TTLV: Kinh tế đồn điền ở Đông Ấn Hà Lan (giai đoạn 1870-1942)

Thứ tư - 10/11/2021 02:10
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Tuấn Quang                        2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 08/07/1995                                                     4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số 3379/QĐ-XHNV-ĐT ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian đào tạo từ 12/2019 đến 2021.
7. Tên đề tài luận văn: Kinh tế đồn điền ở Đông Ấn Hà Lan (giai đoạn 1870-1942)
8. Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới    Mã số: 60 22 03 11
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Thủy, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Bằng việc mô tả và phân tích lịch sử ra đời, phát triển và các đặc điểm của kinh tế đồn điền tại thuộc địa Đông Ấn Hà Lan (giai đoạn 1870-1942), luận văn cung cấp một cái nhìn rõ nét về một mô hình kinh tế thực dân điển hình tại Đông Nam Á. Kinh tế đồn điền tại thuộc địa Đông Ấn Hà Lan có nguồn gốc từ thời kỳ Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC), phát triển trong thời gian cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX đã đóng vai trò chính yếu xuyên suốt lịch sử nền kinh tế thuộc địa. Sự phát triển và bành trướng của đồn điền đã góp phần thúc đẩy và định hình chủ nghĩa thực dân Hà Lan. Trong khi đó, mối liên kết sâu của kinh tế đồn điền với nền kinh tế quốc tế giai đoạn này đã gây ra các tác động biến đổi lớn về kinh tế - xã hội của thuộc địa Đông Ấn, mà di sản của nó có tác động sâu rộng đến lịch sử kinh tế Indonesia trong thời kỳ cận – hiện đại. 
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Phân tích và lý giải về sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế đồn điền trong giai đoạn từ 1870 đến 1942 và mối liên hệ của nó với sự phát triển của chế độ thực dân Hà Lan tại thuộc địa Đông Ấn (Indonesia ngày nay). Luận văn có thể là tài liệu nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử thế giới và lịch sử Đông Nam Á cận – hiện đại, góp phần so sánh và làm rõ về lịch sử kinh tế đồn điền ở các nước thuộc địa khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Từ trường hợp nghiên cứu về kinh tế đồn điền tại Indonesia thời kỳ thuộc địa, trong tương lai, hướng nghiên cứu có thể sẽ phân tích chuyên sâu và so sánh các kinh tế đồn điền ở các nước khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ thuộc địa, mở rộng ra lịch sử kinh tế - xã hội của khu vực thời kỳ cận – hiện đại.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyễn Tuấn Quang                                                2. Gender: Male
3. Date of birh: 8th July 1995                                                         4. Place of birth: Hanoi
5. Admision decision number: 3379/QĐ-XHNV-ĐT  Dated: 19/12/2017
6. Changes in academic process: Term extension from 12/2019 to 2021.
7. Official thesis title: Plantation Economy in the Netherland East Indies (1870-1942)
8. Major: World History                                                                9. Code: 60 22 03 11
10. Supervisors: Associate Professor Pham Van Thuy, PhD, Faculty of History - University of Social Sciences and Humanities, Hanoi - Vietnam National University.
11. Summary of the findings of thesis:
By describing and analysing the history of formation and development of plantation economy in the Netherland East Indies (1870-1942), this thesis provides an insight into a “model” colonial economy system in Southeast Asia. Plantation economy in the Netherland East Indies, originated during Dutch East India Company (VOC) period and developed from the end of 19th to early 20th century, played a vital role throughout the history of the colonial economy; while the development itself shaped Dutch modern imperialism. The deep connection and intergration of plantation economy with the world economy at large had major influence on the socio-economy of the Netherland East Indies, of which consequences are still deeply felt in modern Indonesian economic history.
12. Practical applicability:
This thesis explains the development of plantation economy in the Netherland East Indies (modern-day Indonesia) in the period from 1870 to 1942 and its relation with the development of the Dutch colonial regime. Therefore the thesis could be used as teaching material in world history and modern Southeast Asian history, or as material for comparative research on plantation economies in the region, including Vietnam.
13. Further research directions:
From this case study on plantation economy in colonial Indonesia, research in the future could go further to analyse and compare between different colonial Southeast Asian plantation economies, as well as the socio-economic history of the region in the modern period.
14. Thesis-related publications: none

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây