TTLA: Vận dụng quy luật di động xã hội trong chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội)

Thứ ba - 28/12/2021 05:05
1.  Họ và tên Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Quỳnh Anh                   2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 05/11/1989                                                                                   4. Nơi sinh: Quảng Ninh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Quyết định số 4618/2016/QĐ-XHNV ngày 29 tháng 12 năm 2016 về việc công nhận đề tài và người hướng dẫn luận án tiến sĩ.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài Luận án: Vận dụng quy luật di động xã hội trong chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội)
8. Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và công nghệ                   9. Mã số: 9340412.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS Trịnh Duy Luân
11. Tóm tắt các kết quả mới của Luận án:
a) Về tiếp cận trong nghiên cứu: Tác giả sử dụng tiếp cận lý thuyết hệ thống, tiếp cận khoa học chính sách và tiếp cận quản lý khoa học và công nghệ trong việc xem xét việc vận dụng quy luật di động xã hội trong chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong đó, đi sâu phân tích việc vận dụng trong việc thu hút nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao đến các trường đại học trong bối cảnh mới.
 b) Về lý thuyết: Luận án góp phần xây dựng lý thuyết di động xã hội trong phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, cụ thể là trong thu hút nhân lực và chính sách thu hút nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao ở các trường đại học trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: (1) Làm rõ nội hàm của khung chính sách thu hút nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao trong trường đại học; (2) Nhận diện những tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với quy luật di động xã hội của nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao; (3) Vận dụng quy luật di động xã hội trong nghiên cứu về khung chính sách thu hút nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao ở trường đại học.
c) Về thực tiễn: Luận án mong muốn đóng góp cho việc cung cấp các luận cứ cho quá trình hoạch định chính sách thu hút nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao tại các trường đại học trong bối cảnh hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
- Phân tích sự cần thiết của việc vận dụng quy luật di động xã hội trong việc xây dựng khung chính sách thu hút nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao tại các trường đại học trong bối cảnh hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Nhận diện những nội dung trong khung chính sách thu hút nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao tại các trường đại học trong bối cảnh hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):
- Áp dụng các giải pháp và kiến nghị được đề xuất trong luận án trong quá trình hoàn thiện chính sách thu hút, trong quá trình phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao tại các trường đại học trong bối cảnh hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):
- Xem xét khả năng ứng dụng các giải pháp và kiến nghị được đề xuất trong luận án, đặc biệt là việc xây dựng chỉ số/chỉ báo di động xã hội của nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao tại các trường đại học
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến Luận án:
  1. Đào Thanh Trường, Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2017), “Tiếp cận xã hội học trong nghiên cứu và hoạch định chính sách nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao trong xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí Khoa học Xã hội và nhân văn Tập III (1b), tr. 14-28.
  2. Đào Thanh Trường, Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2017), “UBER” nhân lực R&D - Một cách tiếp cận trong thu hút và sử dụng nhân lực hiện nay”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu chính sách và quản lý Tập XXXIII (1), tr. 22-33.
  3. Nguyễn Văn Khánh, Đào Thanh Trường, Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Đỗ Hoàng Nam (2018), “Chính sách quản lý di động xã hội của nguồn nhân lực khoa học và công nghệ đáp ứng tiến trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long (Mấy suy nghĩ bước đầu)”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu chính sách và quản lý Tập XXXIV (1).
  4. Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Đặng Kim Khánh Ly, Đỗ Thị Lâm Thanh (2019), “Vận dụng lý thuyết di động xã hội trong quản lý nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao thích ứng với bối cảnh Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam Tập LXI (4), tr. 24-30.
  5. Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2021), “Vận dụng quy luật di động xã hội trong nhận diện khung chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao đến trường đại học”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu chính sách và quản lý Tập XXXVI (1), tr. 74-82.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
 
1. Full name: Nguyen Thi Quynh Anh                              2. Sex: Female
3. Date of birth: 05/11/1989                                                        4. Place of birth: Quang Ninh

5. Admission decision number: 4618/2016/QĐ-XHNV dated 29/12/2016 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Applying the law of social mobility in the development policy of high-quality scientific and technological human resources in the context of international integration (Case study of Vietnam National University, Hanoi)
8. Major: Science and Technology Management:                        9. Code: 9340412.01
10. Supervisor: Prof. Dr. Trinh Duy Luan
11. Summary of the new findings of the Thesis
a) Regarding the approach in research: The thesis used systems theory, policy science and science and technology management approaches in reviewing the application of law of social mobility in high-quality scientific and technological human resource development policy in/within the context of international integration and the Fourth Industrial Revolution. Particularly, the thesis went in depth in analyzing the application of social mobility law in attracting high-quality scientific and technological human resources in universities in the new context.
b) Theoretical:
The thesis contributed to the social mobility theory in scientific and technological human resource development, in particular in attracting human resources activities and attracting policy to universities in the context of international integration and the fourth industrial revolution by:
- Clarify the policy framework and its underneath elements and relationships for attracting high quality S&T human resources to universities in the context of international integration and the Fourth Industrial Revolution.
- Identify the impacts of the Fourth Industrial Revolution to the social mobility pattern of high
-quality S&T human resources. - Apply the policy framework in university context.
- Appl
y the policy framework in university context.

c) Practical:
The thesis provided data for making policy in attracting high quality S&T human resources in universities in the context of international integration and the Fourth industrial revolution:
- Analyze the necessity of applying the law of social mobility in building a policy framework to attract high quality S&T human resources at universities in the context of international integration and the Fourth Industrial Revolution.
- Identify the contents in the policy framework.
12. Practical applicability (if any):
- Apply solutions and recommendations proposed in the thesis in the process of making attraction policy, and developing high quality S&T human resources at universities in the context of international integration and the Fourth Industrial Revolution.
13. Further research directions, if any: Considering the applicability of solutions and recommendations proposed in the thesis, especially the construction of social mobility index/indicator of high quality S&T human resources at universities
14. Thesis-related publications:
  1. Dao Thanh Truong, Nguyen Thi Quynh Anh (2017), “A sociological approach to high-quality scientific and technological research and policy making in the Industrial Revolution trend 4.0”, VNU Jounal Social Sciences and Humanities Vol.3 (1b), pp. 14-28.
  2. Dao Thanh Truong, Nguyen Thi Quynh Anh (2017), Uber-based Research & Development (R&D) Human Resource: An Approach to Modern Human Resource Management. VNU Journal of Science: Policy and Management Studies Vol. 33 (1), pp. 22-33.
  3. Nguyen Van Khanh, Dao Thanh Truong, Nguyen Thi Quynh Anh, Do Hoang Nam (2018), “Science and Technology Human resource social mobility management for the socio-economic development in the Me Kong Delta, Vietnam)”, VNU Journal of Science: Policy and Management Studies Vol. 34 (1), pp. 1-9.
  4. Nguyen Thi Quynh Anh, Dang Kim Khanh Ly, Do Thi Lam Thanh (2019), “Applying the social mobility theory in managing high quality science and technology human resources adaptive to the context of the Fourth Industrial Revolution”, Vietnam Journal of Science and Technology Vol 61 (4), pp. 24-30.
  5. Nguyen Thi Quynh Anh (2021), “Applying the Rule of Social Mobility in Identifying Policy Frameworks to Attract High-Quality Science and Technology Human Resources to Universities”, VNU Journal of Science: Policy and Management Studies Vol. 36 (1), pp. 74-82.

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây