Cách đây vừa đúng 15 năm, ngày 21-10-1995, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã kí quyết định thành lập Khoa Quốc tế học thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đánh dấu sự ra đời của một cơ sở đào tạo ngành Quốc tế học đầu tiên trong danh mục các ngành đào tạo của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Ngành học này có nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực về nghiên cứu quốc tế và phục vụ hoạt động đối ngoại, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của đất nước là cải cách và mở cửa đã được chính thức thông qua tại Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam.
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Vũ Dương Ninh được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm khoa đầu tiên của Khoa Quốc tế học.
Sau 15 năm phấn đấu kiên trì liên tục với quyết tâm cao, các thầy giáo, cô giáo và sinh viên đã xây dựng Khoa Quốc tế học từ một đơn vị đào tạo hoàn toàn mới mẻ, chưa có tên tuổi trở thành một địa chỉ tin cậy, có chất lượng cao, được xã hội thừa nhận và có bản sắc riêng. Đó là sự kết hợp giữa đào tạo - nghiên cứu các vấn đề quốc tế gắn liền với vị trí, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế; giữa những vấn đề toàn cầu với những vấn đề khu vực; giữa những vấn đề lí thuyết với việc phục vụ thực tiễn xã hội.
Về đội ngũ và tổ chức, hiện nay Khoa Quốc tế học có 20 cán bộ giảng dạy và chuyên viên gồm các phó giáo sư, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học và thạc sĩ. Đặc điểm nổi bật của đội ngũ giảng viên Khoa Quốc tế học là có độ tuổi trẻ, phần lớn được đào tạo ở nước ngoài, có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ tốt, có khả năng kế thừa, đổi mới và hội nhập.
Về đào tạo, chương trình đào tạo của Khoa Quốc tế học được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản, hệ thống, hiện đại và hội nhập. Ngoài khối kiến thức chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sinh viên ngành Quốc tế học được trang bị những khối kiến thức cơ bản sau đây: 1) Khối kiến thức về lịch sử quan hệ quốc tế, các tổ chức quốc tế; 2) Các khu vực trên thế giới bao gồm châu Âu và châu Mĩ; 3) Các vấn đề quốc tế bao gồm kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hoá…; 4) Các vấn đề chính sách và quan hệ đối ngoại của Việt Nam; 5) Ngoại ngữ và các kĩ năng nghiên cứu, giao tiếp, đàm phán quốc tế. Sau phần kiến thức cơ bản, sinh viên sẽ chọn một trong ba chuyên ngành là Quan hệ quốc tế, Nghiên cứu châu Âu, Nghiên cứu châu Mĩ.
Mỗi năm Khoa Quốc tế học tuyển khoảng 80-100 sinh viên hệ cử nhân. Bắt đầu từ năm 2003, Khoa đã tuyển sinh đào tạo hệ cao học, trung bình 25-30 học viên mỗi khoá. Trong những năm tới, Khoa Quốc tế học sẽ tổ chức liên kết đào tạo cao học với Đại học Humboldt (CHLB Đức) và mở chương trình tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế.
Về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, đặc điểm nổi bật của Khoa Quốc tế học là sự kết hợp một cách hài hoà giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học, giữa nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Sau 15 năm nghiên cứu và giảng dạy, cán bộ của Khoa đã công bố được 305 bài báo trên các tạp chí trong nước và ngoài nước, 90 đầu sách giáo trình, chuyên khảo, tham khảo, sách dịch, đã và đang thực hiện 72 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và đã trình bày hàng trăm báo cáo khoa học tại các hội thảo quốc tế và trong nước. Khoa đã xây dựng quan hệ hợp tác tin cậy và hiệu quả với nhiều trường đại học của Pháp, CHLB Đức, Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia… cùng nhiều cơ quan ngoại giao tại Hà Nội, nhiều tổ chức quốc tế như Quỹ Ford, Quỹ châu Á, Quỹ Konrad Adenauer, Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD), Quỹ Rosa Luxemburg, Viện Goethe. Với sự giúp đỡ của Quỹ Ford, Khoa đã cùng Học viện Ngoại giao và Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh hình thành mạng lưới nghiên cứu và đào tạo Quan hệ quốc tế/Quốc tế học. Với sự giúp đỡ của Quỹ châu Á, Khoa đã xây dựng một chương trình giảng dạy Hoa Kì học bài bản đầu tiên ở Việt Nam. Đồng thời, Khoa đã hợp tác với nhiều trường đại học ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang để xây dựng chương trình và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu Hoa Kì học, phù hợp với các mục tiêu đào tạo của Việt Nam. Ngoài ra, Khoa cũng nhận được sự hợp tác hiệu quả của hầu hết các viện nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
15 năm là một khoảng thời gian không dài, nhưng Khoa Quốc tế học đã bước đầu xây dựng được một nền tảng vững chắc, khẳng định vị thế và xác định phương hướng phát triển lâu dài, ổn định và bền vững.
Nhân dịp Khoa Quốc tế học tròn 15 tuổi, thay mặt Ban Chủ nhiệm Khoa, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự đóng góp của các thế hệ thầy và trò Khoa Quốc tế học, sự lãnh đạo của Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, sự hợp tác giúp đỡ của các trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Hà Nội mùa Thu năm 2010
PGS.TS. Phạm Quang Minh
Chủ nhiệm Khoa Quốc tế học
The Faculty of International Studies:
15 Years of Building up and Development
Just 15 years ago, on October 21, 1995, President of Vietnam National University - Hanoi signed a decision to establish the Faculty of International Studies (FIS) at Hanoi University of Social Sciences and Humanities (USSH), marking the birth of a new study field, the International Studies, in the Vietnamese higher educational system. The study field is aimed at training experts who will deal with international studies and serve external relations, meeting Vietnam’s essential needs of renovation and openness which were approved by the 6th Congress of the Vietnamese Communist Party.
Professor Vũ Dương Ninh, who was awarded with the title of People’s Teacher, was appointed the first Dean of FIS.
With great efforts made in the 15 years, FIS’s staff and students have turned a newly-born, then unknown, educational institution, namely FIS, into a highly credible and qualified training one which has unique features and been accredited by society. The features include the combination of training and doing research on international issues relating to Vietnam’s international role and position, on global and regional issues, on theoretical and practical issues meeting social needs.
Regarding the staff and organization, at present, FIS has 20 lecturers and office workers, of which the former include associate professors, PhD and MA holders. The dominant feature of the teaching staff is that most of them are young and abroad-educated, hence having good knowledge of their specialities and foreign languages, being capable of undertaking the country’s renovation and integration proccess.
As far as the training task is concerned, FIS’s training programs are built on basic, systematic, modern and integrative principles. Apart from courses on general knowledge prescribed by the Ministry of Education and Training, FIS’s students are provided with the following groups of basic knowledge: 1) History of international relations and international organizations; 2) Area studies, including European and American Studies; 3) International issues in economics, politics, law, culture,…; 4) Policies and foreign relations of Vietnam; 5) Foreign languages, skills of doing research, communication, and international negotiation. After completing courses on basic knowledge, the students can select one of three specialities, namely International Relations, European Studies, and American Studies as their major.
Every year, FIS admits between 80 and 100 undergraduate students. Since 2003, FIS has admitted MA students, between 25 and 30 students each year. In the coming years, FIS has a plan to cooperate with Humboldt University (in Germany) to open graduate programs in international relations.
For research work and international cooperation, FIS has effectively combined this double task, resulting in the completion of 305 papers published and presented in Vietnamese and foreign journals and at home and abroad conferences/workshops respectively, the publication of 90 textbooks, reference books, books on special topics, translated books, and the implementation of 72 research projects of different levels. Moreover, FIS has established reliable and effective relationships with French, German, US, Japanese, South Korean, Australian universities, maintaining constant relations with a number of foreign diplomatic offices in Hanoi, and foreign institutions which include The Ford Foundation, The Asia Foundation, Konrad Adenauer Stiftung, Deutscher Akademischer Austausch Dienst (DAAD), The Rosa Luxemburg Foundation, and Goethe Institut. Thanks to the asissistance of The Ford Foundation, FIS, Diplomatic Academy of Vietnam and the Faculty of International Relations of USSH of VNU-HoChiMinh City have built a network of International Studies/Relations. Similarly, the assistance of The Asia Foundation has helped FIS build the first accredited American Studies Program in Vietnam and work with its university partners in Hanoi, Hue, Danang, Dalat, HoChiMinh City, Cantho, and Angiang to create an American Studies network which is aimed at building training programs and sharing experiences in teaching and doing research on American Studies in line with Vietnamese higher educational targets. In addition, FIS has effectively collaborated with research institutes under the Vietnam Academy of Social Sciences.
Fifteen years is not a long period, yet, FIS has built a solid foundation for itself, affirming its position, and identifying an appropriate way for its long-term, stable and durable development.
On the occasion of the fifteenth anniversary of FIS’s establishment, on behalf of the Dean’s Board, I would like to express my great gratitude to FIS’s staff and students for their contribution. Our thanks go to the leadership of VNU-Hanoi and Hanoi USSH, the universities, institutes and scholars, both Vietnamese and foreign, for their support and cooperation.
Hanoi, Autumn, 2010
Assoc.Prof.Dr. Phạm Quang Minh
Dean of FIS