1. Họ và tên học viên: Lê Cường 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 25/09/1963
4. Nơi sinh: Thừa thiên – Huế
5. Quyết định công nhận học viên số: số 3617/2018/QĐ-XHNV ngày 04/12/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian học tập theo Quyết định số 2102/QĐ-XHNV ngày 10 tháng 11 năm 2020; Quyết định số 703/QĐ-XHNV ngày 05 tháng 04 năm 2021 và Quyết định số 2453/QĐ-XHNV ngày 19 tháng 11 năm 2021.
7. Tên đề tài luận văn: Nghệ thuật dàn dựng trong phim dành cho tuổi mới lớn : Trường hợp phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh", "Cô gái đến từ ngày hôm qua"
8. Chuyên ngành: Lí luận lịch sử điện ảnh - truyền hình; Mã số: 8210232.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Phương Liên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Để khảo sát hai trường hợp phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Cô gái đến từ hôm qua, chúng tôi áp dụng lý thuyết về nghệ thuật dàn cảnh và dựng phim trong điện ảnh bằng phương pháp so sánh, nghiên cứu trường hợp và xã hội học. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng thao tác thống kê, khảo sát và một số thao tác khác.
Dàn cảnh và dựng phim là hai khâu cách biệt nhau bởi quá trình quay phim trong cả một dự án phim khi đã khởi công. Nhưng sự liên đới giữa hai khâu đầu và cuối của tiến trình này vô cùng quan trọng khi hai khâu này thể hiện vai trò cá nhân của đạo diễn rõ hơn cả. Cho dù công tác dàn cảnh hay dựng phim khi làm hậu kỳ đều có sự bàn bạc, trao đổi giữa tổ đạo diễn và nhà quay phim cũng như sự tham gia ý kiến của bên đạo cụ, ánh sáng (dàn cảnh); tổ kỹ thuật, âm thanh (dựng phim)... đôi khi là cả nhà sản xuất; song trách nhiệm và vai trò mặc nhiên của đạo diễn một bộ phim sẽ mang tính quyết định trong hai khâu này. Do vậy, khảo sát và nghiên cứu hai khâu này trong nghệ thuật dàn dựng là cách chúng tôi trực tiếp hướng đến tài năng của đạo diễn trong hai trường hợp được khảo sát ở các chương sau.
Ai cũng biết, việc hình thành hệ thống quy tắc ở bất kì lĩnh vực nào đều nhằm mục đích khiến cho công việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cụ thể, việc tuân theo quy tắc một cách máy móc lại không hữu ích bằng việc phá vỡ quy tắc. Lịch sử thế giới đã có nhiều trường hợp thành công vượt trội nhờ nắm vững quy tắc để phá vỡ nó, vượt lên trên nó. Và bằng chứng gần gũi hơn là không ít phim Việt của ta tuân theo quy tắc một cách khá chặt chẽ như Đường đua, Lạc giới, Đoạt hồn, Bụi đời Chợ Lớn, Hương ga… và cố gắng kể một câu chuyện hấp dẫn với nhiều tình tiết gay cấn, nhân vật có nhiều nét đặc biệt, nhiều chiêu trò “dẫn dụ” khán giả như diễn viên ngôi sao, chi tiết rùng rợn, yếu tố sex… nhưng đều chưa thực sự thành công như mong muốn. Còn Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, dù vi phạm quy tắc sáng tác nhưng vẫn được công chúng chấp nhận và thành công rực rỡ. Rõ ràng, việc tuân theo quy tắc đôi khi không cần thiết, nhất là ở lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật. Một người nghệ sĩ khi đã có thể tạo ra những “phản quy tắc” thì chắc chắn anh ta phải hiểu rõ những quy tắc trong lĩnh vực chuyên môn của mình hơn ai hết. Và điểm khác biệt giữa một nghệ sĩ giỏi và nghệ sĩ bình thường là ở chỗ người nghệ sĩ bình thường là “nô lệ” của quy tắc còn người nghệ sĩ giỏi thì không. Họ biết cách làm chủ các quy tắc để tự do vươn tới cái đẹp. Đạo diễn Victor Vũ và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là một minh chứng cho điều đó.
Nhà nghiên cứu Hoàng Cẩm Giang khẳng định: "là sản phẩm của xã hội hiện đại, điện ảnh cũng phản ánh một cách nhạy bén tất cả các khía cạnh của xã hội hiện đại, bao gồm cả vấn đề của "đô thị"- "nông thôn" cũng như sự tương tác- chuyển giao giữa chúng [3; tr.110]. Bản thân các mỗi tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã có sự liên kết giữa hai không gian này rất chặt chẽ vì ông lớn lên ở vùng đất Quảng Nam có truyền thống lâu đời về ngoại thương nên đô thị hóa từ đã vài trăm năm song những vùng nông thôn ven biển lại đẹp thơ mộng và hết sức yên bình. Có lẽ bởi thế trong những bộ phim chuyển thể từ tác phẩm của ông, cảnh đẹp thiên nhiên chưa bao giờ bị các nhà làm phim xem nhẹ, nhất là khi việc dàn cảnh tốt sẽ tạo hiệu ứng xuất sắc cho quá trình tự sự của bộ phim. Với Cô gái đến từ hôm qua, không có yếu tố quảng bá cho một vùng đất cụ thể như trường hợp Phú Yên trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, nhưng một đô thị tĩnh tại, bình yên và những cảnh ngoại thành đầy chất thơ, là nơi những chàng trai cô gái trẻ tuổi đang chìm đắm trong tình yêu học trò tìm được trong mình không gian thăng hoa (bãi biển, cánh đồng, thác nước và suối, vườn...) có thể coi là tác dụng quan trọng của dàn cảnh và dựng phim đối với khán giả. Ấn tượng lưu lại trong những người trẻ vừa bước ra khỏi rạp là một mảnh đất thanh bình, cuộc sống êm ả với nhiều hứa hẹn của tình yêu đôi lứa, trong tương lai, hoàn toàn có thể kỳ vọng khi Phan Gia Nhật Linh mang sản phẩm nghệ thuật của mình ra thế giới, bạn bè quốc tế sẽ tìm thấy trong đó bóng dáng của một Việt Nam hôm nay tràn đầy sức trẻ từ cảnh vật cho tới nỗ lực kể câu chuyện của dân tộc mình, thế hệ mình theo một cách mới, chứ không còn nỗi ám ảnh về sự tội nghiệp của những nạn nhân của chiến tranh và đói nghèo. Với độ tuổi của một đạo diễn đang bước vào độ chín tài năng, chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng!
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Le Cuong 2. Sex: Male
3. Date of birth: 25/09/1963 4. Place of birth: Thua Thien – Hue
5. Admission decision number: 3617/2018/QĐ-XHNV Dated 04/12/2018
6. Changes in academic process: Extension of study period according to Decision No. 2102/QD-XHNV dated November 10, 2020; Decision No. 703/QD-XHNV dated April 5, 2021 and Decision No. 2453/QD-XHNV dated November 19, 2021.
7. Official thesis title: Art of Blocking and Mongtage for Coming Age in Case: Dear Brother and The Girl from Yesterday.
8. Major: Argument, history and criticism of cinema and television 9.Code: 8210232.01
10. Supervisors: Dr. Nguyen Phuong Lien - Faculty of Literature, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
11. Summary of the results of the thesis:
To survey two the films Dear Brother and The Girl from Yesterday, we apply the theory of blocking and montage by methods of comparison, case study and sociology. In addition, we also use statistical, survey and some other operations.
Blocking and montage are two stages separate from each other in the filming process of a whole movie project once it's started. But the connection between the first and last stages of this process is extremely important as these two films show the director's personal role most clearly. Whether film blocking or montageworks in post-production involve the discussions and exchanges between the director and cinematographers as well as the participation of the props and lighting (blocking); technical team, sound (montage)... sometimes even the producer; However, the responsibility and implicit role of film director will be decisive in these two films. Therefore, surveying and studying these two films in the art of blocking is our way of directing the director's talent in the two cases in the following chapters.
Everyone knows that the formation of a system of rules in any field is aimed at making work more efficient. However, in many specific cases, following the rules is not as helpful as breaking the rules. World’s history has had many cases of outstanding success through mastering the rule to break it, rise above it. And closer proof is that many of our Vietnamese films follow the rules such as Đường đua, Lạc giới, Đoạt hồn, Bụi đời Chợ Lớn, Hương ga... and try to tell a compelling story with many thrilling details, characters with many special features, many tricks to "seduce" the audience such as star actors, creepy details, sex elements ... but they have not been really successful as expected. Dear brother violated the rules of compositionbut were still accepted by the public and had great success. Obviously, following the rules is sometimes unnecessary, especially in the field of artistic creation. An artist who can create "anti-rules" must surely understand the rules of his field of expertise better than anyone. And the difference between a good artist and an ordinary one is that the ordinary one is a "slave" of the rules while the good one is not. They know how to master the rules to freely reach for beauty. Directors Victor Vu and Dear Brotheris a proof of that.
Researcher Hoang Cam Giang asserts: "As a product of modern society, cinema also sensitively reflects all aspects of modern society, including the issue of "urban" "- "rural" as well as the interaction-transfer between them [3; p.110]. Each work of writer Nguyen Nhat Anh itself has a close connection between these two spaces because he grew up in the land of Quang Nam with a long tradition of foreign trade, so it has been urbanized for several hundred years, but the coastal countryside is poetic and very peaceful. Because of that, in the movie based on his book, the natural beauty has never been overlooked by filmmakers, especially when blockingwill create excellent effects for the film's narrative process. There wasno promotional element for a specific land in The Girl from Yesterday like Phu Yen in Dear Brother, but a quiet, peaceful city and poetic suburban scenes, where the Young boys and girls who are immersed in the love of students find themselves in (beach, field, waterfall and stream, garden...) which can be considered as an important effect of the blocking and montagefor the audience. The impression left on young audiences was a peaceful land, a quiet life with many promises of love, in the future, it is completely possible to expect Phan Gia Nhat Linh to bring his product to the world, international friends will find in it a Vietnam full of energy, from the scenery to the effort to tell story of nations, generations in a new way, without the obsession of the victims of war and poverty. With the talented director, we completely can hope!
12. Practical applicability, if any:
13. Further research directions, if any:
14. Thesis-related publications: