Tin tức

Thành tích của Trường ĐHKHXH&NV trong 70 năm truyền thống - 20 năm xây dựng và phát triển: Công tác tổ chức cán bộ

Thứ năm - 08/10/2015 22:27
Thành tích của Trường ĐHKHXH&NV trong 70 năm truyền thống - 20 năm xây dựng và phát triển: Công tác tổ chức cán bộ
Thành tích của Trường ĐHKHXH&NV trong 70 năm truyền thống - 20 năm xây dựng và phát triển: Công tác tổ chức cán bộ
  1. Công tác tổ chức cán bộ
    1. Công tác tổ chức

Sau khi có Nghị định của Chính phủ về việc thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 16/8/1995, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng các trường đại học thành viên trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó, PGS.TS. Phùng Hữu Phú, nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội giữ cương vị Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.  Kẻ từ ngày trở thành một đơn vị độc lập (9/1995) Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã trải qua 04 kỳ Hiệu trưởng: GS.TS. Phùng Hữu Phú, PGS.TS. Phạm Quang Long, PGS.TS. Phạm Xuân Hằng và GS.TS. Nguyễn Văn Khánh.

Vào năm 1995, khi trở thành một đơn vị độc lập, trường có 10 khoa, 4 bộ môn trực thuộc và 4 trung tâm nghiên cứu.

Căn cứ vào đội ngũ cán bộ và để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội, trong 3 năm đầu, Trường đã thành lập thêm 8 khoa/bộ môn trực thuộc mới: Năm 1995: các khoa Du lịch học, Đông phương học, Quốc tế học, Khoa học Chính trị; Năm 1996: Khoa Ngôn ngữ học, Lưu trữ học, Thông tin - Thư viện; Năm 1997: Khoa Tâm lý học.

 Do nhu cầu phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội, từ năm 1999 đến 2009, có 7 đơn vị tách khỏi Trường ĐHKHXH&NV để trở thành đơn vị trực thuộc ĐHQGHN, gồm: Khoa Kinh tế, Khoa Luật, Trung tâm Thông tin – Thư viện, Trung tâm Mác Lenin và Khoa Giáo dục Quốc phòng.

Trong thời gian này, Trường đã thành lập thêm một số đơn vị đào tạo như Bộ môn KHQL(2002) nay là Khoa KHQL, Bộ môn Nhân học (2010) nay là Khoa Nhân học và nhiều trung tâm nghiên cứu mới, góp phần vào việc hình thành, phát triển thành đại học nghiên cứu, đáp ứng kỳ vọng của nền giáo dục nước nhà.

Vào thời điểm hiện nay, toàn Trường có: 16 khoa, 10 phòng chức năng, 12 trung tâm nghiên cứu và phục vụ đào tạo, Bảo tàng nhân học, Công ty Dịch vụ Khoa học và du lịch, Viện nghiên cứu chính sách và quản lý

1.2. Về đội ngũ cán bộ

Xác định nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao là yếu tố then chốt, chiến lược quyết định sự phát triển của một trường đại học, Đảng uỷ đã ra Kết luận quan trọng về Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hướng tới đạt chuẩn quốc tế. Kết luận này là kim chỉ nam cho việc thực thi nhiều chính sách tích cực, tập trung và thể hiện sự đầu tư mạnh cho hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ.

Để thực hiện được mục tiêu chiến lược của nhà trường là phấn đấu trở thành một trung tâm đào tạo đại học, trên đại học và nghiên cứu các ngành khoa học xã hội và nhân văn có chất lượng cao, từng bước hội nhập vào hàng ngũ các trường đại học tiên tiến trong khu vực và thế giới thì việc xây dựng được một đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn luôn được Nhà trường coi là một nhiệm vụ sống còn.

Một trong những điểm mạnh của Trường là được kế thừa một đội ngũ cán bộ, giảng viên vừa có đức, vừa có tài từ Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cũ. Đội ngũ cán bộ, giảng viên này không chỉ giữ vai trò là nòng cốt trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, mà còn có trách nhiệm đào tạo đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ.

            Nhìn về tổng thể, số lượng cán bộ viên chức của Trường không thay đổi nhiều, luôn dao động trong khoảng 450 đến 520 người, trong đó có khoảng 350 đến 380 giảng viên. Hiện nay (tháng 9/2015) Toàn Trường có 528 cán bộ, trong đó có 370 cán bộ giảng dạy

Hiện nay, Trường có 351/370 giảng viên có trình độ SĐH (chiếm 94,9%), trong đó có 199 TS (chiếm 53,8%), có 6 GS và 91 PGS (chiếm 26,2% tổng số giảng viên); có 100 giảng viên đang làm NCS và 11 người là HVCH. Với kết quả phát triển đội ngũ trên, tỷ lệ cán bộ có trình độ SĐH và chức danh khoa học đã đạt và vượt chỉ tiêu mà Đại hội Đảng bộ lần thứ XXVI nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra. Bên cạnh số cán bộ cơ hữu, Nhà trường đã thu hút được một đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm gồm 131 người, trong đó có 11 GS, 54 PGS.TS, 46 TS và một số giảng viên người nước ngoài. Đội ngũ cán bộ khoa học của Nhà trường đã góp phần hết sức quan trọng vào việc thực hiện thành công các nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong nhiệm kỳ vừa qua và trong thời gian tới.   

Số lượng giảng viên là cử nhân giảm dần. Hiện tại, toàn trường chỉ còn rất ít giảng viên sắp đến tuổi nghỉ hưu không tham gia chương trình đào tạo sau đại học. Số lượng giảng viên có học vị tiến sĩ nhiều nhất từ trước đến nay. Hầu hết giảng viên đang tham gia chương trình nghiên cứu sinh (bắt buộc).

            Số lượng giảng viên có chức danh GS hiện tại giảm do nhiều giáo sư thế hệ đầu tiên nghỉ hưu vào các năm 2004 - 2005 nhưng tổng số giảng viên có chức danh GS, PGS cũng đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Đặc biệt, số giảng viên được phong chức danh PGS ngày càng trẻ.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây