Tin tức

Rộn ràng Hương tháng Ba

Thứ hai - 09/03/2009 04:45

Năm nay, dịp lễ kỉ niệm 8/3 của sinh viên Trường ĐHKHXH&NV dường như vui và lạ hơn nhờ cuộc thi ẩm thực dành cho sinh viên mang tên Hương tháng Ba. 14 đội thuộc 14 khoa, bộ môn đã tham gia cuộc thi vào ngày 06/3/2009.

Năm nay, dịp lễ kỉ niệm 8/3 của sinh viên Trường ĐHKHXH&NV dường như vui và lạ hơn nhờ cuộc thi ẩm thực dành cho sinh viên mang tên Hương tháng Ba. 14 đội thuộc 14 khoa, bộ môn đã tham gia cuộc thi vào ngày 06/3/2009.

Năm nay là lần đầu tiên Hội sinh viên trường có sáng kiến tổ chức cuộc thi ẩm thực để khẳng định và ca ngợi một trong những phẩm chất không thể thiếu được của các bạn gái trong cuộc sống, đó là sự đảm đang tháo vát trong việc tổ chức các bữa ăn vừa ngon miệng, bổ dưỡng, vừa đẹp mắt và có ý nghĩa dành tặng cho người thân và gia đình. Dù bị hạn chế bởi mức giá trần quy định cho mỗi món ăn là 100 nghìn đồng nhưng những gì mà sinh viên mang đến cuộc thi ẩm thực vẫn rất phong phú, sinh động và hấp dẫn.

[img class="caption" src="images/stories/2009/03/09/img_0077.jpg" border="0" alt="Mỗi đội chỉ có 1 đầu bếp và 2 phụ bếp, còn khán giả thì không đếm xuể" title="Mỗi đội chỉ có 1 đầu bếp và 2 phụ bếp, còn khán giả thì không đếm xuể" width="480" height="320" ]

[img class="caption" src="images/stories/2009/03/09/img_0031.jpg" border="0" alt="Đội BM Khoa học Chính trị và món Lí ngư vọng nguyệt" title="Đội BM Khoa học Chính trị và món Lí ngư vọng nguyệt" width="480" height="320" ]

Nhiều đội chọn làm các món khá cầu kì như: chả phượng hoàng (Tâm lí học), gà nhồi thịt (Thông tin – Thư viện), lẩu cá chép (Khoa học Chính trị), gỏi tôm (Báo chí), lươn om riềng gừng mẻ (Du lịch học), chả dừa (Triết học)... Một số đội lại chọn các món ăn gần gũi với đời thường nhưng lại sáng tạo ở khâu bày trí như sa lát Nga (Quốc tế học), nộm hoa chuối (Lịch sử), canh thập cẩm (Lưu trữ học và Quản trị văn phòng)... Một điều đáng hoan nghênh là dù với món ăn nào thì các đội cũng rất cố gắng có sự bày trí và phối hợp đẹp mắt giữa món ăn chính và các đồ trang trí khác để tạo một “quang cảnh” hấp dẫn bên cạnh hương vị vốn đã rất dậy mùi. Kèm theo đó là những cái tên gọi tự đặt khá mĩ miều mà nhiều khi chỉ nghe mà không tận mắt nhìn thì thực khách cũng không đoán ra nổi. Đó là tên gọi: Phụ nữ và mùa xuân cho món cà chua nhồi thịt (Văn học), Tình mẫu tử cho món gà nhồi thịt (Thông tin Thư viện), Lí ngư vọng nguyệt cho món lẩu cá chép (Khoa học Chính trị), Chất Việt cho món gỏi tôm (Khoa Báo chí), Chả phượng hoàng (Tâm lí học).

Khoa Du lịch học gây ấn tượng với anh chàng đầu bếp áo trắng mũ trắng với phong cách chuyên nghiệp và món lươn om đậm đà cùng phần trang trí là chiếc quang gánh nhỏ xinh đựng lươn om trông rất đậm chất Việt.

[img class="caption" src="images/stories/2009/03/09/img_0154.jpg" border="0" alt="Món Lươn om của Khoa Du lịch học" title="Món Lươn om của Khoa Du lịch học" width="480" height="320" ]

Các nữ đầu bếp khéo tay của khoa Báo chí với món Gỏi tôm thanh mát, lạ miệng lại còn khéo miệng mời thực khách ăn kèm cùng cơm nóng và nước chè tươi. Khoa Đông phương học cũng trình bày món lươn nhưng lại nổi bật với phần trang trí là đoá hoa to tỉa từ đu đủ trắng vô cùng tinh xảo khiến nhiều sinh viên phải trầm trồ. Món chả phượng hoàng của Khoa Tâm lí học lại làm cho người xem vô cùng thích thú bởi phần tạo hình chim phượng với cái đầu phượng được chạm từ một củ cà rốt màu hồng đẹp mắt.

[img class="caption" src="images/stories/2009/03/09/img_0188.jpg" border="0" alt="Những bông hoa trang trí tỉa từ cà rốt của Khoa Đông phương học" title="Những bông hoa trang trí tỉa từ cà rốt của Khoa Đông phương học" width="480" height="320" ]

Khoa Thông tin Thư viện lại trình bày món ăn bên cạnh một chiếc bình hoa nhỏ được “chế tác” tỉ mỉ từ một quả bí đỏ. Bên cạnh đó, món gà nhồi thịt của đội này cũng được đánh giá là một trong những món hoành tráng nhất về mặt bày trí. Hình ảnh gà mẹ cùng bầy gà con còn là thông điệp rất rõ ràng về tình mẫu tử và sự ấm cúng sum vầy. Món bánh trôi ngũ sắc của khoa Xã hội học lại tạo sự vui mắt bởi các sắc hồng, trắng, xanh kèm theo lời thuyết trình rất hay về ý nghĩa cuộc sống và tình yêu được gửi gắm qua những cung bậc sắc màu ấy.

[img class="caption" src="images/stories/2009/03/09/img_0165.jpg" border="0" alt="Sa lat Nga rực rỡ sắc màu của Khoa Quốc tế học" title="Sa lat Nga rực rỡ sắc màu của Khoa Quốc tế học" width="480" height="366" ]

Cơm chiên thập cẩm của đội khoa Ngôn ngữ học lại có tạo hình mặt người khá ngộ nghĩnh. Món cà chua nhồi thịt của khoa Văn học lại cho người xem cảm giác về sự tươi trẻ, no đủ và tròn đầy. Món lí ngư vọng nguyệt của Khoa học Chính trị lại đánh thức giác quan của tất cả mọi người tại cuộc thi bởi hương vị đậm đà, ngào ngạt lan toả có phần lấn át các món ăn khác. Món canh thập cẩm của khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng thì được đánh giá là rất bổ dưỡng bởi sự kết hợp của nhiều loại củ quả và thịt...

[img class="caption" src="images/stories/2009/03/09/img_0194.jpg" border="0" alt="Ngoài việc chấm điểm, Ban Giám khảo còn có những gợi ý cụ thể để lần sau món ăn sẽ ngon miệng hơn, ngon mắt hơn" title="Ngoài việc chấm điểm, Ban Giám khảo còn có những gợi ý cụ thể để lần sau món ăn sẽ ngon miệng hơn, ngon mắt hơn" width="480" height="320" ]

Cuối cùng, sau khi cân nhắc kĩ các yếu tố về trình bày, kĩ thuật nấu và phong cách thuyết trình, Ban Giám khảo đã chấm giải nhất cho món Lí ngư vọng nguyệt (Khoa học Chính trị); giải nhì cho Lươn xứ Nghệ (Đông phương học) và Chất Việt (Báo chí); giải ba cho Lươn om (Du lịch học), Chả dừa (Triết học) và Chả phượng hoàng (Tâm lí học). Đặc biệt, món ăn được giải nhất lần này được Ban Giám khảo đánh giá là khá toàn vẹn cả ở cả hương vị hấp dẫn và bày trí đẹp mắt, hài hoà. Món ăn này còn được đông đảo các bạn sinh viên trao giải là món ăn hấp dẫn thực khách nhất, dễ ăn nhất và dễ... ngon miệng nhất.

Tác giả: thanhha

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây