Ngày 25/6/2009, hơn 1.110 sinh viên K50 chính thức được tốt nghiệp. Buổi lễ bế giảng đem lại cho mỗi người những cảm xúc thật đặc biệt, đầy ắp những niềm vui nhưng cũng vương vấn cả những băn khoăn lo lắng. Hãy nghe những tân cử nhân thổ lộ cảm xúc của mình và trải lòng về những dự định ấp ủ trong tương lai.
Bài viết của TSKH. Lương Văn Kế, giảng viên Khoa Quốc tế học - Trường ĐHKHXH&NV, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3(91)/2009, tr. 69-74.
Vốn là một nhà ngôn ngữ học tài hoa, có tính cẩn trọng và cầu toàn, nhưng cuối cùng, Đỗ Tiến Thắng, Giảng viên khoa Văn học, vẫn phải khuất phục trước sự động viên, hối thúc bền bỉ, trường kì của rất nhiều đồng nghiệp, chiến hữu: Chuyên luận Ngữ điệu tiếng Việt sơ khảo của anh đã chào đời. Vấn đề ngữ điệu của lời nói Việt vốn nằm trong ý tưởng, mong ước của nhiều nhà Việt ngữ học, những để cho ý tưởng trở thành hình hài, có da có thịt, có sức thuyết phục khoa học, làm thành một cuốn sách “đứng được” không phải là câu chuyện tuỳ hứng một sớm một chiều. Cuốn sách mong đợi của bạn bè anh, được anh cho ra đời, đẹp và hấp dẫn như cô công chúa thứ ba của anh.
Được phát triển từ luận án tiến sĩ, "cuốn sách của Lâm Quang Đông với tiêu đề Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với nhóm vị từ trao tặng (trong tiếng Anh và tiếng Việt) đã tập trung nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với một loại vị từ có tính điển hình về kết trị, cho nên cuốn sách đã tạo ra một “tiếng nói” - riêng, công phu và rất hữu ích - trong việc đào sâu cấu trúc ngữ nghĩa của câu".
Trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, đối với nhiều thí sinh, việc ôn tập môn Văn vẫn là một thách thức lớn. Trên thực tế, kết quả thi môn Văn những năm qua cùng nhiều bài làm văn “độc đáo” được các thầy cô chấm bài “truyền khẩu” đã cho thấy những lúng túng và thiếu sót lớn của học sinh cả về kiến thức và kỹ năng làm bài thi môn học này. PGS.TS Phạm Thành Hưng (Khoa Văn học - Trường ĐHKHXH&NV) chia sẻ một vài quan điểm cá nhân về cách dạy văn, học văn cũng như gợi ý một vài phương pháp học và thi môn Văn cho các thí sinh.
GS.TS Nguyễn Văn Khánh - Hiệu trưởng nhà trường - trả lời phỏng vấn của Báo GD&TĐ xoay quanh chủ đề hội nhập để phát triển, nâng cao chất lượng GD-ĐT.
Trích Lời nói đầu giáo trình “Tâm lí học dân số”. Tác giả: Trần Trọng Thuỷ; Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, quý III năm 2008.
Ra mắt tháng 9/2008 (Nxb ĐHQGHN), cuốn sách dày 395 trang, là tập hợp 30 bài tham luận của các tác giả tại hội thảo “100 năm Đông Kinh nghĩa thục và công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay”, diễn ra ngày 22/5/2007 tại Trường ĐHKHXH&NV. Các bài viết được sắp xếp theo hai chủ đề chính: 1. Đông Kinh nghĩa thục và những cải cách giáo dục trong lịch sử; 2. Công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
Là sản phẩm của các chuyên gia hàng đầu về giáo dục tiếng Hàn của Hàn Quốc và Việt Nam, "Giáo trình tiếng Hàn tổng hợp dành cho người Việt Nam" được kì vọng sẽ đem lại hiệu quả tích cực cho việc học tiếng Hàn của người Việt. Chúng tôi xin trích Lời nói đầu của giáo trình này.
Nhà xuất bản Hội Công tác xã hội Mỹ và Nhà xuất bản Đại học Oxford vui mừng thông báo ấn phẩm tái bản có bổ sung lần thứ 20 “Từ điển bách khoa về Công tác xã hội học”.
Hàn Quốc, với những thành công của quá trình công nghiệp hoá dồn nén (compressed industrialization), có thể được xem như là một mẫu hình phát triển cho những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Những bài học của Hàn Quốc, cả những bài học thành công và những bài học thất bại đều sẽ giúp ích cho Việt Nam một nước đang bắt đầu bước vào quá trình công nghiệp hoá đất nước.
Đánh giá giảng dạy là một công việc khá mới mẻ đối với giáo dục đại học nước ta cả về lí luận lẫn thực tiễn. Hiện nay, khái niệm này đang được hiểu và thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Bài viết này nhằm cung cấp một số thông tin về các khái niệm cơ bản của ĐGGD và một số phương pháp thực hiện cụ thể trong giáo dục đại học.
Báo cáo của PGS.TS Ngô Doãn Đãi (ĐHQG Hà Nội) tại Hội thảo “Kiểm định, đánh giá và quản lí chất lượng đào tạo đại học” (Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN, ngày 16/8/2008).
Tại hội thảo “Văn hoá và các liệu pháp cân bằng tâm lí” diễn ra trong hai ngày 24 và 25/7/2008 tại Trường ĐHKHXH&NV, TS. Trần Thu Hương, giảng viên Tâm lí học Trường ĐHKHXH&NV đã đem đến một tham luận bàn về phương pháp trị liệu bằng âm nhạc đối với trẻ khuyết tật. Đây là một liệu pháp chữa trị tâm lí tuy còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng được đánh giá là khá hữu hiệu đối với việc đưa trẻ khuyết tật hoà nhập được với cuộc sống bình thường. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện ngắn bên lề hội thảo với TS. Trần Thu Hương.
GS.TS Nguyễn Thiện Giáp là một trong những chuyên gia đầu ngành về Lí luận ngôn ngữ và Việt ngữ học. Ông hiện là giảng viên Khoa Ngôn ngữ học (Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQG Hà Nội). Là kết quả của hơn 40 năm nghiên cứu và giảng dạy của tác giả, Giáo trình Ngôn ngữ học (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 8/2008) "không những có thể phục vụ cho việc giảng dạy môn Dẫn luận ngôn ngữ học, mà còn là tài liệu tham khảo cho những bài giảng về Ngôn ngữ học đại cương và các chuyên đề ngôn ngữ học khác".
Sau những kì thi và những buổi bảo vệ khoá luận tốt nghiệp, tìm việc có lẽ là công việc quan trọng và mất khá nhiều công sức đối với các sinh viên mới ra trường. Ngoại trừ những sinh viên nhờ nỗ lực và may mắn riêng, đã tìm kiếm được một chỗ làm khá ổn ngay từ khi còn đang học, còn lại thì nhiều sinh viên khác đang rất lúng túng, lo lắng cho việc mình sẽ “trụ lại” ở đâu, mức lương có đủ sống không, nên quan hệ với “sếp” và đồng nghiệp như thế nào?... Với mong muốn giúp các bạn sinh viên có được những lời khuyên bổ ích, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ThS. Phạm Mạnh Hà - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn Tâm lí.
Trong hai ngày 26 và 27/6/2008, Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN) phối hợp với Đại học San Jose (Hoa Kì) tổ chức hội thảo quốc tế “Nghiên cứu và đào tạo Công tác xã hội trong quá trình hội nhập và phát triển”. Dưới đây là danh sách và toàn văn các báo cáo tại Hội thảo.