Tin tức

Tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ: Kinh nghiệm của Australia và đề xuất cho Việt Nam

Thứ tư - 07/10/2015 11:33
Đó là chủ đề của buổi tọa đàm khoa học nhằm thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị định thư: “Nghiên cứu kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ của Australia, đề xuất mô hình tổ chức và hoạt động CGCN phù hợp cho Việt Nam trong bối cảnh hợp tác quốc tế” được tổ chức vào chiều ngày 5/10 tại Trường ĐHKHXHVNV, ĐHQGHN.
Tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ: Kinh nghiệm của Australia và đề xuất cho Việt Nam
Tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ: Kinh nghiệm của Australia và đề xuất cho Việt Nam

GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh (Hiệu trưởng Nhà trường) phát biểu khai mạc tọa đàm

Hiện nay, việc quản lí của nhà nước đối với vấn đề chuyển giao công nghệ còn chồng chéo và đạt hiệu quả không cao, làm ảnh hưởng tới niềm tin của các chủ thể nắm giữ công nghệ, đặc biệt là các đối tác nước ngoài khi tiến hành đầu tư, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam. Vì vậy, việc tham khảo mô hình của Astralia, một quốc gia có nền nền KH&CN tiên tiến là điều rất cần thiết, giúp cho Việt Nam có những cơ sở khoa học để xây dựng các luận cứ, giải pháp phát triển cho riêng mình.

Hội thảo mở đầu với báo cáo đề dẫn của PGS.TS Trần Văn Hải với chủ đề "Thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong các trường đại học của Australia – những gợi ý cho tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam". Báo cáo đã nêu lên những đề xuất qua kinh nghiệm của Australia và nhận đinh có thể tập trung nghiên cứu ứng dụng các lĩnh vực công nghệ trước hết thuộc thế mạnh của các trường đại học Việt Nam là cần nhưng không thể bỏ qua yếu tố thương mại của sáng chế.

Tọa đàm còn lắng nghe và thảo luận báo cáo của các nhà khoa học, các nhà quản lý KH&CN, các doanh nghiệp với nội dung bàn về thực trạng chuyển giao công nghệ ở nước ngoài và tại Việt Nam, giải pháp về tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

GS. Tony Peacock đang trình bày tham luận tại hội nghị

Tham luận “Bàn về các chính sách sau chuyển giao công nghệ”, PGS.TS Vũ Cao Đàm nhấn mạnh: Năng lực công nghệ không chỉ dừng lại ở hoạt động chuyển giao công nghệ mà quan trọng là ở các hoạt động sau chuyển giao công nghệ, đó là một nội dung cần được quan tâm.

Tham luận Các trung tâm nghiên cứu hợp tác của Australia, những bài học từ việc tiếp cận thành công đến nghiên cứu ứng dụng diện rộng và khuyến nghị cho Việt Nam” của GS Tony Peacock, Giám đốc Hiệp hội các Trung tâm hợp tác nghiên cứu và Đại học Canberra đã nêu lên các tính năng cũng như kết quả và tác động nổi bật của chương trình Các trung tâm nghiên cứu hợp tác (CRCs) và khuyến nghị rằng CRCs nên là một phần của “hệ sinh thái” đổi mới toàn diện; và sự ổn định về mặt chính sách rất quan trọng.

Tác giả: Huyền Phạm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây