1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Mai 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 29/04/1995
4. Nơi sinh: Phường Cộng Hoà, Thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
5. Quyết định công nhận học viên số: 3014/QĐ-XHNV ngày 30 tháng 07 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian đào tạo từ 31/7/2021 đến 30/6/2022.
7. Tên đề tài luận văn: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất thông tin giải trí chỉ dẫn của báo chí.
8. Chuyên ngành: Báo chí học ; Mã số: 8320101.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Anh Đức, Giảng viên tại Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đề tài “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất thông tin giải trí chỉ dẫn của báo chí” gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về trí tuệ nhân tạo (AI) và khả năng ứng dụng AI trong sản xuất thông tin của báo chí.
- Chương 2: Khảo sát thực trạng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong sản xuất thông tin giải trí chỉ dẫn ở báo VNExpress.
- Chương 3: Vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng AI trong sản xuất thông tin giải trí chỉ dẫn của báo chí.
Luận văn đã thực hiện khảo sát việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong sản xuất thông tin giải trí. Tại Việt Nam, tác giả nghiên cứu việc ứng dụng AI vào sản xuất các thông tin báo chí thông qua đi sâu tìm hiểu các ứng dụng AI của VnExpress trong quy trình sản xuất thông tin báo chí, những lợi ích và khác biệt sau khi VnExpress ứng dụng AI vào hoạt động chuyên môn.
Luận văn đã thực hiện nghiên cứu thông qua khảo sát 26 nhà báo/người làm truyền thông tại các cơ quan báo chí truyền thông tại Việt Nam về việc ứng dụng AI trong sản xuất thông tin giải trí chỉ dẫn của báo chí Việt Nam, tiến hành khảo sát về mức độ am hiểu và sẵn sàng ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong sản xuất thông tin báo chí.
Từ những nghiên cứu và khảo sát trên, luận văn rút ra kết luận liệu AI có thể thay thế được con người trong quá trình sản xuất báo chí hay không. Để không bị thụt lùi, người làm báo hiện đại cần phải trang bị những kiến thức và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) như thế nào trong quá trình sản xuất báo chí.
Thông qua luận văn sẽ cùng cấp cái nhìn sâu sắc, đa chiều về thực trạng ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghệ 4.0, mà ở đây là trí tuệ nhân tạo (AI) vào sản xuất thông tin báo chí, từ đó đánh giá và đề xuất các hướng đi nhằm nâng cao chất lượng các tin tức báo chí trong tương lai.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là cơ sở để các cơ quan báo chí, đài truyền hình, công ty sản xuất thông tin giải trí chỉ dẫn có những đánh giá bước đầu về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) khi sản xuất và quản lý thông tin trên kênh của mình. Lãnh đạo các cơ quan báo chí sẽ nhìn ra được cơ hội khi đón đầu công nghệ.Cũng qua luận văn, các nhà lãnh đạo tại các tòa soạn báo cũng thấy được những lợi ích cũng như hạn chế khi sử dụng trí tuệ nhân tạo của từng lĩnh vực ứng dụng trong báo chí để có kế hoạch đầu tư công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) phù hợp với ngân sách và chiến lược phát triển của báo mình.
Luận văn sẽ giúp hệ các nhà báo, biên tập viên, cộng tác viên báo chí hiểu một cách có hệ thống về ý nghĩa của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong sản xuất thông tin báo chí để vận dụng một cách có hiệu quả các giải pháp công nghệ có ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản phẩm của mình.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không có
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Mai
2. Sex: Female
3. Date of birth: April 29th 1995
4. Place of birth: Cong Hoa ward, Quang Yen commune, Quang Ninh province
5. Admission decision number: 3014/QĐ-XHNV Dated: July 30th 2019 of Dean of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi
6. Changes in academic process: Extension of the training period from July 31st 2021 to June 30th 2022
7. Official thesis title: Application of Artificial Intelligence on production of navigation and entertainment news
8. Major: Journalism 9. Code: 8320101.01
10. Supervisors: Dr. Do Anh Duc, Lecturer at the Institute of Journalism and Communication, University of Social Sciences and Humanities, VNU
11. Summary of the findings of the thesis:
Thesis’s topic: “Application of Artificial Intelligence on production of navigation and entertainment news” includes 03 chapters:
- Chapter 1: Overview about Artificial Intelligence (AI) and ability to apply AI into news production of journalism.
- Chapter 2: Survey the current situation of Artificial Intelligence (AI) application on production of navigation and entertainment news in the case of VNExpress.
- Chapter 3: Issues findings and solutions to enhance the effectiveness of AI application on production of navigation and entertainment news
The thesis has surveyed the application of artificial intelligence (AI) in the production of entertainment information. In Vietnam, the author studies the application of AI in the production of press information by delving into VNExpress's AI applications in the press information production process, the benefits and differences after VNExpress applies AI to professional activities.
The thesis has carried out research through surveying 26 journalists/communicators at press agencies in Vietnam on the application of AI in the production of entertainment information and instructions of the Vietnamese press. conducted a survey on the level of understanding and willingness to apply Artificial Intelligence (AI) in the production of press information.
From the above studies and surveys, the thesis draws conclusions whether AI can replace humans in the production of journalism. In order not to be left behind, modern journalists need to be equipped with the knowledge and how to apply artificial intelligence (AI) in the process of journalistic production.
Through the thesis, it will provide an insight and multi-dimensional view on the actual application of achievements of the 4.0 technology revolution, here is artificial intelligence (AI) in the production of journalistic information, thereby assessing evaluate and propose directions to improve the quality of press news in the future.
12. Practical applicability, if any:
The research results of the thesis will be the basis for press agencies, television stations, and entertainment information production companies to only make initial assessments on the application of artificial intelligence (AI) when produce and manage information on its channel. Leaders of press agencies will see opportunities when catching up with technology. Also, through the thesis, leaders at newsrooms also see the benefits as well as limitations when using artificial intelligence. of each field of application in journalism to have a technology and artificial intelligence (AI) investment plan in line with its budget and development strategy.
The thesis will help the system of journalists, editors and press collaborators to systematically understand the meaning of applying artificial intelligence (AI) in the production of journalistic information to apply it effectively. effectively technology solutions with application of artificial intelligence in their products.
13. Further research directions, if any: Not yet
14. Thesis-related publications: No