Gương mặt thủ khoa tốt nghiệp các ngành khoá QH-2009-X (phần 1)

Thứ ba - 13/08/2013 04:55
Trung tâm nghiệp vụ Báo chí và Truyền thông giới thiệu gương mặt thủ khoa của 18 ngành tốt nghiệp năm 2013.
Gương mặt thủ khoa tốt nghiệp các ngành khoá QH-2009-X (phần 1)
Gương mặt thủ khoa tốt nghiệp các ngành khoá QH-2009-X (phần 1)

- Năm sinh: 1991.

- Điểm tổng kết: 3,68, xếp loại: Xuất sắc

- Khoá luận tốt nghiệp “Đặc điểm thơ Mai Quỳnh Nam”

- Thành tích: Đạt giải Ba nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Trường với công trình “Tiểu thuyết Q & A và bộ phim Triệu phú khu ổ chuột dưới góc nhìn liên văn bản” năm học 2011 – 2012; nhận học bổng Tố Hữu, học bổng Shinyo, học bổng ChungSoo; Giấy khen của Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc năm học 2010-2011; Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp Trường năm học 2012-2013.

- Bí quyết học tập: “Phương pháp học tập đúng đắn là chìa khoá thành công. Nhiều bạn quan niệm học lệch, đến lúc thi rồi mới bắt đầu ôn tập. Với mình, học tập là một quá trình lâu dài và bền bỉ, mìnhluôn lấy câu chuyện Rùa và Thỏ làm bài học tự khuyên răn mình. Theo mình, không có gì là không thể nếu ta biết cố gắng hết sức mình vì những gì mà mình yêu thích”.

- Dự định: theo con đường nghiên cứu và giảng dạy văn học, mong muốn xin học bổng học SĐH tại Trung Quốc và nghiên cứu văn học so sánh đối chiếu Trung Quốc – Việt Nam.

Lê Thị Huyền (Đông Phương học)

Lê Thị Huyền (Đông Phương học)

Lê Thị Huyền (Đông Phương học)

- Năm sinh: 1991.

- Điểm tổng kết: 3,67, xếp loại: Xuất xắc.

- Khoá luận tốt nghiệp: “Vai trò của sức mạnh mềm của Hàn Quốc trong việc nâng cao vị thế của Hàn Quốc trên trường quốc tế – tiếp cận từ góc độ văn hoá”.

- Thành tích: hai lần nhận Học bổng Lotte năm 2010 và 2012; hai lần nhận Học bổng KEB năm 2011 và 2012; học bổng của trường 8 kì liên tiếp (từ 2010 đến 2013); giải Khuyến khích nghiên cứu khoa học cấp khoa; Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp Trường năm 2011; giải Khuyến khích cuộc thi Cảm nhận văn học Hàn Quốc 2012; giải Nhì cuộc thi đố vui về Hàn Quốc; lọt vào vòng chung kết Cuộc thi nói tiếng Hàn – tiếng Việt toàn quốc.

- Bí quyết học tập: “Đam mê và yêu thích ngành học của mình là yếu tố đầu tiên giúp bạn học tốt”.

- Công việc hiện tại: nhân viên của công ty Samsung Electronics Việt Nam, dự định xin học bổng để học cao học tại Hàn Quốc.

Dương Thị Hiền (Chính trị học)

Dương Thị Hiền (Chính trị học)

Dương Thị Hiền (Chính trị học)

- Năm sinh: 1990.

- Điểm tổng kết: 3,38, xếp loại: Giỏi

- Khoá luận tốt nghiệp: “Di cư ở Liên minh châu Âu (tiếp cận chính trị học)”.

- Thành tích: Giải Nhì NCKH cấp Trường năm học 2011-2012 với đề tài: “Thực trạng, giải pháp về di cư trong kỉ nguyên toàn cầu hoá”; Giải Khuyến khích với đề tài: “So sánh hai thể chế G20 và IMF trong việc giải quyết khủng hoảng nợ công ở châu Âu”; Giải Khuyến khích năm học 2012-2013 với đề tài: “Di cư tự do ở Liên minh châu Âu”; nhận học bổng ChungSoo năm 2012.

- Chia sẻ: “Ngoài việc học tập, mình tham gia nhiều hoạt động tình nguyện hè. Chứng kiến nhiều hoàn cảnh sống bất hạnh, khó khăn của nhiều người, mình tâm niệm sẽ làm một điều gì dù nhỏ nhoi thôi nhưng giúp đỡ được phần nào những người đang gặp khó khăn. Mùa đông năm 2012 vừa qua, mình tự tổ chức thực hiện một chương trình tặng quà từ thiện tại trường Mầm Non Tân Thành (Phú Bình, Thái Nguyên) – nơi có nhiều em nhỏ có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Chương trình được nhiều người ủng hộ và thành công hơn mong đợi. Điều đó làm mình rất vui. Mình tin rằng mọi người đều có những cơ hội và may mắn trong cuộc đời để có thể thành công, quan trọng là các bạn hãy giữ tâm nguyện sống và hãy sống trọn vẹn với nó, chắc chắn bạn sẽ làm nên điều kì diệu mà bạn không ngờ tới”.

Đào Thu Hà (Triết học)

Đào Thu Hà (Triết học)

Đào Thu Hà (Triết học)

- Năm sinh: 1991.

- Điểm tổng kết: 3,35, xếp loại: Giỏi.

- Khoá luận tốt nghiệp: “Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá”.

- Thành tích: Giải Khuyến khích NCKHSV cấp Khoa với đề tài “Tính nữ trong tín ngưỡng Phật giáo Việt Nam”; Giấy khen về thành tích trong công tác Hội và phong trào sinh viên các năm 2009 – 2011, 2012; Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp Trường ĐHKHXH&NV năm 2012; Học bổng Chungsoo Hàn Quốc và học bổng khuyến khích học tập hàng năm của Nhà trường; là Đảng viên dự bị của Đảng cộng sản Việt Nam.

- Bí quyết học tập: “Để học tập tốt, chúng ta phải có niềm say mê, hứng thú với chính ngành học mà chúng ta đang theo đuổi. Trước buổi học chính trên lớp, cần đọc trước giáo trình, tài liệu tham khảo và tìm hiểu các nội dung của buổi học. Một trong những câu danh ngôn mà tôi tâm đắc là: “Nếu bạn muốn thành công, phải lấy lòng kiên trì làm bạn tốt, lấy kinh nghiệm làm tham mưu, lấy cẩn thận làm anh em, lấy hi vọng làm lính gác” (Thomas A.Edison)”.

- Dự định: mong muốn trở thành một giảng viên dạy Triết học giỏi và viết được những cuốn sách chuyên ngành có chất lượng khoa học cao.

Nguyễn Hoàng Phương (Lịch sử CLC)

Nguyễn Hoàng Phương (Lịch sử CLC)

Nguyễn Hoàng Phương (Lịch sử CLC)

- Năm sinh: 1991.

- Điểm tổng kết 3,62, xếp loại: Xuất sắc.

- Khoá luận tốt nghiệp: “Cảng Cái Lân từ năm 1987 đến 2012″.

- Thành tích: Giải Ba NCKHSV cấp Trường với đề tài: “Ảnh hưởng của Mĩ tới vấn đề quan hệ quốc tế tại Biển Đông”; Học bổng của Tổ chức Phật Giáo Shinyo-en (Nhật Bản).

- Cảm nhận: “Học tập dưới mái trường ĐHKHXH&NV, tôi đã có được những cơ hội giao lưu học hỏi và trao đổi trong một môi trường hết sức cởi mở, tiến bộ. Các hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động ngoại khoá, phong trào xã hội thường xuyên được tổ chức. Bản thân tôi tự cảm thấy thật may mắn khi được hoà mình vào những hoạt động đó để khám phá những khả năng của bản thân và hiểu hơn về những giá trị của cuộc sống”.

Lê Nguyễn Hải Vân (Đông phương học)

Lê Nguyễn Hải Vân (Đông phương học)

Lê Nguyễn Hải Vân (Đông phương học)

- Năm sinh: 1991.

- Điểm tổng kết: 3,67, xếp loại: Xuất sắc.

- Khoá luận tốt nghiệp: “Tranh chấp lãnh thổ tại bang Arunachal Pradesh”.

- Thành tích: Giải Nhì NCKHSV với đề tài: “Từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương – sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ thế kỉ 21″.

- Chia sẻ: “Câu danh ngôn tâm đắc: “Be the change you want to see in the world” (M.K, Gandhi). Tôi từng đọc một câu chuyện về một cậu bé bị mẹ mắng, chạy vào rừng hét to: “Tôi ghét người”. Tếng vang dội lại từ rừng xanh: “Tôi ghét người”. Cậu bé hoảng sợ về kể với mẹ, và khi cậu bé làm theo lời mẹ quay lại khu rừng và hét vang: “Tôi yêu người”, những gì cậu nhận được cũng là ba tiếng “Tôi yêu người”. Cuộc đời thay đổi khi ta thay đổi. Vì thế, như Gandhi đã nói: “Hãy thay đổi theo cách mà bạn muốn thế giới thay đổi”.

Ngô Đức Tình (Báo chí và Truyền thông)

Ngô Đức Tình (Báo chí và Truyền thông)

Ngô Đức Tình (Báo chí và Truyền thông)

- Năm sinh: 1991.

- Điểm tổng kết: 3,61, xếp loại: Xuất sắc.

- Khoá luận tốt nghiệp: “Thông tin về biến đổi khí hậu trên báo chí”.

- Thành tích: Giải Nhất NCKHSV cấp Trường và giải khuyến khích NCKHSV cấp ĐHQGHN năm học 2011-2012 với đề tài “Cách thức sử dụng và xử lí số liệu trên các tác phẩm báo chí”; Giải Nhì NCKHSV cấp Trường năm học 2012-2013 với đề tài “Thông tin về Biến đổi khí hậu trên báo Lao Động”; 03 lần nhận được giấy khen của Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV về thành tích học tập giỏi và xuất sắc; Gương mặt trẻ tiêu biểu Trường năm 2011; Giải nhì Dự án Nâng cao năng lực nhà báo trẻ 2012 (mảng báo viết); Học bổng Báo Dân trí 2010, Pony Chung (Hàn Quốc) năm 2011, ChungSoo (Hàn Quốc) năm 2012.

- Quan điểm về việc học: “Với việc học hay bất cứ việc gì khác, muốn có kết quả tốt thì điều đầu tiên là phải kiên trì và làm hết khả năng mình có; nghiêm túc và làm đến nơi đến chốn. Việc học, dù ở bất cứ lĩnh vực nào, không bao giờ là thừa cả, đặc biệt đối với nghề báo. Khi đã nhận thức được tầm quan trọng của học tập thì ta sẽ có động lực để đầu tư cho nó một cách hợp lí. Ngay cả khi đã ra trường và làm nghề báo, mình đã và sẽ không bao giờ thôi học. Đó là học cách phỏng vấn, cách tìm nguồn tin, cách khai thác thông tin, cách viết bài… và còn vô vàn thứ khác trong cuộc sống mà chúng ta vẫn không ngừng phải rèn giũa và học hỏi từ nhiều người”.

- Dự định công việc: sau khi ra trường, sẽ theo đuổi mảng báo chí Kinh tế, trau dồi thêm ngoại ngữ và kinh nghiệm làm báo để có thể trở thành phóng viên của một cơ quan báo chí nước ngoài.

Vũ Thị Bích Thảo (Xã hội học)

Vũ Thị Bích Thảo (Xã hội học)

Vũ Thị Bích Thảo (Xã hội học)

- Năm sinh: 1991.

- Điểm tổng kết: 3,43, xếp loại: Giỏi.

-Khoá luận tốt nghiệp: “Chính sách học bổng cho sinh viên hệ chính quy các trường đại học công lập hiện nay: từ phân tích bất bình đẳng về vốn kinh tế và vốn văn hoá”

- Thành tích: Giải Nhì NCKHSV cấp Trường năm học 2011-2012 với đề tài “Tác động của phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ đối với chất lượng giáo dục đại học hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN); 08 kì liền nhận học bổng khuyến khích học tập của Trường; Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp Trường năm học 2010 – 2011 và 2011 – 2012; Sinh viên 5 tốt ĐHQGHN năm học 2011 – 2012; Giải Nhất cuộc thi “Light up your mind lần II”; được kết nạp vào ĐCSVN năm 2013; nhận nhiều giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên các cấp.

- Quan niệm: “Để học tốt, cần biết gây dựng đam mê – chủ động tìm kiếm các tài liệu liên quan – luôn đặt câu hỏi trước mọi vấn đề – tư duy chủ động, tích cực. Muốn học giỏi thì phải tự học!”.

- Dự định công việc: yêu thích công việc nghiên cứu, muốn làm ở một viện nghiên cứu hoặc các trường đại học có chuyên ngành Xã hội học.

Nguyễn Thị Nhung (Công tác xã hội)

Nguyễn Thị Nhung (Công tác xã hội)

Nguyễn Thị Nhung (Công tác xã hội)

- Sinh năm: 1991.

- Điểm tổng kết: 3,49, xếp loại: Giỏi.

- Thành tích: Giải ba NCKHSV cấp Trường với đề tài “Xây dựng mô hình nhằm giúp trẻ nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV được đến trường”; Học bổng Nhật Bản Yamada đó.

- Đã và đang tham gia một số tổ chức và hoạt động xã hội như IYF (Hội liên hiệp thanh niên quốc tế), Hà Nội ADC (Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thanh niên Hà Nội), CLB Sinh viên làm Công tác xã hội (ĐHKHXH&NV), SDC (Câu lạc bộ vì Sự phát triển bền vững)…

- Chia sẻ: “Khi học, mình học rất tập trung, luôn định hướng được mục đích, mục tiêu trong mỗi môn học, có chính kiến trong những buổi thảo luận, chủ động tìm hiểu, nhìn nhận vấn đề theo những cách nhìn khác nhau. Không chỉ chú trọng việc học tập mà ngoài ra, hoạt động xã hội là một trong những lĩnh vực mình rất thích tham gia khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Khi tham gia các tổ chức xã hội, mình có nhiều kĩ năng, mối quan hệ, đánh thức được được những tiềm năng của bản thân và mở rộng cơ hội nghề nghiệp sau này. Đó là những kinh nghiệm mình tích luỹ được trong thời gian qua và là một trong những lí do giúp mình có thể đạt được kết quả như ngày hôm nay”.

- Công việc hiện tại: đang làm việc tại một công ty về Truyền thông và Giáo dục; mong muốn trở thành một nhà quản trị Công tác xã hội, nghiên cứu chuyên sâu về giáo dục kĩ năng sống và tham gia các hoạt động giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây