA: Thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam: Sự truyền thừa và thực trạng hiện nay

Thứ ba - 28/12/2021 04:57
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Văn Phượng           2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 22/11/1979                                                   4. Nơi sinh: Ninh Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 1806/2018/QĐ-XHNV, ngày 29 tháng 6 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có):
7. Tên đề tài luận án: Thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam: Sự truyền thừa và thực trạng hiện nay
8. Chuyên ngành: Tôn giáo học                                      9. Mã số: 9229009.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hoàng Anh Tuấn
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
+  Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu sự truyền thừa, nội dung cơ bản và thực trạng của thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam, luận án chỉ rõ đặc trưng, xu hướng vận động của thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam và đưa ra những nhận định của tác giả về xu hướng vận động chính. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm phát huy giá trị của thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam.
+ Đối tượng nghiên cứu của luận án: Thiền phái Tào Động của Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam
+ Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành của tôn giáo học và các ngành khoa học khác. Cụ thể như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp xã hội học tôn giáo, phương pháp logic,…
+ Kết quả chính, đóng góp mới của luận án:
Luận án đã làm rõ một cách có hệ thống về lịch sử truyền thừa của thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam trên một số khía cạnh khác nhau.
Luận án đã chỉ rõ thực trạng của thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam trên một số phương diện cơ bản: hệ tư tưởng, chủ trương tu tập, cơ sở thờ tự, thực hành tôn giáo, tổ chức sơn môn và niềm tin tôn giáo.
Luận án đã chỉ ra được một số đặc trưng cơ bản, xu hướng vận động của thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn hiện nay và nhận định về xu hướng vận động chính.
Luận án đã đề xuất được một số giải pháp, khuyến nghị nhằm kế thừa và phát huy giá trị của thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Những kết quả nghiên cứu này đóng góp vào hệ thống nghiên cứu lý luận về Phật giáo nói chung, lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng. Những dự báo, khuyến nghị, giải pháp mà luận án đưa ra có thể ứng dụng vào công tác kế thừa, phát huy giá trị của thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam.
+ Kết luận
Phật giáo là tôn giáo có tư tưởng triết lý sâu sắc, ra đời ở Ấn Độ, được truyền bá từ Ấn Độ đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhắc đến sự truyền thừa và phát triển của Phật giáo Bắc truyền thì không thể không nói tới Thiền. Tào Động là một trong năm phái Thiền ra đời ở Trung Quốc, từ ngài Lục tổ Huệ Năng.
Thiền phái Tào Động ở miền Bắc được thiền sư Thủy Nguyệt trực tiếp sang Trung Quốc tu học và truyền bá về Việt Nam. Vào thế kỷ XVII lịch sử Việt Nam có những biến động nhất định về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội...
Trong bối cảnh hiện nay thiền phái Tào Động đang có những biến đổi mạnh mẽ, thể hiện nhiều xu hướng vận động, phát triển khác nhau. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là về các mặt: ý thức tôn giáo, sự thờ cúng tôn giáo, tổ chức của thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam dù có bị mai một nhiều nhưng vẫn còn giữ được một số nét đặc trưng cơ bản và đang có xu hướng phục hồi truyền thống.
Thiền phái Tào Động có vai trò và vị thế quan trọng trong dòng chảy lịch sử Phật giáo Việt Nam. Các thế hệ truyền đăng phát huy truyền thống yêu nước, tích cực đóng góp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mang tính nhập thế tích cực và củng cố khối đoàn kết cộng đồng.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Các thiền phái Phật giáo Việt Nam
- Phật giáo và văn hóa.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
  1. Phạm Văn Phượng (2017), “Khái quát quá trình truyền bá dòng thiền Tào Động ở Đàng Ngoài Việt Nam thế kỷ XVI – XVII”, Tạp chí Công tác tôn giáo (130), tr.14 - 16, tr. 41.
  2. Phạm Văn Phượng (2018), “Đặc trưng cơ bản của Thiền phái Tào Động miền Bắc nước ta”, Tạp chí Công tác tôn giáo (137,138), tr. 88- 93.
  3. Bùi Thị Ánh Vân, Phạm Văn Phượng (2019), “Thờ cúng Tổ tiên – Tín ngưỡng phát khởi lòng nhân ái”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á (76), tr.56 - 61.
  4. Thích Hải Ấn, Phạm Văn Phượng (2019), “Vai trò hoằng pháp của các nhà sư vùng Thuận Hóa và một số ngôi chùa Việt Nam tại miền Trung Lào hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo (189), tr. 52 - 62.
  5. Pham Van Phuong (2019), “Some fundanmental thoughts of Caodong Zen school in Vietnam”, Young scientist (274), pp.147 - 149.
  6. Pham Van Phuong (2019), “The developpment of Caodong zen school in the Northem region Vietnam in the 17th century”, Scientific Aspect (1), pp. 521 - 528. 
  7. HT Thích Hải Ấn, NCS Phạm Văn Phượng (2020), “Thiền Phái Tào Động ở Thuận Hóa”, Thiền phái Tào Động ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 200 - 214.
  8. Tỳ kheo Thích Thọ Lạc, NCS Phạm văn Phượng (2020), “Kế thừa phát huy dòng Thiền Tào Động Việt Nam”, Thiền phái Tào Động ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 330 - 340.
  9. Thích Hải Ấn, Phạm Văn Phượng (2020), “Chư Tăng vùng Thuận Hóa sang hoằng pháp tại đất nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, Phật giáo Việt Nam tại Lào, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, tr. 117- 127.
  10. NCS Phạm Văn Phượng (2020), “Hòa thượng Thích Trung Quán với dấu ấn Thiền phái Tào Động tại chùa Bàng Long ở Lào”, Phật giáo Việt Nam tại Lào, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, tr. 134 - 138.
  11.  NNC Nguyễn Đại Đồng, NCS Phạm Văn Phượng (2020), “Hai bậc đại tiền bối có công với Phật giáo Việt nam tại Lào”, Phật giáo Việt Nam tại Lào, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, tr. 128 - 133.
  12.  Phạm Văn Phượng (2021), “Một số đặc điểm nổi bật của Thiền phái Tào Động miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí Công tác tôn giáo (175), tr.12-16.
  13.  Phạm Văn Phượng (2021), “Lịch sử hình thành và phát triển của Thiền phái Tào Động ở Đàng Ngoài”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (207), tr. 60 - 77.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Pham Van Phuong
2. Sex: Male
3. Date of birth: November 22, 1979
4. Place of birth: Ninh Binh
5. Amission decision number: 1806/2018/QĐ-XHNV dated June 29, 2018 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, VNU
6. Changes in academic process:
7. Officical thesis title: The Caodong school in the North of Vietnam: the transmission and the current situation
8. Major: Religious Studies
9. Code: 9229009.01
10. Supervisors: Prof. Hoang Anh Tuan
11. Summary of the new findings of the thesis
+ Purpose of the research: Based on studying the transmission and inheritance, basic content and the current situation of the Caodong school in the North of Vietnam, the thesis points out the characteristics and movement trends of the Caodong school in the North of Vietnam and give the author's observations on the main movement trend. On that basis, some solutions and recommendations are proposed to promote the value of the Caodong school in the North of Vietnam.
+ The research objectives of the thesis: The Caodong school in the North of Vietnam of Buddhism in the North of Vietnam
+ Research methods: The thesis uses interdisciplinary scientific research methods of religion and other sciences, specifically: analysis and synthesis method, historical method, Sociology of religion, logical method, …
+ Major results, new findings of the thesis:
- The thesis systematically clarifies the history of the tradition of the Caodong school in the North of Vietnam in different aspects.
- The thesis has pointed out the current situations of the Caodong school in the North of Vietnam in some basic aspects: ideology, practice policy, establishment of worship, religious practice, organization of Mountain pagoda and religious beliefs.
- The thesis has pointed out some basic characteristics and movement trends of the Caodong school in the North of Vietnam in the current period and identified the main movement trends.
- The thesis has proposed some solutions and recommendations to inherit and promote the value of the Caodong school in the North of Vietnam in the current period.
- These research results contribute to the theoretical research system of Buddhism in general and the history of Buddhism in Vietnam in particular. The forecasts, recommendations and solutions that the thesis proposes can be applied to the work of transmiting, inheriting and promoting the value of the Caodong school in the North of Vietnam.
12. Futher research directions
- Buddhist Zen sects in Vietnam
- Buddhism and culture.
13. Thesis-related publications
  1. Pham Van Phuong (2017), "Overview of the process of spreading the Caodong school in North of Vietnam in the 16th - 17th centuries", Journal of Religious Work (130), pp.14-16, p.41.
  2. Pham Van Phuong (2018), "Basic features of the Caodong school  in the North of our country", Journal of Religious Work (137,138), pp. 88- 93.
  3. Bui Thi Anh Van, Pham Van Phuong (2019), “Ancestor Worship – Beliefs generate kindness”, Journal of Indian and Asian Studies (76), pp. 56-61.
  4. Thich Hai An, Pham Van Phuong (2019), "The role of monks in Thuan Hoa and some Vietnamese temples in Central Laos today", Journal of Religious Studies (189), pp. 52-62.
  5. Pham Van Phuong (2019), “Some fundanmental thoughts of Caodong Zen school in Vietnam”, Young scientist (274), pp.147- 149.
  6. Pham van Phuong (2019), “The developpment of Caodong zen school in the Northem region Vietnam in the 17th century”, Scientific Aspect (1), pp. 521- 528.
  7. Thich Hai An, PhD student Pham Van Phuong (2020), "Caodong school in Thuan Hoa", Caodong school in Vietnam, Social Sciences Publishing House, Hanoi, pp. 200-214.
  8. Bhikkhu Thich Tho Lac, PhD student Pham Van Phuong (2020), "Inheriting and promoting the Vietnamese Caodong school", Caodong school in Vietnam, Social Sciences Publishing House, Hanoi, pp. 330 - 340.
  9. Thich Hai An, Pham Van Phuong (2020), "Monks of Thuan Hoa region go to the Lao People's Democratic Republic to preach the Dharma", Vietnamese Buddhism in Laos, Social Sciences Publishing House, Hanoi, pp. 117- 127.
  10. PhD student Pham Van Phuong (2020), "Venerable Thich Trung Quan with the imprint of the Caodong school at Bang Long Pagoda in Laos", Vietnamese Buddhism in Laos, Social Sciences Publishing House, Hanoi, pp. 134-138.
  11.  Nguyen Dai Dong, PhD Student Pham Van Phuong (2020), "Two great seniors with meritorious impacts to Vietnamese Buddhism in Laos", Vietnamese Buddhism in Laos, Social Sciences Publishing House, Hanoi, pp. 128 - 133.
  12.  Pham Van Phuong (2021), "Some outstanding features of the Caodong school in the North of Vietnam", Journal of Religious Work (175), pp.12-16.
  13.  Pham Van Phuong (2021), "The history of formation and development of the Caodong school in the North of Vietnam", Journal of Religious Studies (207), pp.60 - 77.

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây