TTLV: Truyền thông chính sách giảm nghèo trên sóng đài truyền thanh cấp huyện, tỉnh Cà Mau

Thứ sáu - 13/11/2020 02:38
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Quốc Hiệp                 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 02/12/1978
4. Nơi sinh: Khóm 2, phường Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
5. Quyết định công nhận học viên số: 3617/2018/QĐ-XHNV ngày 4 tháng 12 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: “Truyền thông chính sách giảm nghèo trên sóng đài truyền thanh cấp huyện, tỉnh Cà Mau"
8. Chuyên ngành: Báo chí học định hướng ứng dụng;  Mã số: 8320101.01 (UD)
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS-TS Đặng Thị Thu Hương- Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường ĐHKHXH&NV.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
            Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài, tác giả đi đến nhận định: “Truyền thông chính sách giảm nghèo trên sóng đài truyền thanh cấp huyện là quá trình chuyển tải, phổ biến, thông tin về những quy định, quyết định cùng những giải pháp của Nhà nước nhằm thực hiện hoạt động giảm nghèo; qua sóng Đài truyền thanh cấp huyện và bằng loại hình báo chí phát thanh; nhằm tác động đến cán bộ, nhân dân, đặc biệt là người nghèo.”
Qua khảo sát thông điệp, khảo sát ý kiến thính giả nghe đài huyện cùng với phỏng vấn sâu lãnh đạo UBND, lãnh đạo và phóng viên các đài truyền thanh huyện trong tỉnh Cà Mau; đi đến kết luận công tác truyền thông chính sách giảm nghèo trên sóng đài truyền thanh cấp huyện có những thành công và hạn chế sau đây:
Về thành công: công chúng bắt đầu có sự quan tâm đến nội dung truyền thanh cấp huyện, với tỷ lệ người nghe đài thường xuyên và rất thường xuyên chiếm 72%. Người dân qua khảo sát đều cho rằng tin tưởng và rất tin tưởng và có thể áp dụng làm theo những thông tin trên sóng đài truyền thanh các huyện.
Về hạn chế: chất lượng thông tin còn kém, còn trung thành với các báo cáo thành tích, nêu chuyện chúng ta làm mà ít có thông tin mang hơi thở cuộc sống, ít phản ánh những hiện thực cuộc sống từ cơ sở, thông tin theo lối mòn, thiếu khai thác thế mạnh âm thanh trong tác phẩm phát thanh; lượng thính giả của truyền thanh còn rất ít; thông tin nhàm chán thiếu hấp dẫn, có 10% cho rằng nội dung tin còn khó hiểu…
Trên cơ sở phân tích nguyên nhân thành công và hạn chế, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng truyền thông chính sách giảm nghèo nói riêng, chính sách nói chung trên sóng đài truyền thanh cấp huyện.
Vấn đề thứ nhất và rất quan trọng là phải đổi mới nội dung và hình thức truyền thông. Về nội dung nên khai thác nhiều hơn tiếng nói từ cơ sở; nên cung cấp những thông tin người dân cần hơn là báo cáo lại kết quả, thành tích các ngành đã làm được; tăng cường thông tin theo hướng chia sẻ, trao đổi, trang bị kỹ năng trong cuộc sống; khai thác chi tiết đắc giá theo hướng có giá trị, ảnh hưởng đến nhiều người; truyền thông chính sách phải cụ thể hóa thông qua câu chuyện cụ thể không nên nêu nguyên văn…Về hình thức nên phát huy tốt lợi thế về âm thanh trong phát thanh; tăng cường sản xuất các chương trình chuyên đề; ghi nhận nhiều hơn ý kiến trao đổi từ cơ sở, người dân, doanh nghiệp; câu cú, tin bài cần ngắn gọn hơn, viết thể chủ động, làm tròn số liệu, sử dụng động từ; thay đổi format chương trình, phát thanh viên thể hiện theo kiểu trò chuyện với thính giả thay vì đọc cho thính giả nghe.
Thứ hai là thay đổi tư duy lãnh đạo, cách thức thông tin theo hướng các ngành không nên can thiệp vào nội dung thông tin của đài truyền thanh huyện.
Thứ ba là Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng cho phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên.
Thứ tư là tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất thiết bị nhằm khích lệ sự sáng tạo, đổi mới nội dung thông tin cũng như lan tỏa sóng phát thanh rộng rãi trong nhân dân nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông.
Thứ 5 là cần tận dụng tốt lợi thế mạng xã hội để khai thác thông tin và truyền tải thông tin được rộng rãi hơn.
Những câu chuyện về giảm nghèo cần được tiếp cận một cách nhẹ nhàng thể hiện qua những tình huống, trường hợp, câu chuyện đơn giản và dung dị của cuộc sống sẽ là cách để truyền thanh huyện gần gũi hơn với thính giả. Ngoài ra, để thu hút thính giả, phát thanh phải lạ, phải mới, hấp dẫn và không theo lối mòn một cách nhàm chán. Đó là vấn đề đặt ra và cũng là mong muốn của người thực hiện đề tài.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Đề tài này khá sát hợp với thực tiễn hoạt động của các đài truyền thanh cấp huyện trong tỉnh Cà Mau nên ít nhiều sẽ giúp ích cho các đơn vị trong quá trình thực hiện, nhằm thay đổi nội dung, hình thức thông tin, góp phần thu hút công chúng; giúp cho việc truyền thông chính sách nói chung, chính sách giảm nghèo nói riêng đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả hơn; góp phần cho truyền thanh cấp huyện trở nên gần gũi và là người bạn đồng hành của người dân trong thực hiện các hoạt động tại cơ sở.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Qua quá trình áp dụng vào thực tiễn tại đơn vị mình, bản thân tác giả đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi nhằm tìm ra giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng truyền thông chính sách giảm nghèo trên sóng đài truyền thanh cấp huyện trong tỉnh.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Đề tài: “Truyền thông chính sách giảm nghèo trên sóng dài truyền thanh cấp huyện ở tỉnh Cà Mau”, Tạp chí Người làm báo, số 436, tháng 6 năm 2020, Trang 135-137.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Quoc Hiep                                 2. Sex: Male
3. Date of birth: 02 December 1978
4. Place of birth: Group 2, Tan Thanh Ward, Ca Mau City, Ca Mau Province
5. Admission decision number: 3617/2018/QĐ-XHNV on Dec. 4, 2018 of the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: "Communication on poverty reduction policy on district  radio  wave, Ca Mau Province"
8. Major : Journalism in application orientation;  Code : 8320101.01 (UD)
9. Supervisor : PhD Dang Thi Thu Huong - School of Journalism and Communications (SJC) University of Social Sciences and Humanities.
10. Summary of the findings of the thesis :
          On the basis of the systematization of theoretical and practical issues in connection to the thesis, the author is aware that : "The communication of poverty reduction policy on the district level radio is a popular process including news on about regulations, decisions and also solutions of the State in order to perform the poverty reduction operation ; through district level radio wave and by the type of broadcast media, with a view to harvest influence towards government officials and people, especially the poor aiming at contributing to sustainable poverty reduction. "
Through the survey of messages, with a number of listeners to the district radio along with a wide and deep interview given by leaders of the People's Committee, managers and reporters of radio stations in Ca Mau province, it is showed that : the media diffusion of poverty reduction policy on the district radio has really obtained some success but with  still limited as follows :
For success : the public has begun to get  an interest in district level radio content, with a frequently listening rate and very frequently accounted for 72% . The people through the survey believe that they have confidence and can trust to apply and to follow the information on the district radio waves.
In terms of limitations : the quality of information is not yet high, still loyal to the achievement reports, state the story having been done but there is little information to bring breath of life, less reflection of the real life from local places, information by the way of trails, lack of exploitation of sound strengths in the radio works; the audience quantity is still little ; boring information lacking appeal, 10% believe that the broadcasting content is still confusing...
On the basis of analysis on reasons leading to success and limitation, the author also offers a number of recommended solutions aiming at enhancing the quality of the communication of poverty reduction policy in particular, the policy in general on district level radio broadcasts.
The first and very important issue is to change the content and form of communication. About the content it should exploit more voices from the locals.  It should provide information from people rather than the report of results, achievements performed by branches and sectors; strengthen information towards sharing orientation, exchanging and equipped with skills in life; exploiting valuable details in the direction of value able to affecting many people; policy communications must be specific through real stories in a flexible manner... in terms of form, it is advisable to promote good sound advantages in radio; enhancing production of thematic programs; noting much more the opinion of the exchange from the locals, people, enterprises; punctuation, news articles need to be shorter, write proactively, round figures, use words and verbs; changing the format of the program, broadcaster should show the communication style with listeners instead of reading news to listeners.
Second recommendation is to change leadership thought, sectors should not interfere with the information content of the district radio.
The third is training and fostering advanced skills for reporters, editors, broadcasters .
Fourth is to strengthen the expenditure, equipment facilities to encourage creativity, innovative information content as well as spreading radio waves widely in people to improve communication efficiency.
Fifth is to make good use of the social network advantage to exploit information and convey information to be more widely.
Stories about poverty reduction need to be gently approached through situations, cases, simple stories of life will be the way for the district radio to be closer to listeners. In addition, to attract listeners, broadcasting radio would be strange, new, attractive and does not follow the path in a boring way. It is the problem put forward and also the wish of the person implementing the theme.
11. Practical application capabilities :
This subject is quite close to the practical activities of district level radio stations in Ca Mau Province which so more or less would help the units in the implementation process to change content and form of information, contribute to public attraction; this is helpful to policy communication in general, and in particular the policy of poverty reduction going into depth and attaining more effectivity; contributing to the district radio transmission which will become close and be a companion of the people in the implementation of the operations at the grassroots levels.
12. Further research directions :
Through the process of applying in the practice at the own unit, the author himself will continue to research and seek to find out solutions to further improve the quality of the communication poverty reduction policy in district level radio communication in the province.
13. Thesis-related Publication :

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây