Tin tức

Nhiều nhà khoa học tham góp ý kiến nghiên cứu về tư tưởng HCM trong đổi mới sáng tạo

Chủ nhật - 19/05/2024 22:41
Tọa đàm với chủ đề “Bộ khái niệm công cụ, khung lý thuyết, cách tiếp cận, các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu của Đề tài “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng HCM trong phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo thời kỳ đổi mới” đã được tổ chức chiều ngày 16/5 vừa qua tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, giảng viên, sinh viên của nhà trường.
Tọa đàm thu hút sự tham dự của nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực
Tọa đàm nằm trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài KX.02.29/21-25 thuộc Chương trình Khoa học và công nghệ đặc biệt cấp quốc gia 2021 - 2025 “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới (giai đoạn từ 1986 đến nay, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045)” do PGS.TS Lại Quốc Khánh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN làm chủ nhiệm đề tài.
Tọa đàm đã lắng nghe và thảo luận các nội dung của tham luận với chủ đề “Hệ sinh thái Đổi mới Sáng tạo Việt Nam, vai trò của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia trong kết nối và thúc đẩy hệ sinh thái” do bà Nguyễn Thị Ngọc Dung - Chuyên gia cấp cao Nghiên cứu và Phát triển Hệ sinh thái Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp, thuộc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Việt Nam (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày.
Qua những phân tích về bức tranh về Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo Việt Nam, diễn giả đã đưa ra nhiều khuyến nghị chính sách, như việc thiết kế các chính sách đổi mới mang tính chuyển đổi nhằm tác động đến quá trình chuyển đổi từ hệ thống đổi mới sang hệ sinh thái đổi mới. Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung nhấn mạnh việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc hoạch định chính sách đặc biệt trong phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài, người Việt Nam ở Hải ngoại; phát triển khuyến khích thanh niên tham gia khởi nghiệp; phát huy thế mạnh văn hóa Việt Nam, truyền thống Trung - Tín - Nghĩa.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung - Chuyên gia cấp cao Nghiên cứu và Phát triển Hệ sinh thái Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp chia sẻ tại tọa đàm
Các đại biểu tham dự toạ đàm cũng được nghe các ý kiến chuyên môn sâu sắc về các vấn đề liên quan đến khái niệm, cách tiếp cận, khung lý thuyết nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển KH&CN, ĐMST của PGS.TS Trần Ngọc Liêu (trường ĐHKHXH&NV), PGS.TS. Thiếu tướng Nguyễn Văn Thế (Học viện Chính trị, Bộ Quốc Phòng), TS Đinh Quang Thành (Học viện CTQGHCM), TS. Phan Thanh Hải (Học viện BC&TT), v.v..
PGS.TS Lại Quốc Khánh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, Chủ nhiệm đề tài KX.02.29/21-25
PGS.TS Lại Quốc Khánh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, Chủ nhiệm đề tài nhấn mạnh, trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh không nói nhiều về ĐMST nhưng thật ra lại chứa rất nhiều cách tư duy, tiếp cận và phương thức triển khai của Người rất cơ bản, có tầm sâu rộng. Vấn đề con người được đề cao, nhất là con người được đào tạo của ngành khoa học căn bản, nhấn mạnh thành tựu và nhân tài của ĐMST là quan trọng nhất.
Những vấn đề nêu ra trong phần trình bày của chuyên gia Nguyễn Thị Ngọc Dung đã nêu ra các vấn đề trực tiếp, khoa học và xác đáng về bộ khái niệm công cụ, khung lý thuyết, cách tiếp cận, các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu của Đề tài KX.02.29/21-25 dưới góc nhìn của nhà khoa học nghiên cứu về hệ sinh thái ĐMST tại Việt Nam.
Tọa đàm cũng là diễn đàn trao đổi và thể hiện sự tương đồng trong cách triển khai đề tài nghiên cứu về “Bộ khái niệm công cụ, khung lý thuyết, cách tiếp cận, các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu của Đề tài “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng HCM trong phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo thời kỳ đổi mới” từ các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau, mở ra nhiều khía cạnh để đề tài tiếp tục trao đổi, nghiên cứu ở các tọa đàm tiếp theo.
PGS.TS. Trần Ngọc Liêu - Nguyên phó chủ nhiệm khoa Triết học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN trao đổi tại tọa đàm
Năm 2024, trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài KX.02.29/21-25, Ban chủ nhiệm đề tài tổ chức 03 hội thảo và 15 tọa đàm, thu hút sự tham dự của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các tổ chức, doanh nghiệp tại trung ương và địa phương… Trong đó, các hội thảo, tọa đàm sẽ triển khai thảo luận, thống nhất khung lý thuyết của đề tài; nghiên cứu thực tiễn ứng dụng các khung khổ lý thuyết tại các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp; đề xuất các nhóm giải pháp đột phá của đề tài, v.v..
Tin bài liên quan:
Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo thời kỳ đổi mới
Nghiên cứu, vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo ở Thái Nguyên

Tác giả: Thuy Dung – USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây