TTLV: Khảo sát lập luận trong các văn bản quảng cáo tiếng Việt

Thứ năm - 28/10/2010 23:18
Thông tin luận văn "Khảo sát lập luận trong các văn bản quảng cáo tiếng Việt" của Trần Thị Vũ Oanh chuyên ngành Ngôn ngữ học.
Thông tin luận văn "Khảo sát lập luận trong các văn bản quảng cáo tiếng Việt" của Trần Thị Vũ Oanh chuyên ngành Ngôn ngữ học. 1. Họ và tên học viên: Trần Thị Vũ Oanh 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 28 – 08 – 1985 4. Nơi sinh: Nam Định 5. Quyết định công nhận học viên số Quyết định số 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 2 tháng 11 năm 2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Khảo sát lập luận trong các văn bản quảng cáo tiếng Việt. 8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học 9. Mã số: 60 22 01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học (chức danh khoa học, học vị, họ và tên): GS. TS. Đinh Văn Đức 11. Tóm tắt các kết quả của luận văn (nêu tóm tắt các kết quả của luận văn, nhấn mạnh các kết quả mới, nếu có) Đề tài luận văn của tôi là “Khảo sát lập luận trong các văn bản quảng cáo tiếng Việt”. Ở luận văn này dựa trên lí thuyết lập luận chúng tôi sẽ ứng dụng vào khảo sát các văn bản quảng cáo tiếng Việt. Luận văn có 3 phần: mở đầu, nội dung, kết luận. Trong phần nội dung có 3 chương Chương 1: Những cơ sở lí thuyết có liên quan Ở chương này tôi đã đưa ra một số những lí thuyết sẽ được sử dụng ở chương 2 và chương 3 như lí thuyết lập luận, khái niệm câu và phân loại câu theo mục đích nói, các phương thức liên kết, quảng cáo. Chương 2: Các thành phần của một lập luận quảng cáo Chương này tôi chia làm 2 phần miêu tả và bàn luận. Phần miêu tả tôi đã miêu tả chi tiết về các thành phần luận cứ và kết luận của một lập luận quảng cáo trên các mục số lượng, vị trí, sự hiện diện, nội dung, phương thức ngôn ngữ sử dụng để liên kết, chức năng. Phần bàn luận tôi đưa ra những nhận xét dựa trên những số liệu cụ thể. Ví dụ: hầu hết các luận cứ được trình bày dưới dạng tường minh còn các kết luận thì có thể được trình bày dưới dạng tường minh hoặc hàm ẩn. Quảng cáo thường sử dụng 2 hoặc 3 luận cứ và một kết luận. Vị trí kết luận đứng sau luận cứ rất hay gặp. Luận cứ thường mang nội dung thông tin nói về ưu điểm của sản phẩm, dịch vụ và kết luận thường mang nội dung thông tin mời gọi mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Chương 3: Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói được sử dụng trong lập luận quảng cáo. Chương này cũng có 2 phần miêu tả và bàn luận. Phần miêu tả, tôi đã đi miêu tả từng kiểu câu tường thuật (câu kể), câu nghi vấn (câu hỏi), câu mệnh lệnh (câu cầu khiến), câu cảm thán qua các mục: nội dung thể hiện, sự xuất hiện, khung ngôn ngữ thường gặp. Phần bàn luận, tôi đã đưa ra một số nhận xét dựa trên số liệu cụ thể. Ví dụ: câu tường thuật được sử dụng nhiều nhất tiếp đó đến câu cầu khiến, câu nghi vấn, câu cảm thán. Trong một lập luận quảng cáo có thể kết hợp sử dụng nhiều kiểu câu. Câu tường thuật, nghi vấn, cảm thán hay được sử dụng cho luận cứ. Câu cầu khiến hay được sử dụng cho kết luận. Trên đây là những kết quả nghiên cứu trong luận văn của tôi. Tôi hi vọng luận văn sẽ góp phần làm rõ hơn lí thuyết lập luận nói chung và ứng dụng nó vào trong lĩnh vực quảng cáo nói riêng để tăng cường hiệu lưc của ngôn ngữ quảng cáo. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có) Ứng dụng vào trong lĩnh vực quảng cáo, góp phần làm tăng hiệu lực của ngôn ngữ quảng cáo. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo Nghiên cứu lập luận quảng cáo Việt Nam dưới góc độ văn hoá so sánh với lập luận quảng cáo phương Tây xem giống và khác gì từ đó cho ta cái nhìn và sự ảnh hưởng của văn hoá đối với một lập luận quảng cáo. 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Trần Thị Vũ Oanh 2. Sex: Female 3. Date of birth: 28 – 08 – 1985 4. Place of birth: Nam Định 5. Admission decision number: 2551QĐ-XHNV-KH& SĐH dated November 2nd, 2007 6. Changes in academic process: 7. Official thesis title: “An Investigation into Argumentation in Vietnamese Advertising Text”. 8. Major: Linguistics 9. Code: 60 22 01 10. Supervisors: Prof. Dr. Đinh Văn Đức 11. Summary of dissertation findings The subject of mi graduation paper is “An Investigation into Argumentation in Vietnamese Advertising Text” The graduation paper consists of three main parts, i.e. introduction, content, and conclusion. The content is divided into three chapters Chapter 1: Several basic theories dealt with the subject. In the first chapter, several basic concepts often used in chapter 2 and chapter 3 are presented, for example, argumentation theories, syntax definitions and speech- oriented classification, cohesion devices, and advertisement. Chapter 2: The components of advertising argumentation. This chapter is divided into two parts, i.e. description and discussion At the first stage, the details of argument and conclusion components are described in term of quantity, position, presence, content, cohesion, and function. At the second stage, comments based on collected data are given. For example, most of arguments are presented in explicit form while conclusions can be presented in explicit or implicit ones. A piece of advertising argumentation often has two or three arguments and one conclusion. Commonly the conclusion stands after arguments. Arguments mainly carry information showing advantages of advertising products or services. Meanwhile, conclusions often appeal to buying products or using services. Chapter 3: Categories of speech oriented sentences used in advertising argumentation. This chapter consists of two sections, i.e. description and discussion. Firstly, each pattern of sentences, i.e. indicative, interrogative, imperative, and exclamatory sentences in term of content, presence, and linguistic form are described. After that, comments based on collected data are given. For example, indicative sentences are used the most, followed by imperative, interrogative and exclamatory ones. In a piece of advertising argumentation several patterns of sentences can be combined. Indicative, interrogative, and exclamatory sentences are normally used in arguments, while imperative sentences are presented in the conclusion. Above are findings of the dissertation. It is expected the thesis will contribute to clarifying argumentation theory in general and applying to advertising in particular in order to enhance the effectiveness of advertising language 12. Practical applicability, if any: The thesis can be applied to advertising to strengthen the effectiveness of advertising language. 13. Further research: Further research can be continued with studying Vietnamese advertising argumentation from cultural perspective compared with Western version so that insight into the cultural influence on advertising argumentation can be attained. 14. Thesis-related publications: None

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây