Ngôn ngữ
Tham dự hội thảo có PGS.TS Trần Thị Minh Hòa, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; TS. Nguyễn Văn Chiều, Phó Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo, Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ của Ủy ban Dân tộc; cùng nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ Đại học Trà Vinh, Viện Khoa học Xã hội, Viện Dân tộc học...
PGS.TS Trần Thị Minh Hòa, Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu khai mạc hội thảo
Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Trần Thị Minh Hòa, Phó Hiệu trưởng Nhà trường đã nhấn mạnh: Trường ĐHKHXH&NV là địa chỉ nổi tiếng về đào tạo và nghiên cứu khoa học có uy tín, chất lượng cao. Nhiều đề tài về các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học nhân văn về lịch sử, văn hóa, triết học đã được cán bộ Nhà trường đăng ký và triển khai.
Thực tế phát triển kinh tế đất nước, ít nhiều đã tác động đến đời sống của các đồng bào dân tộc thiểu số và việc nghiên cứu tác động của phát triển kinh tế đến đời sống của đồng bào dân cư, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số là rất cần thiết. Góc độ nghiên cứu đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu đô thị Việt Nam đã đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số. Đa số các dân tộc thiểu số của nước ta cư trú chủ yếu ở địa bàn miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới nơi có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái.
Do lịch sử cũng như tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, đã có khoảng 1,5 triệu người đồng bào (chiếm 11% tổng số đồng bào tân tộc thiểu số cả nước) đang sống trên các địa bàn đô thị của cả nước.
TS. Nguyễn Văn Chiều, chủ nhiệm đề tài đang điều phố hội thảo
Dưới tác động của quá trình đô thị hóa và kinh tế thị trường, sinh kế và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu vực đô thị cũng chịu tác động rất lớn do sự biến đổi, suy thoái của môi trường tự nhiên như rừng bị tàn phá, đất đai phong hóa, xói mòn, tính đa dạng sinh học giảm mạnh, môi trường sống bị thu hẹp, bị ô nhiễm, lũ lụt, khô hạn xảy ra thường xuyên.
Mặc dù khu đô thị có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế hơn so với khu vực miền núi, biên giới, hải đảo nhưng do phong tục tập quán và trình độ nhân lực còn hạn chế nên mức sống, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn thấp hơn so với các nhóm dân cư phát triển khác tại đô thị. Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo và cận nghèo tại các khu cực đô thị vẫn còn và tỷ lệ cao só với các khu vực khác và cả nước.
Chất lượng cuộc sông của đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu vực đô thị còn chưa tương xứng với tiêu chuẩn sống đô thị. Đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số sống tại các vùng ven đô, những nơi thường hoặc chưa có chất lượng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đô thị thiết yếu như điện, đường giao thông, văn hóa xã hội và y tế còn thấp.
ThS Vũ Tiến Đức, Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên trình bày tham luận của mình tại hội thảo
Do những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa và kinh tế thị trường, đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc thiểu số tại các khu vực đô thị có nguy cơ bị mai một, mức độ thụ hưởng văn hóa của người dân còn thấp, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
Từ những thực trạng đó đã đòi hỏi các cơ quan quản lý phải có sự đổi mới chính sách hỗ trợ một cách toàn diện, phù hợp với đặc thù và đặc trưng lối sống của đồng bào dân tộc thiểu sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu vực đô thị.
Hội thảo thu hút được 15 báo cáo tham luận và tóm tắt ý kiến của các nhà khoa học. Đây là những công trình khoa học công phu, có giá trị khoa học và thực tiễn đối với vấn đề nghiên cứu.
Hội thảo đã tập trung trao đổi và thảo luận xoay quanh ba vấn đề cơ bản: Làm rõ cơ sở lý luận về đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu vực đô thị; Làm rõ thực trạng đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu vực đô thị và khu công nghiệp ở nước ta; Đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm đảm bảo, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu vực đô thị và khu công nghiệp ở nước ta hiện nay.
Tác giả: Hoài An
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn