TTLV: Quan hệ Ba Lan – Liên minh châu Âu (2004-2015)

Thứ hai - 21/06/2021 23:11
1. Họ và tên học viên:  NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN                         2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 21/07/1997
4. Nơi sinh: Đà Nẵng
5. Quyết định công nhận học viên số: 4420/2019/QĐ-XHNV ngày: 26/11/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Quan hệ Ba Lan – Liên minh châu Âu (2004-2015)
8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế ; Mã số: 8310601.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Hồng Hạnh công tác tại Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: 
Đề tài Quan hệ Ba Lan – Liên minh châu Âu (2004-2015) được nghiên cứu trong 3 chương. Ở chương 1, tác giả phân tích các yếu tố tác động đến quan hệ Ba Lan - EU trong bối cảnh khu vực và thế giới; quan hệ giữa hai chủ thể trước khi gia nhập – tạo tiền đề cho quan hệ sau 2004 và khái quát chính sách của Ba Lan đối với Liên minh châu Âu và ngược lại.
Dựa trên các yếu tố tác động kết hợp với các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, cùng tư duy khoa học biện chứng, ở chương 2 luận văn tập trung đi sâu vào nghiên cứu thực trạng quan hệ giữa hai chủ thể trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh - quốc phòng và các lĩnh vực khác trong giai đoạn 2004 - 2015 thông qua việc chọn các sự kiện, vấn đề nổi bật chi phối quan hệ giữa một nước thành viên và một thể chế khu vực. 
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, luận văn đưa ra nhận xét mối quan hệ giữa hai chủ thể ở chương 3 thông qua phân tích đặc điểm của mối quan hệ, những thuận lợi, khó khăn còn tồn tại trong mối quan hệ của cả hai. Qua đó, rút ra gợi ý chính sách cho Việt Nam trong quan hệ với ASEAN cũng như quan hệ song phương, đa phương với các nước thành viên EU, trong đó có Ba Lan. Điều đặc biệt ở đây, Ba Lan – thuộc thành viên trong khối nước Đông Âu cũ, việc gia nhập EU của Ba Lan nói riêng và quá trình hội nhập chung sẽ là thông tin có giá trị giúp cho Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. 
11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: 
Việc nghiên cứu đề tài này góp phần cung cấp tài liệu về châu Âu học, phục vụ công tác nghiên cứu về các nước Đông Âu cũ và nghiên cứu về EU. Khi mà ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ mối quan hệ Ba Lan – Liên minh châu Âu thì đề tài này sẽ đáp ứng, bổ sung vào những mảng còn thiếu trong nghiên cứu quan hệ quốc tế ở Việt Nam. Hơn nữa, sự hội nhập của Ba Lan vào EU cũng sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam, nhất là trong mối quan hệ với thể chế khu vực – ASEAN. 
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục theo dõi, nghiên cứu cặp quan hệ này trong các giai đoạn tiếp theo; hoặc mở rộng phạm vi nghiên cứu quan hệ giữa EU và các quốc gia thành viên Trung Đông Âu cũ, trường hợp Ba Lan. 
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS


1. Full name : NGUYEN THI HONG YEN                  2. Sex: Female
3. Date of birth: 21/07/1997                                        4. Place of  birth: Danang
5. Admission decision number: 420/2019/QĐ-XHNV    Dated: 26/11/2019
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Poland - European Union relations (2004-2015)
8. Major: International Relations                                      9. Code: 8310601.01
10. Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Bui Hong Hanh – Faculty of International Studies, VNU University of Social Sciences and Humanities (Hanoi).
11. Summary of the findings of the thesis: 
The thesis “Polish-European Union relations (2004-2015)” has been studied in 3 chapters. In chapter 1, the author analyzes the factors affecting Poland - EU relations in the regional and world context; relations between the two subjects before accession – creating a premise for relations after 2004 and Poland's policy towards the European Union and vice versa.
Based on the influencing factors combined with international relations research methods, and dialectical scientific thinking, in chapter 2, the thesis focuses on studying the real situation of the relationship between the two subjects on international relations. in the fields of politics, economy, security - defence and other fields in the period 2004 - 2015 through the selection of outstanding events and issues that govern the relationship between a member state and a regional institution.
Based on research on the current situation, in chapter 3, the thesis comments on the relationship between Poland and the EU by analyzing the characteristics of the relationship and the advantages and disadvantages that still exist in the relationship among the two subjects. Thereby, drawing policy suggestions for Vietnam in relations with ASEAN as well as bilateral and multilateral relations with EU member states, including Poland. Especially, Poland is a member of the former Eastern European bloc, Poland's accession to the EU in particular and the general integration process will be valuable information to help Vietnam in the integration process on region and international.
12. Practical applicability, if any: 
The thesis contributes to providing documents on European studies, serving the study of the former Eastern European countries and the study of the EU. While in Vietnam there has not been a systematic and complete study of the Polish-European Union relationship, this topic will meet and supplement the missing areas in the study of international relations in Vietnam. Moreover, Poland's integration into the EU will also be a valuable lesson for Vietnam, especially in its relationship with the regional institution - ASEAN.
13. Further research directions, if any: Continue to follow and research this pair of relationships in the next stages; or expand the scope of the study of relations between the EU and the former Central-Eastern European member states, the case of Poland.
14. Thesis-related publications: 

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây