1. Họ và tên học viên: TRẦN THANH CHƯƠNG 2. Giới tính: Nam.
3. Ngày sinh: 25/5/1978.
4. Nơi sinh: Hưng Lợi, Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
5. Quyết định công nhận học viên số: 4419/2019/ QĐ-XHNV ngày 26 tháng 11 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Kéo dài thời gian học tập từ 27/11/2021 đến ngày 26/05/2022.
7. Tên đề tài luận văn: Vấn đề ứng phó hạn và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long trên sóng truyền hình Trung ương.
8. Chuyên ngành: Báo chí học ; Mã số: 8320101-01-UD.
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Bùi Chí Trung - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã khái quát và làm rõ mặt lý luận về vấn đề ứng phó hạn và xâm nhập mặn trên báo chí, truyền hình trên cơ sở hệ thống hóa những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài.Qua đó khẳng định truyền hình thực hiện xuyên suốt 3 chức năng: Tuyên truyền, hướng dẫn; giám sát và phản biện; cổ vũ, khích lệ về ứng phó hạn và xâm nhập mặn. Ngoài ra, luận văn đã xây dựng bảng tiêu chí đánh giá, nội dung, hình thức để làm cơ sở so sánh, đối chiếu và nhận xét về chất lượng các tác phẩm truyền hình. Tác giả đã khảo sát 489 tác phẩm về ứng phó hạn và xâm nhập mặn ở ĐBSCL trong thời gian từ tháng 06/2020 – 06/2021 trên 3 kênh truyền hình VTV1, VTV9 và VNews. Các tác phẩm truyền hình phong phú về chủ đề, nội dung, được thể hiện dưới các thể loại, hình thức khác nhau, đã cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về hạn hán, xâm nhập mặn; có những tác động nhất định tới nhận thức của đối tượng tiếp nhận. Tập trung vào 4 nhóm vấn đề: Tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Cung cấp thông tin cơ bản, diễn biến của tình hình hạn và xâm nhập mặn ở ĐBSCL; Tư vấn, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và đưa ra những khuyến cáo, chỉ dẫn ứng phó hạn và xâm nhập mặn hiệu quả; Giới thiệu, biểu dương các mô hình ứng phó hạn và xâm nhập mặn hay, hiệu quả. Tuy vậy các tin bài vẫn còn một số hạn chế về nội dung như phản ánh chưa toàn diện. Còn thiếu những tác phẩm phổ biến kiến thức cũng như mang tính phản biện cao.
Hình thức các tác phẩm có một số đổi mới, cải tiến theo hướng gần gũi, sinh động hơn. Sử dụng phóng viên dẫn hiện trường kết hợp đồ họa, biểu đồ cũng như xâu chuỗi thành vệt đề tài, góc nhìn, tiêu điểm…tạo ấn tượng tốt với công chúng. Song một số tin bài còn rơi vào tình trạng miêu tả quá nhiều, lời bình dài với các số liệu khó hiểu, khô khan.
Từ những ưu, nhược điểm của các tác phẩm truyền hình, tác giả đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp thời gian tới. Đó là nâng cao nhận thức và tăng cường sự chỉ đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ ngành Trung ương, địa phương và cả cơ quan báo chí đối với hoạt động thông tin về ứng phó hạn và xâm nhập mặn. Tăng cường việc liên kết, phối hợp giữa các cơ quan báo chí với các cơ quan có liên quan. Các kênh truyền hình tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức thông tin về ứng phó hạn và xâm nhập mặn ở ĐBSCL. Nhất thiết phải xây dựng các chuyên đề, chuyên mục về BĐKH, hạn hán và xâm nhập mặn. Đặc biệt cơ quan báo chí cần xây dựng đội ngũ nhà báo có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có tâm huyết và am hiểu lĩnh vực này. Ngoài ra các kênh truyền hình có thể điều chỉnh cho phù hợp số lượng, thời lượng và tần suất phát sóng các tác phẩm về ứng phó hạn và xâm nhập mặn ở ĐBSCL.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : TRAN THANH CHUONG 2. Sex: Male
3. Date of birth: 25/05/1978 4. Place of birth: Can Tho
5. Admission decision number: 4419/2019/ QĐ-XHNV Dated: 26/11/2019
6. Changes in academic process: Extend the study period from November 27, 2021 to May 26, 2022.
7. Official thesis title: The problem of drought response and saltwater intrusion in the Mekong Delta on central television.
8. Major: Journalism 9. Code: 8320101-01-UD
10. Supervisors: Assoc. Dr. Bui Chi Trung - University of Social Sciences and Humanities, VNU.
11. Summary of the findings of the thesis:
The thesis has generalized and clarified the theoretical aspects of drought and saltwater intrusion response in the press and television on the basis of systematizing basic concepts related to the topic. Thereby affirming television perform 3 functions throughout: propaganda, guidance; monitoring and feedback; encourage and encourage response to drought and saltwater intrusion. In addition, the thesis has built a table of evaluation criteria, content and form to serve as a basis for comparing, contrasting and commenting on the quality of television works. The author surveyed 489 works on response to drought and saltwater intrusion in the Mekong Delta during the period from June 2020 to June 2021 on three television channels VTV1, VTV9 and VNews. Television works rich in topics and content, shown in different genres and forms, have provided the most basic knowledge about drought and saltwater intrusion; have certain effects on the perception of the recipient. Focusing on four groups of issues: Propaganda on the guidelines and lines of the Party, policies and laws of the State; Provide basic information, developments of drought and saline intrusion in the Mekong Delta; Consulting, disseminating knowledge and experiences and giving recommendations and instructions to effectively cope with drought and saltwater intrusion; Introducing and praising good and effective models of drought and saltwater intrusion response. However, the news articles still have some limitations in terms of content such as incomplete reflection. There is a shortage of works that disseminate knowledge as well as highly critical.
The form of the works has some innovations and improvements in the direction of being closer and more vivid. Using a reporter to lead the scene, combine graphics, charts as well as string into topics, perspectives, focal points, etc., to create a good impression on the public. But some news articles still fall into the state of too much description, long comments with confusing and dry data.
From the advantages and disadvantages of television works, the author has boldly proposed solutions in the coming time. That is to raise awareness and strengthen the direction of the Party, State, central and local ministries, and even the press agency for information activities on response to drought and saltwater intrusion. Strengthen linkage and coordination between press agencies and relevant agencies. Television channels continue to innovate the content and form of information on response to drought and saltwater intrusion in the Mekong Delta. It is necessary to develop topics and categories on climate change, drought and saltwater intrusion. In particular, the press agency needs to build a team of journalists with professional knowledge, solid expertise, enthusiasm and understanding in this field. In addition, television channels can be adjusted to suit the number, duration and frequency of broadcasting works on drought response and saltwater intrusion in the Mekong Delta.
12. Practical applicability, if any:
13. Further research directions, if any:
14. Thesis-related publications: