Tin tức

Đào tạo nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển khu vực và hội nhập quốc tế

Thứ sáu - 09/10/2015 01:51
Chiều ngày 7/10, đại diện Ban Giám hiệu 17 trường đại học lưu vực sông Hồng đã thảo luận và trao đổi về 2 mảng chủ đề chính là đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ hội nhập quốc tế và hợp tác nghiên cứu khoa học phát triển khu vực bên lề sự kiện "Diễn đàn Hiệu trưởng các trường lưu vực sông Hồng lần thứ hai". Nhiều vấn đề chung đã được đưa ra thảo luận, góp phần tìm ra được những tiếng nói chung trong định hướng phát triển của hiệp hội trong tương lai.
Đào tạo nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển khu vực và hội nhập quốc tế
Đào tạo nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển khu vực và hội nhập quốc tế

PGS.TS Nguyễn Văn Kim - Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN (đang phát biểu) và GS. Đoàn Lợi Hòa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Đại Lý đang điều hành phiên thảo luận đầu tiên

Diện tích lưu vực sông Hồng khoảng 169.000 Km2 trong đó, Việt Nam chiếm diện tích lớn nhất là 87,840 Km2, Trung Quốc thứ 2 khoảng 81,200 Km2 và vùng Thượng Lào là 1,100 Km2. Trong những năm vừa qua, chính sách giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều thuận lợi. Tháng 2/1993, biên bản hội đàm về hợp tác giáo dục Việt - Trung được ký kết. Đến năm 1996, hai nước đã có thỏa thuận về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo giai đoạn 1997-2000. Đến ngày 18/4/200, hai nước tiếp tục có những thỏa thuận về giao lưu và hợp tác giai đoạn 2001-2004. Năm 2009,  hai nước đã có hiệp định công nhận tương dương bằng cấp giáo dục đại học. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các trường đại học lưu vực sông Hồng đẩy mạnh hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và hợp tác nghiên cứu khoa học.

Hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch cũng được mở rộng. Hai nước đã tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực sản nghiệp văn hóa, nguồn nhân lực. Hằng năm hai bên trao đổi nhiều đoàn biểu diễn nghệ thuật, tổ chức nhiều cuộc giao lưu văn hóa thể thao. Thực hiện hiệu quả thỏa thuận về hợp tác thể dục thể thao. Tích cực thúc đẩy việc thành lập các trung tâm văn hóa của nước này tại nước kia.

Thêm vào đó, hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt nam và Trung Quốc có tỉ trọng ngày càng tăng. Năm 2012, tổng kinh nghạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 40 tỉ USD. Đến năm 2013 là 49,9 tỉ USD, tăng 21,1%.  Quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều bước phát triển. FDI Trung Quốc vào Việt Nam đạt 2,3 tỉ USD. Riêng khu vực Vân Nam, hợp tác kinh tế thương mại với miền bắc Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ. Thể hiện qua nhiều hoạt động cụ thể như tổ chức diễn đàn kinh tế Vân Nam - Việt Nam; khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia Kim Thành - Lào Cai với Hà Khẩu - Hồng Hà.

Chính những điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội, đã đặt ra yêu cầu về việc hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các trường đại học thuộc lưu  vực sông Hồng. Hiện nay, hàng năm Trung Quốc cũng cung cấp khoảng 130 học bổng dài hạn cho sinh viên Việt Nam. Việt Nam có khoảng 13,5 nghìn sinh viên đang theo học tại Trung Quốc và ngược lại, Trung Quốc cũng có khoảng 3,5 nghìn lưu học sinh tại Việt Nam. Trong đó, riêng tỉnh Vân Nam có khoảng 2000 lưu học sinh Việt Nam, chiếm khoảng 1/3 tổng số lưu học sinh các nước tại đây.

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ hội nhập quốc tế

Báo cáo đề dẫn với chủ đề "Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực giữa các trường lưu vực sông Hồng" đã  đưa ra nhiềuđề xuất nhiều và giải pháp quan trọng trong định hướng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao  giữa các trường lưu vực sông Hồng như: trao đổi sinh viên, giảng viên; đào tạo ngắn hạn 1+3, 1+4; đào tạo 2+2; đào tạo bậc sau đại học.

Về hoạt động trao đổi sinh viên và học giả, các trường có thể công nhận tín chỉ học phần để tăng cường trao đổi sinh viên giữa các trường cùng chuyên nganahf hoặc ở những ngành gần. Tăng cường cử học giả sang các trường giảng dạy, nghiên cứu để trao đổi kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu (Trường ĐHKHXH&NV) đang trình bày báo cáo đề dẫn với chủ đề "Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ hội nhập"

Về hình thức hợp tác 1+4, sinh viên học tiếng 1 năm đầu ở trường sở tại rồi chuyển sang trường nước bạn học chương trình đại học. Hay học ngôn ngữ 3 năm ở trường sở tại và 1 năm học thực tập nâng cao trình độ ngôn ngữ ở nước bạn theo hình thức 1+3. Hoặc triển khai các chương trình đào tạo ngắn hạn theo mùa hè, mùa đông khoảng 2 đến 6 tuần. Sinh viên có thể học các môn chuyên ngành và có thể trải nghiệm cuộc sống, văn hóa ở các địa phương khác nhau.

Với hình thức đào tạo 2+2, sinh viên có 2 năm học ngoại ngữ và các môn cơ sở ở trong nước để đạt một khối lượng kiến thức cơ bản. 2 năm còn lại sinh viên học chuyên ngành, thực tập tại trường đại học ở Trung Quốc hoặc Việt Nam. Bằng do một bên cấp hoặc có thể theo hình thức đồng cấp bằng. Việc triển khai đào tạo theo hình thức này sẽ giúp cho sinh viên giảm được nhiều chi phí học tập, sinh hoạt.

Báo cũng đưa ra một số khó khăn trong việc hợp tác đào tạo giữa các trường thuộc lưu vực sông Hồng như thông tin về ngành học giữa các trường thành viên còn hạn chế; rào cản về ngôn ngữ cùng là một khó khăn không nhỏ; các chương tình đào tạo ở các ngành học, nhất là đối với các khối xã hội nhân văn còn chưa thực sự linh hoạt; cơ sở vật chất của các trường còn chưa thực sự đồng đều. Đây là những rào cản trong tiến trình đẩy mạnh hợp tác đào tạo chất lượng cao của các trường đại học lưu vực sông Hồng.

Quá trình thảo luận, nhìn chung các trường đại học thuộc lưu vực sông Hồng đều nhất trí với định hướng tăng cường giao lưu hợp tác trong lĩnh vực đào tạo. Cụ thể là áp dụng các hình thức đào tạo 2+2, 1+3, 1+4 sao cho phù hợp với các ngành, chuyên ngành của từng trường. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng các trường cũng nhất trí việc tăng cường giao lưu giảng viên, sinh viên, hoạt động văn hóa thể thao giải trí để tăng cường tinh thần đoàn kết, thúc đẩy hợp tác giáo dục. Bởi văn hóa là một trong những con đường kết nối ngắn nhất.

Với kinh nghiệm hợp tác với hơn 20 trường đại học tại Trung Quốc, thầy Phạm Văn Cương (Hiệu trưởng trường Đại học Hải Phòng) đề xuất "Các trường nên tăng cường giao lưu lãnh đạo bên cạnh việc giao lưu trao đổi giảng viên và sinh viên. Việc tham quan trực tiếp sẽ thúc đẩy các quyết sách hợp tác sâu rộng nhanh hơn".

Hiệu trưởng trường Đại học Văn Hóa bổ sung thêm "Nên tổ chức gặp gỡ thường xuyên hơn trong hai lĩnh vực đào tạo và hợp tác. Cụ thể là lãnh đạo các phòng đào tạo và lãnh đạo phòng hợp tác quốc tế cần thường xuyên trao đổi và gặp gỡ với nhau để có thông tin đa chiều Từ đó đưa ra được nhiều đề xuất, tư vấn lên Ban Giám hiệu.

Thầy Phạm Như Cương - Hiệu trưởng Trường ĐH Hải Phòng đang phát biểu ý kiến tại diễn đàn

Mỗi trường đều có những thế mạnh riêng, đi kèm với đó là những đặc trưng, những nét văn hóa riêng biệt, không trùng lắp. Vì thế, các trường có thể phát huy thế mạnh riêng của mình, hòa vào khu vực chung, tạo ra một sân chơi xuyên quốc gia, xây dựng một cộng đồng mạnh. Lấy chủ trường giao lưu, tăng cường hợp tác giao lưu đào tạo là định hướng trọng tâm. Như vậy mới có thể tạo ra những bước đi mạnh mẽ trong việc tạo ra đội ngũ chất lượng cao, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Côn Minh nói.

Ngoài ra, một số các giải pháp khác như hỗ trợ học phí để giảm bớt chênh lệch chi phí đào tạo giữa các trường ở hai quốc gia; đẩy mạnh hoạt động hiệu quả của ban thư ký diễn đàn; xây dựng tốt hệ thống dữ liệu thông tin giữa các trường trong diễn đàn.

Hợp tác nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển khu vực

Bên cạnh việc thúc đẩy hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, công tác đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học, phục vụ phát triển khu vực cũng giữ vai trò rất quan trọng. Hiện nay, lưu vực sông Hống nói riêng và toàn thế giới nói chung, đang phải đối diện với nhiều vấn đề toàn cần, cần sự chung sức của nhiều quốc gia, dân tộc, nhhư vấn đề biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giao lưu văn hóa…

Qua hợp tác nghiên cứu, nâng cao năng lực nghiên cứu sẽ giúp cho các trường đào tạo ra những nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra các sản phẩm khoa học tốt, có tầm ảnh  hướng đến toàn xã hội, quốc tế, tăng cường sự hợp tác hữu nghị giữa hai quốc gia, 2 vùng lãnh thổ gắn kết bên lưu vực sông Hồng. Tất cả các mục tiêu đó, suy cho cùng đều hướng đến đóng góp giá trị cho sự phát triển của quốc gia nói riêng và thế giới nói chung.

PGS.TS Phạm Quang Minh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN (đang phát biểu) và GS. Cam Tuyết Xuyên - Hiệu trưởng Học viện Hồng Hà đang chủ trì phiên thảo luận thứ 2

Trong quá trình thảo luận, lãnh đạo các trường đã chỉ ra một số chủ đề mà các trường đại học thuộc lưu vực có thể cùng quan tâm, thảo luận không chỉ trong diễn đàn hôm nay, mà còn có thể là chủ đề xuyên suốt trong các diễn đàn tiếp theo như chủ đề phát triển bền vững - đây là một chủ đề mang yếu tố liên ngành cao; các vấn đề thuộc về văn hóa, du lịch, tộc người; vấn đề đô thị hóa, hiện đại hóa; vấn đề phát triển du lịch, văn hóa…

Lãnh đạo Trường Đại học Hải Phòng đưa ra hai gợi mở trong hợp tác định hướng nghiên cứu trong thời gian tới là: tập trung các đề tài thúc đẩy giao lưu hành lang kinh tế Vân Nam - Hải Phòng; phát triển hoạt động văn hóa du lịch của hành lang các tỉnh Vân Nam và các tình miền Bắc Việt Nam.

Trường Đại học Đại Lý cho rằng có 5 định hướng có thể triển khai nghiên cứu trong thời gian tới là môi trường sinh thái, hoạt động nông nghiệp, dược, văn hóa dân tộc và văn hóa du lịch. Hiệu trưởng trường Đại học Đại lý cũng đề xuất các trường có thể hợp tác cùng nhau nghiên cứu về một chủ đề. Trong đó các đề tài gắn chặt vào hoạt động của các địa phương để có thể tranh thủ ngân sách tài chính. Thêm vào đó là đẩy mạnh hoạt động trao đổi thông tin, trao đổi giao lưu học thuật, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của đội ngũ nhà khoa học.

Toàn cảnh phiên thảo luận buổi chiều

Về vấn đề tài chính, các trường có thể khai thác nguồn tài chính của quốc gia, với những đề tài trọng điểm của quốc gia, như Việt Nam, đang có chính sách ưu tiên nghiên cứu cho khu vực 3 Tây, khu vực Vân Nam, chính phủ Trung Quốc cũng cung cấp khoảng kinh phí rất lớn cho nghiên cứu môi trường sinh thái… Bên cạnh đó, các đề tài nghiên cứu cũng có thể gắn với hoạt động thực tế của địa phương, chuyển giao nghiên cứu với thực tế đời sống, khai thác kinh phí từ nguồn đầu tư hỗ trợ của chính quyền địa phương. Và định hướng tìm đến các doanh nghiệp, xã hội hóa đang đầu tư về các lĩnh vực liên quan.

Một số vấn đề khác cũng được đề xuất tới như chia sẻ kết quả nghiên cứu khoa học, khai thác các thế mạnh của trừng trường, xây dựng dữ liệu thông tin nghiên cứu khoa học chung.

Tác giả: Phương Chi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây