PGS Đặng Thị Hạnh nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm

Thứ năm - 21/02/2013 23:21
Với những đóng góp tích cực trong việc quảng bá nền văn học Pháp tại Việt Nam, PGS Đặng Thị Hạnh (nguyên cán bộ giảng dạy Khoa Ngữ Văn - ĐH Tổng hợp Hà Nội, nay là Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN) đã vinh dự nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm của Cộng hòa Pháp. Buổi lễ diễn ra ngày 21/02/2013 tại Trung tâm Văn hóa Pháp, Hà Nội.
PGS Đặng Thị Hạnh nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm
PGS Đặng Thị Hạnh nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm
Với những đóng góp tích cực trong việc quảng bá nền văn học Pháp tại Việt Nam, PGS Đặng Thị Hạnh (nguyên cán bộ giảng dạy Khoa Ngữ Văn - ĐH Tổng hợp Hà Nội, nay là Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN) đã vinh dự nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm của Cộng hòa Pháp. Buổi lễ diễn ra ngày 21/02/2013 tại Trung tâm Văn hóa Pháp, Hà Nội. Huân chương Cành cọ Hàn lâm là một trong những phần thưởng lâu đời và uy tín của Cộng hòa Pháp tặng cho người có nhiều đóng góp đặc biệt cho sự nghiệp giáo dục, khoa học và nghiên cứu. Ngài Đại sứ đã đánh giá cao vai trò của PGS Đặng Thị Hạnh trong việc truyền bá văn hóa, đặc biệt là văn học Pháp tại Việt Nam. “Nhờ có những công trình nghiên cứu, và tác phẩm dịch của bà mà nền văn học Pháp ở thế kỉ XIX và XX đã được biết đến ở Việt Nam” – Đại sứ Jean Noel Poirier nhấn mạnh.

Trong suốt 25 năm công tác tại Trường, PGS Đặng Thị Hạnh đã tham gia đào tạo nhiều sinh viên ngành văn học Pháp cũng như truyền tình yêu văn học Pháp cho những sinh viên này. Bên cạnh đó, PGS Đặng Thị Hạnh còn tham gia xây dựng chương trình giảng dạy Văn học Pháp tại các trường phổ thông cũng như đại học trong nước. Bà cũng là người có nhiều đóng góp quan trọng trong việc đào tạo các dịch giả trẻ của Việt Nam. Đặc biệt, những nghiên cứu của bà về Victor Hugo và các nhà thơ Pháp ở thế kỉ XX là công trình có uy tín, được giới chuyên môn đánh giá cao. Nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày thành lập Đại học Đông Dương, bà đã dịch cuốn sách Thư Hà Nội của Jean Tardieu. Cuốn sách được xuất bản đã để lại nhiều dấu ấn trong đời sống Văn học Việt Nam và cũng là một minh chứng về tình hình thuộc địa ở Đông Dương vào những năm 1930.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây