TTLV: Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế văn hóa công sở tại Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu

Thứ sáu - 08/10/2021 07:46
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Trọng Đại                                  2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 10/8/1981
4. Nơi sinh: Thanh Quang, Thanh Hà, Hải Dương
5. Quyết định công nhận học viên số: 4420/QĐ – XHNV ngày 26/11/2019
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài của Luận văn: Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế văn hóa công sở tại Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu”.
8. Chuyên ngành: Quản trị văn phòng                                            Mã số: 8340406.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Hồng Duy
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về xây dựng quy chế văn hoá công sở. Chương 1 hướng tới mục tiêu hệ thống hoá cơ sở lý luận về xây dựng quy chế văn hoá công sở, làm rõ các khái niệm cơ bản như khái niệm văn hoá, khái niệm công sở, khái niệm văn hoá công sở, khái niệm về quy chế. Bên cạnh đó chương 1 còn làm rõ nội dung như đặc trưng văn hóa công sở, yếu tố tác động đến văn hóa công sở. Trong phần cơ sở pháp lý xây dựng quy chế văn hóa công sở, tác giả làm rõ khái niệm quy chế văn hóa công sở, hệ thống các quy định về văn hóa công sở, sự cần thiết phải xây dựng quy chế văn hóa công sở đối với cơ quan, tổ chức.
Chương 2: Thực trạng văn hoá công sở tại Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu. Trên cơ sở lý luận và pháp lý về xây dựng văn hoá công sở tại chương 1, chương 2 tác giả giới thiệu khái quát về Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu, lịch sử hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng BTTM, nhận thức của cán bộ, nhân viên, chiến sỹ Văn phòng về chức năng nhiệm vụ của cơ quan, chức trách nhiệm vụ của bản thân, về đạo đức công vụ. Phần tiếp theo tác giả phân tích sâu về các vấn đề như văn hóa nhận thức của cán bộ, nhân viên, chiến sỹ, văn hóa quản lý, văn hóa giao tiếp, ứng xử, trang phục, tác phong quân nhân, môi trường làm việc của cơ quan. Cuối chương 2 nêu một số nhận xét về ưu khuyết điểm, nguyên nhân của công tác xây dựng văn hoá công sở tại Văn phòng BTTM.
Chương 3: Từ những thực trạng văn hoá công sở tại chương 2, sang chương 3 tác giả xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế văn hoá công sở ở cơ quan Văn phòng BTTM với các nội dung như trách nhiệm xây dựng quy chế, quy trình xây dựng quy chế, nội dung, bố cục quy chế, trách nhiệm tổ chức, phương pháp thực hiện quy chế và một số vấn đề về công tác khen thưởng, kỷ luật, sơ tổng kết giai đoạn, định kỳ cải tiến, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của cơ quan.
            Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả của đề tài dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ, nhân viên làm công tác văn phòng. Thông qua đề tài giúp cho người nghiên cứu tự học tập, cập nhật và củng cố kiến thức, nâng cao năng lực bản thân, vận dụng lý luận vào thực tiễn, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, xây dựng cho mình phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả, đồng thời nhận thức sâu hơn về tầm quan trọng của văn hóa công sở đối với cơ quan hành chính nhà nước nói chung, cơ quan hành chính quân sự của quân đội nói riêng.
 
INFORMATION OF MASTER THESIS

1. Learner’s name: Nguyen Trong Dai                            2. Gender: Male
3. Date of birth: 10 August 1981
4. Place of birth: Thanh Quang, Thanh Ha, Hai Duong
5. Decision on learner recognition no.: 4420/QĐ – XHNV dated 26 November 2019
6. Changes in training process:
7. Title of thesis: Develop and organize to implement office culture rules at the General Staff Office ”.
8. Major: Office Management                                                         Code: 8340406.01
9. Supervisor: PhD. Nguyen Hong Duy
10. Summary of thesis’s findings:
Chapter 1: Theoretical and legal basis for developing office culture rules. Chapter 1 aims to the targets of systemizing theoretical basis for developing office culture rules, clarifying basic concepts such as culture, office, office culture, and rules. Besides, chapter 1 also clarifies contents including typical characteristics of office culture, and factors impacting office culture. In the part of legal basis for developing office culture rules, the author clarifies the concept of office culture rules, the system of regulations on office culture, and the necessity of developing office culture rules for agencies, organizations.
Chapter 2: The current situation of office culture at the General Staff Office. In accordance with the theoretical and legal basis for developing office culture rules in chapter 1, the author, in chapter 2, provides general introduction to the General Staff Office, its history of establishment and development, its functions and tasks, perception of officers, employees, soldiers in the Office regarding functions and tasks of the office, responsibilities and tasks of themselves, and public service ethics. In the next part, the author deeply analyzes issues such as perception culture of officers, employees, soldiers, management culture, communication and behavior culture, costume and style of servicemen, working environment of the office. In the end of chapter 2, the author gives some comments on good points, bad points, reasons in developing office culture at the General Staff Office.
Chapter 3: From the current situation of office culture provided in chapter 2, the author, in chapter 3, develops and organizes to implement office culture rules at the General Staff Office with contents such as responsibility for rules development, procedures of rules development, contents and layout of rules, responsibility for organization, methods of implementing rules and some issues on reward, discipline, summary of implementation phases, periodical improvement and amendment to suite the office’s development.
            Practical applicability: The findings of the thesis can be used as a reference for officers, employees working in offices. The thesis also helps researchers learn, update, and reinforce their knowledge, improve their personal competence, apply theories in practice, practice professional skills and develop their scientific and efficient working methods, and have deeper perception on the importance of office culture in state administrative agencies in general and military administrative agencies in particular.  

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây