Ngôn ngữ
Tại toạ đàm, TS Phạm Hoàng Hưng (Khoa Đông phương học) đã trình bày nghiên cứu với chủ đề “Chiến lược Cool Japan nhìn từ hiện tượng Mobile Game Pokemon Go”. Thuật ngữ Cool Japan được nhắc đến chính thức đầu tiên vào năm 2004 trong Sách xanh của Bộ Ngoại giao Nhật Bản. Trong đó, Chính phủ Nhật Bản thừa nhận “Văn hoá đại chúng Nhật Bản đã thu hút sự chú ý trên toàn thế giới với tên gọi Cool Japan”. Sau đó, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp đã nâng cấp thành Chiến lược Cool Japan từ năm 2011. Bằng việc khái quát, nâng tầm văn hoá đại chúng như là một thế mạnh mới, một bộ mặt mới, một chiến lược ngoại giao mới đã khiến cho Nhật Bản có thể tập trung nguồn lực của mình để duy trì và nâng cao vị thế quốc gia trong quá trình giao lưu văn hoá toàn cầu. Nghiên cứu của TS Phạm Hoàng Hưng bắt đầu từ việc tìm hiểu về hiện tượng Poskemon Go, từ đó mở rộng ra và đặt nó trong bối cảnh chiến lược Cool Japan được tiến hành ra sao. Đồng thời, nghiên cứu cũng bước đầu tìm hiểu Cool Japan có vị thế ra sao trong chiến lược mang tầm vóc hơn đó là xây dựng quyền lực mềm cho Nhật Bản. Bài viết cũng đưa ra một số ý kiến về điều kiện và gợi ý để Việt Nam có thể xây dựng chính sách văn hoá cho mình.
Báo cáo thứ hai được trình bày tại toạ đàm là “Một số nghiên cứu thực nghiệm nguyên âm tiếng Hàn và thực nghiệm nguyên âm /θ/ và /y/ của sinh viên Việt Nam học tiếng Hàn” của nhà khoa học trẻ Nguyễn Minh Chung (Khoa Đông phương). Báo cáo đưa ra một số các thực nghiệm nguyên âm tiếng Hàn tiêu biểu, đồng thời thực hiện thực nghiệm và đối chiếu nguyên âm tiếng Hàn /θ/ và /y/ do học viên người Việt phát âm với phát âm tương đương của người Hàn bản xứ. Từ kết quả thực nghiệm, bài báo chỉ ra rằng việc phát âm chưa tự nhiên của học viên là do chưa hiểu rõ bản chất, lý thuyết ngữ âm của nguyên âm /θ/ và /y/.
Tác giả: Thanh Hà
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn