TTLA: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự giúp đỡ của Liên Xô về giáo dục và đào tạo thời kỳ 1954-1975

Thứ tư - 23/06/2021 23:48
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: PHẠM VĂN GIỀNG                    2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 11/8/1988                                                             4. Nơi sinh: Quảng Ninh
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3253/2016/QĐ-XHNV ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Hiệu trưởng trường ĐHKHXHNV, ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 
7. Tên đề tài luận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự giúp đỡ của Liên Xô về giáo dục và đào tạo thời kỳ 1954-1975
8. Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam                9. Mã số: 62 22 03 15
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Quang Vinh
11. Tóm tắt các kết quả mới của Luận án
Luận án phân tích những nhân tố tác động đến quá trình Việt Nam tranh thủ sự giúp đỡ của Liên Xô trong lĩnh vực GD & ĐT.
Dựa trên các tư liệu lịch sử, luận án tái hiện lại chủ trương và quá trình tranh thủ sự giúp đỡ của Liên Xô về GD & ĐT của Đảng trong hai giai đoạn: 1954 - 1964; 1965 - 1975.
Luận án rút ra nhận xét về những ưu điểm: Đảng nhận thức đúng nên tranh thủ được sự giúp đỡ của Liên Xô về giáo dục và đào tạo để đề ra đường lối, chủ trương phát triển giáo dục và đào tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam, tổng hợp và phân tích các thành tựu của Đảng trong quá trình tranh thủ Liên Xô. Sự ủng hộ của Liên Xô đã giúp Việt Nam xây dựng nguồn nhân lực mới - nhân tố quan trọng của một quốc gia non trẻ trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sự ủng hộ trên thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước được củng cố và phát triển vững chắc. Việt Nam đã tận dụng có hiệu quả sự ủng hộ của Liên Xô nhằm phát triển sức mạnh nội lực. Từ kinh nghiệm trong hoạch định, Đảng đã tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhằm biến sức mạnh ngoại lực (thông qua sự ủng hộ về GD & ĐT của Liên Xô) thành sức mạnh nội lực và làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Luận án rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình tranh thủ sự giúp đỡ của Liên Xô để vận dụng, phát triển trong giai đoạn hiện nay.  
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Phục vụ cho việc nghiên cứu các môn học chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử đối ngoại Việt Nam, lịch sử giáo dục và đào tạo.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): 
14. Các công trình dã công bố có liên quan đến luận án: 
- Phạm Văn Giềng (2015), “Triển vọng hợp tác đào tạo nguồn nhân lực trên lĩnh vực kinh tế với Liên bang Nga trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (449), tr. 36-39.
- Phạm Văn Giềng (2016), “Một số kinh nghiệm sử dụng và quản lý chuyên gia kinh tế Liên Xô ở miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)”, Tạp chí kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (Số cuối tháng 4), tr. 86-88.
- Phạm Văn Giềng (2019), “Vai trò của Liên Xô trong đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng (348), tr. 64-67.
- Phạm Văn Giềng (2019), “Sự giúp đỡ về giáo dục và đào tạo của Liên Xô đối với Việt Nam (1954 - 1975), Tạp chí thông tin khoa học chính trị (04-16), tr. 96-98.
- Phạm Văn Giềng (2019), “Ảnh hưởng của văn hóa Xô viết đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia “Văn hóa Việt Nam trong sự phát triển”, tr. 281-284.
- Phạm Văn Giềng (2021), “Việt Nam tranh thủ sự đỡ của Liên Xô về giáo dục và đào tạo thời kỳ 1954 - 1975”, Tạp chí Lịch sử Đảng (364), tr. 71-75.
 
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: PHAM VAN GIENG               2. Sex: Male
3. Date of birth: 8/11/1988                          4. Place of birth: Quang Ninh
5. Admission decision number: 3253/2016/QĐ-XHNV on 30th, September, 2016 by rector of USSH, VNU
6. Changes in academic process: None
7. Offical thesis title: The leading party enlisted the Soviet’s support of education and training from 1954 to 1975
8. Major: History of the Communist Party of Vietnam    9. Code: 62 22 03 15
10. Supervisors: Ass Prof., Dr. Vu Quang Vinh
11. Summary of the new findings of the thesis: 
The thesis analyzes the factors affecting the process of Vietnam enlisting the support of the Soviet Union in terms of education and training.
Based on historical documents, the thesis recreates the policy and process of enlisting the Soviet Union's support in education and training of the Party in two periods: 1954 - 1964; 1965 - 1975.
The thesis provides comments on the advantages: Comprehending the right perception, the Party enlisted the help of the Soviet Union in education and training to set out guidelines and policies for the development of education and training in line with reality in Vietnam; synthesized and analyzed the achievements of the Party in the process of enlisting the Soviet Union. The support of the Soviet Union helped Vietnam build new human resources - an important factor of a young country in the resistance war against the US. The above support impulsed the relationship between the two countries to be consolidated and solidly developed. Vietnam has effectively utilized the support of the Soviet Union to develop internal strength. From the experience in planning, the Party has strengthened the direction and organization of implementation in order to turn the external strength (through the support of education and training of the Soviet Union) into internal strength and make the victory of the resistance war against American imperialism. The thesis illustrates lessons learned in the process of enlisting the help of the Soviet Union to apply and develop in the current period.
12. Practical applicability: Serves for the study of specialized subjects in the history of the Communist Party of Vietnam, the history of Vietnam's foreign affairs, and the history of education and training.
13. Further research directions, if any: 
14. Thesis-related publications: 
- Pham V.G (2015), "Prospects of cooperation in training human resources in the economic field with the Russian Federation in the current period", Journal of Asia-Pacific Economy (449), pp. 36-39.
- Pham V.G (2016), "Some experiences in using and managing Soviet economic experts in North Vietnam during the war against the US (1954 - 1975)", Journal of Asia-Pacific Economy (last April), pp. 86-88.
- Pham V.G (2019), "The role of the Soviet Union in training human resources for Vietnam", Journal of Party History (348), pp. 64-67.
- Pham V.G (2019), "The help of Soviet education and training for Vietnam (1954 - 1975)", Journal of Political Science Information (04-16), pp. 96-98.
- Pham V.G (2019), "The influence of Soviet culture on Vietnam in the current period", Proceedings of the National Scientific Conference "Vietnamese culture in the development”, pp. 281-284.
- Pham V.G (2021), "Vietnam enlisted the support of the Soviet Union in education and training from1954 to 1975", Journal of Party History (364), pp. 71-75.

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây