Thông tin luận văn "Định hướng giá trị về gia đình hạnh phúc của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường" của HVCH Đào Thị Lan Hương, chuyên ngành Tâm lí học.
1. Họ và tên học viên: Đào Thị Lan Hương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 06/12/1984
4. Nơi sinh: Thái Học – Chí Linh – Hải Dương
5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SDH ngày 02/11/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Định hướng giá trị về gia đình hạnh phúc của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường
8. Chuyên ngành:Tâm lí học; Mã số: 603180
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Trương Thị Khánh Hà công tác tại Khoa Tâm lí học. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia Hà Nội, Thanh Xuân – Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Thông qua nghiên cứu đề tài “Định hướng giá trị về gia đình hạnh phúc của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường” chúng tôi thu được những kết quả như sau:
- GĐHP đòi hỏi phải có sự kết hợp của rất nhiều yếu tố, song quan trọng nhất đó là nền tảng tình yêu thương, sự thuỷ chung (Ā = 2,25) và sự đảm bảo về kinh tế trong gia đình (Ā = 3,33). 43,8% SVĐTNRT cho rằng yếu tố tình yêu, sự chung thuỷ là yếu tố được ưu tiên số một trong một gia đình hạnh phúc. Chỉ có 25% số SVĐTNRT cho rằng yếu tố đảm bảo kinh tế là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến một gia đình hạnh phúc. Còn các yếu tố khác là cần thiết, tuy nhiên có thứ bậc ưu tiên sếp sau hai yếu tố trên.
1. Phần lớn SVĐTNRT có sự thống nhất trong ĐHGT về GĐHP, về mô hình GĐHP và về các yếu tố nền tảng của một GĐHP. Tuy nhiên, có sự biệt giữa nam và nữ; giữa những người đã lập gia đình và những người chưa lập gia đình về mức độ ưu tiên các yếu tố nền tảng để hình thành một GĐHP: Nam thường coi trọng các yếu tố về kinh tế (35% nam so với 15% nữ); nữ thường có xu hướng coi trọng các yếu tố về tình cảm (45% nữ so với 42,5% nam). Những người chưa lập gia đình coi trọng các yếu tố kinh tế hơn (50,5% so với 32,5%); trong khi, những người đã lập gia đình lại coi trọng các yếu tố tình yêu hơn (35% so với 15%).
- Về mô hình gia đình: có tới 51,9% người được hỏi thích gia đình truyền thống hơn, và 39,2% thích gia đình hạt nhân. Trong đó, những người chưa lập gia đình ưa thích mô hình gia đình hạt nhân hơn những người đã lập gia đình (50% so với 28,2%); trái lại, những người đã lập gia đình lại thích mô hình gia đình truyền thống hơn những người chưa lập gia đình (61% so với 42,5%).
- Không có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ trong việc lựa chọn mô hình gia đình truyền thống (52,5% so với 51,3% nữ). Tuy nhiên, nam có xu hướng thích mô hình gia đình hạt nhân hơn nữ (42,5% so với 35,9%), nữ lại có xu hướng thích gia đình mở rộng hơn nam (12,8% nữ so với 5% nam).
- Đặc biệt về ĐHGT của SVĐTNRT về các yếu tố của người chồng để đảm bảo GĐHP trong đó 35% SVĐTNRT cho rằng người chồng cần là trụ cột trong gia đình và 20% cho rằng cần có công việc ổn định. Xét về giới thì nam giới cho rằng để đảm bảo GĐHP thì người chồng cần là người có công việc ổn định (30%), là trụ cột trong gia đình (20%) và thành đạt thu nhập cao (20%). Trong khi nữ giới lại cho rằng để đảm bảo GĐHP người chồng cần có công việc ổn đinh (30%), chung thuỷ (25%).
- ĐHGT của SVĐTNRT về các yếu tố của người vợ để đảm bảo GĐHP, 30% SVĐTNRT cho rằng người vợ cần chung thuỷ, 25% cho rằng người vợ cần chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái. Khi so sánh giữa nam và nữ giới cho chúng ta kết quả, 35% nam giới cho rằng người vợ cần chung thuỷ, 30% người vợ cần biết chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái. Trong đó 25% nữ giới cho rằng người vợ cần có công việc ổn định để đảm bảo GĐHP, và 20% cần biết chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Không
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Định hướng giá trị về gia đình hạnh phúc của thanh niên, sinh viên.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
- Nguyễn Thị Thuý Hạnh (2003), Tìm hiểu quan niệm của sinh viên hiện nay về hạnh phúc gia đình, Luận văn thạc sĩ Tâm lí học, Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.
- Phùng Thị Kim Anh (2009), “Quan niệm về hạnh phúc gia đình thời kì đổi mới”, Tạp chí nghiên cứu Gia đình và Giới
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Dao Thi Huong Lan
2. Sex: Female
3. Date of birth: 06 December 1984
4. Place of birth: Thai Hoc – Chi Linh – Hai Duong
5. Admission Decision No.: 2551/2007/QD – XHNV – KH & SDH issued by the President of University of Social Sciences and Humanities, Under Hanoi National University.
6. Changes during the training course: No
7. Thesis title: How do the graduated students define on a happy family?
8. Major: Psychology; Code: 603180
9. Supervisor: Prof. Truong Thi Khanh Ha, lecturer of Psychology Department , University of Social Sciences and Humanities - Under Hanoi National University, Thanh Xuan District, Hanoi City.
10. Doctoral Thesis Report:
- “A happy family” is a combination of many factors in which love and loyalty (Ā = 2.25) and economy insurance (Ā = 3.33) are the most important. Most of graduated students (43.8%) think that love and loyalty are the most decisive factors of a happy family. Only 25 % of them regard economy as the most important factor which defines a happy family. Besides three factors, there are some other factors.
- Most graduated students agree with the definition of a happy family‘s values, happy family model and its basic factors. However, there is differences between men and women; married person and single one in order of the basic factors forming a happy family, for example, men consider economy much more important than women (about 35% male in comparison with 15 % female); whereas women much more consider about the factors relating to emotion (45% women out of 42.5% men). The results also state that unmarried person values economic factor more (50.5% in comparison with 32.5%); and married person care more about love (35 % out of 15%).
- About family model: Over 51.9% of interviewees prefer the traditional family than nuclear one (39.2%). While unmarried person prefers nuclear family than traditional one (50% out of 28.2%); married person likes traditional family more (61% out of 42.5%).
- About role of husband in a happy family, 35 % of graduated students expect husband to be a pile of family and he must have a steady job. About 30 % men believe that a steady job is important, and 20% of them choose husband as a pile of family and should have a good salary (20%). For women, they think a steady job is very important ( 30%), and loyalty (25%).
- About role of wife in a happy family, 35 % graduated students expect wife to be loyal, 30% of them expect wife to care about the family and breed the children. The results of the research show that 20 % graduated students think wife should have a steady job and 20 % of them expect wife to take care of family and breed the children.
11. Potential application:
12. The further research: How younger define a happy family?
13. References:
- Nguyen Thi Thuy Hanh (2003), Research about the students‘s view point of happy family, Doctoral thesis on Psychology, University of Social Sciences and Humanities, Under Hanoi National University, Hanoi.
- Phung Thi Kim Anh (2009), “The concept of a happy family in modern life”, Journal of Family and Gender Studies.