TTLV: Thế giới nhân vật nữ trong tác phẩm "Kiêu hãnh và định kiến" của Jane Austen

Thứ hai - 13/09/2021 01:17
1. Họ và tên học viên: THÁI HOÀNG VÂN                      2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 05/07/1993
4. Nơi sinh: Yên Bồng – Lạc Thủy – Hòa Bình
5. Quyết định công nhận học viên số: 4420/2019/QH-XHNV Ngày 26 tháng 11 năm  2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Không
7. Tên đề tài luận văn: Thế giới nhân vật nữ trong tác phẩm "Kiêu hãnh và định kiến" của Jane Austen
8. Chuyên ngành: Văn học nước ngoài; Mã số: 8229030.03
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:PGS.TS. Đào Duy Hiệp – Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã giải quyết được ba nội dung nghiên cứu quan trọng:
Thứ nhất: Luận văn đã tìm hiểu, nghiên cứu về Kiêu hãnh và định kiến – hai chủ đề chính của tác phẩm giúp người đọc hình dung rõ hơn về những quan niệm của nữ nhà văn Jane Austen đối với tình yêu và hôn nhân của tầng lớp quý tộc nhỏ tại Anh vào đầu thế kỷ 19. Hầu hết những người phụ nữ đều coi hôn nhân là mục tiêu của đời mình và muốn tìm kiếm một người chồng với gia sản thừa kế đủ lớn nhằm đảm bảo cho cuộc sống về sau. Tuy nhiên, trong xã hội ấy vẫn tồn tại những người phụ nữ mạnh mẽ, cứng cỏi, dám đứng lên bảo vệ tình yêu và coi tình yêu chính là tiền đề của một cuộc hôn nhân lâu dài và hạnh phúc. Họ là những cô gái được Jane Austen xây dựng nhằm cổ vũ phong trào nữ quyền, qua đó mang lại tình yêu đích thực và sự bình đẳng cho phụ nữ.
Thứ hai: Luận văn đã tìm hiểu, nghiên cứu về nhân vật Elizabeth và các nhân vật nữ trong tác phẩm Kiêu hãnh và định kiến. Từ đó cho ta thấy, Kiêu hãnh và định kiến là một cuốn tiểu thuyết tình yêu lãng mạn và nữ nhà văn Jane Austen muốn gửi gắm trong đây những ước vọng tốt đẹp nhất, ấp ủ những giấc mộng thiếu nữ cùng những cái kết viên mãn cho tình yêu đẹp đâm hoa kết trái. Tác phẩm trở thành một ngọn đuốc “hy vọng” nhen nhóm thắp sáng ánh lửa tình yêu tốt đẹp và chân thành trong xã hội đương thời và đồng thời cũng là một tác phẩm thể hiện được quan điểm, tư duy hiện đại, cởi trói những ràng buộc định kiến cho nữ giới bấy giờ.
Thứ ba: Luận văn đã tập trung tìm hiểu, nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Kiêu hãnh và định kiến qua phương diện: Ngoại hình – Tính cách. Chính nhờ sự kết tinh, kế thừa và phát huy tinh hoa văn chương thế kỷ 18 cùng với sự hòa quện tư duy, suy nghĩ xen lẫn nghệ thuật ngôn ngữ mới mẻ của tác giả trở thành một trong những lá cờ tiên phong cho chủ nghĩa lãng mạn ở thế kỷ 19 đã đem tên tuổi của Jane Austen trở thành một trong những nhà văn có nhiều ảnh hướng nhất và được trọng vọng trên văn đàn nước Anh.
Tóm lại, Kiêu hãnh và định kiến của nữ nhà văn Jane Austen đã xây dựng nên một hệ thống tầng lớp đan xen cùng thế giới nội tâm của rất nhiều nhân vật, đặc biệt là các nhân vật nữ trong truyện. Ở đây mỗi người có một vẻ ngoài cùng tính cách khác nhau, có định kiến và niềm kiêu hãnh khác nhau, có những niềm tin và những xung đột nội tâm khác nhau, tuy nhiên dưới ngòi bút của mình, Jane Austen lại có thể tổng hòa tất cả chúng lại với nhau thành một thể thống nhất, vừa hài hòa, vừa logic lại sống động như thật. Nhờ vậy khiến cho độc giả nhập tâm một cách tự nhiên và bị cuốn vào mạch truyện, mạch cảm xúc của nhân vật nói riêng và của tác giả nói chung; khiến người đọc như chứng kiến được một cảnh tượng nông thôn nước Anh tươi đẹp đầy sức sống, một thành thị London với những con người thuộc giới tầng thượng lưu khác biệt, một xã hội đầy định kiến và cách những con người tồn tại trong xã hội đó thể hiện niềm kiêu hãnh của mình, thể hiện được cách sống của mình, nội tâm, tình yêu và những khao khát hy vọng từ tận sâu đáy lòng.
Kiêu hãnh và định kiến tựa như một ngọn đuốc hy vọng soi sáng khoảng thời gian giao thời giữa hai thế kỷ, đầy mâu thuẫn nhưng vẫn thống nhất giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn. Qua đó gửi gắm những nỗi niềm, tâm tư, suy nghĩ và hy vọng của tác giả tới hàng triệu độc giả trong suốt hơn hai trăm năm qua.
11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: Không có
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Tâm lí nhân vật trong tình yêu và hôn nhân trong tác phẩm Kiêu hãnh và định kiến của Jane Austen
- Vấn đề nữ quyền trong tác phẩm Kiêu hãnh và định kiến của Jane Austen 
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : THAI HOANG VAN             2. Sex: Female
3. Date of birth: 05/07/1993                          4. Place of  birth: Hoa Binh
5. Admission decision number: 4420/2019/QH-XHNV signed by VNU University of Social Sciences and Humanities’s Academic Director Dated 26/11/2019
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title:
The world of female characters in novel Pride and prejudice of Jane Austen”
8. Major: Foreign literature                            9. Code: 8229030.03
10. Supervisors: Associate professor PhD Dao Duy Hiep - Literature Faculty, VNU University of Social Sciences and Humanities
11. Summary of the findings of the thesis:
The thesis has solved three important research issues:
Firstly: The thesis has explored and researched on Pride and Prejudice - the two main themes of the work to help readers better visualize Jane Austen's conceptions of love and marriage of the aristocratic class. small family in England in the early 19th century. Most of the women considered marriage as their goal in life and wanted to find a husband with a large enough inheritance to secure their future life. However, in that society, there are still strong, stubborn women who dare to stand up for love and consider love as the premise of a long and happy marriage. They are the girls built by Jane Austen to promote the feminist movement, thereby bringing true love and equality to women.
Second: The thesis has studied and researched about Elizabeth and female characters in Pride and Prejudice. From that, it can be seen that Pride and Prejudice is a romantic love novel and the female writer Jane Austen wants to convey here the best wishes, cherish the girls' dreams and the endings. Satisfied for the beautiful love that blooms and bears fruit. The work becomes a torch of "hope" that rekindles the light of good and sincere love in contemporary society and at the same time is a work that shows modern, untied views and thinking. prejudices for women at that time.
Third: The thesis has focused on learning and researching the art of character building in Pride and Prejudice through the aspect: Appearance - Personality. It is thanks to the crystallization, inheritance and promotion of the literary quintessence of the 18th century, along with the author's new blend of thinking, thinking, and language art that has become one of the pioneering flags for the subject. Romanticism in the 19th century made Jane Austen one of the most influential and respected writers in English literature.
In short, the Pride and Prejudice of female writer Jane Austen has built a class system that is intertwined with the inner world of many characters, especially female characters in the story. Here each person has a different appearance and personality, different prejudices and pride, different beliefs and inner conflicts, but under her pen, Jane Austen can synthesize all of them together into a unified whole, both harmonious, logical and lifelike. As a result, readers are naturally immersed in and caught up in the story line, the emotional circuit of the character in particular and of the author in general; makes the reader feel like witnessing a scene of the beautiful English countryside full of life, a London city with people of the different upper class, a prejudiced society and the way people exist in the world. that society shows its pride, shows its way of life, inner, love and longing for hope from the bottom of heart.
Pride and prejudice are like a torch of hope illuminating the juncture between two centuries, full of contradictions but still united between realism and romanticism. Thereby conveying the author's feelings, thoughts, thoughts and hopes to millions of readers over the past two hundred years.
12. Practical applicability, if any: No
13. Further research directions, if any:
- Character psychology in love and marriage in Jane Austen's Pride and Prejudice
- Feminism in Jane Austen's Pride and Prejudice
14. Thesis-related publications: No

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây