Tin tức

Thành tích của Trường ĐHKHXH&NV trong 70 năm truyền thống - 20 năm xây dựng và phát triển: Công tác đối ngoại và hợp tác đào tạo quốc tế

Thứ hai - 12/10/2015 00:42
Thành tích của Trường ĐHKHXH&NV trong 70 năm truyền thống - 20 năm xây dựng và phát triển: Công tác đối ngoại và hợp tác đào tạo quốc tế
Thành tích của Trường ĐHKHXH&NV trong 70 năm truyền thống - 20 năm xây dựng và phát triển: Công tác đối ngoại và hợp tác đào tạo quốc tế

6.1. Mở rộng hợp tác quốc tế với các đối tác trong khu vực và trên thế giới:

Trong 20 năm qua, Nhà trường đã mở rộng quan hệ quốc tế bằng việc thiết lập quan hệ chính thức với nhiều trường đại học trong khu vực và trên thế giới. Trường đã  ký kết văn bản hợp tác về nghiên cứu và đào tạo với với hơn hàng trăm trường đại học và các tổ chức, viện nghiên cứu ở toàn bộ các châu lục Á, Âu, Mỹ, Phi và Úc. Hiện tại tổng số văn bản hợp tác quốc tế của Nhà trường là 232. Đặc biệt trong số đó là các trường đại học đối tác xếp thứ hạng cao ở khu vực và thế giới như Đại học Tokyo (Nhật Bản); Đại học Thamasat, Mahidol (Thái Lan); Đại học Ngoại ngữ Hankuk, Đại học Inha, Đại học Yonsei (Hàn Quốc);  Đại học Princeton, Đại học San Jose State, Đại học Utah ( Hoa Kỳ), Đại học Greiswald  (CHLB Đức), Đại học Paris 7, Đại học Toulouse II ( Pháp), Đại học Glasgow (Anh) Đại học Tổng hợp quốc gia Maxcơva (Nga), Đại học Quốc gia, Đại học Nayang ( Singapore), Đại Học Quốc lập Đài Loan; Đại học Nhân dân, Đại học Tài chính Kinh tế Tây Nam, Đại học Thượng Hải (Trung Quốc); Đại học Quốc gia, Đại học New South Wales  Úc), Đại học Victoria – Wellington (New Zealand), Đại học Quốc gia Kiev (Ucraine)… v.v.

6.2. Liên kết và đào tạo quốc tế:

Trong những năm qua, Nhà trường không ngừng mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng các chương trình hợp tác đào tạo liên kết quốc tế các hệ từ đại học đến sau đại học và các chương trình đào tạo ngắn hạn. Trường đã xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo Tiếng Việt và Việt Nam học với các trường đại học ở Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản theo hình thức cấp chứng chỉ (các khoá học từ 3 tháng, 6 tháng đến 1 năm) và cấp bằng đại học (theo phương thức 3+1). Số lượng sinh viên nước ngoài theo học các chương trình nói trên trong các năm vừa qua là hàng nghìn sinh viên.

Đối với các chương trình đào tạo bậc cử nhân do đối tác cấp bằng, Trường đang phối hợp với các trường đại học ở Hàn Quốc, Trung Quốc để đào tạo các ngành Báo chí, Hán ngữ, Quản lý Du lịch, Quản lý Hành chính công, Hàn Quốc học. Tính đến nay Trường đã tuyển được 4 khóa với tổng số 130 sinh viên theo học và đã có 01 khóa tốt nghiệp năm 2013 và 03 khóa đang học (02 khóa tại ĐH Quảng Tây và 01 khóa tại ĐHKHXH&NV).

            Với mục tiêu chiến lược tạo môi trường quốc tế và xây dựng các chương trình sau đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế, Nhà trường xây dựng và triển khai các chương trình đạo tạo thông qua việc mở các chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ như chương trình Thạc sĩ Quản lý Chính sách công và Doanh nghiệp (đầu tiên là chương trình Thạc sĩ Quản lý Tổ chức), Thạc sĩ Tâm lý học phát triển Trẻ em và Thanh thiếu niên, Thạc sĩ Quản trị Du lịch do Đại học Toulouse 2, Cộng hoà Pháp cấp bằng và Chương trình Thạc sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ do Đại học Lund, Thuỵ Điển cấp bằng trong khuôn khổ Đề án 165 của Chính phủ. Hình thức liên kết đào tạo sau đại học đã tạo cơ hội cho giảng viên của Trường được tiếp cận với nội dung và phương pháp giảng dạy tiên tiến của nước ngoài. Tổng số học viên của các chương trình này tính đến nay là gần 1 nghìn học viên.

6.3.Trao đổi học giả và sinh viên:

Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và tạo điều kiện cho cán bộ và sinh viên nhà trường nắm bắt được những thông tin mang tính cập nhật, Nhà trường đã mời hàng trăm chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy và nghiên cứu  trong vòng 20 năm qua.

            Nhà trường cũng đã tranh thủ tìm kiếm,  khai thác học bổng từ các đối tác nước ngoài có nhiều kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực, giúp nhiều cán bộ, giảng viên có điều kiện đi học tập, công tác ở nước ngoài. Từ năm 1995 đến nay đã có hàng nghìn lượt cán bộ đi học tập, giảng dạy, trao đổi hợp tác tại các trường đại học tiên tiến ở các nước Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan v.v..

Số sinh viên đi ra nước ngoài học tập và giao lưu là hàng nghìn lượt sinh viên. Tổng số học bổng mà các đơn vị tài trợ nước ngoài đã trao tặng tại Việt Nam cho sinh viên nhà trường trong chỉ tính riêng 5 năm (từ 2010 đến 2015) hơn 1 nghìn suất học bổng trao cho sinh viên với giá trị gần 6 tỷ đồng.

6.4.Tổ chức, triển khai và thực hiện các chương trình, dự án quốc tế:

 Hàng năm Trường thực hiện trung bình 10 chương trình, dự án hợp tác quốc tế. Các chương trình, dự án hợp tác này đều được thực hiện  theo đúng với các quy định của nhà nước và các thoả thuận đã ký kết với các đối tác là các trường đại học, các tổ chức và quỹ quốc tế. Trong số đó có các dự án quốc tế có kinh phí lớn, thực hiện trong thời gian dài như: Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu Nhật Bản (Tập đoàn Zensho và Đại học Tokyo tài trợ); Dự án phát triển ngành xã hội học, quốc tế học, nhân học (Quỹ Ford tài trợ); Dự án nghiên cứu Cải cách chính sách giáo dục Việt Nam (Quỹ Rosa – Luxemburg, CHLB Đức tài trợ); Dự án Nâng cao năng lực giảng dạy châu Âu học tại Việt Nam (Quỹ Jean Monnet, Uỷ ban châu Âu tài trợ); Dự án Xây dựng chương trình đào tạo tiến sĩ và nâng cao năng lực, giảng dạy ngành nhân học (do Quỹ Wenner Gren, Hoa Kỳ tài trợ)...

Tất cả các chương trình và dự án quốc tế đều thu được những kết quả tốt như: Tổ chức thành công các cuộc hội thảo quốc tế với sự tham dự của các học giả uy tín ở nước ngoài, công bố các bài viết có chất lượng cao của các cuộc hội thảo trong kỷ yếu và tạp chí trong nước và quốc tế. Nội dung của chương trình, đề án được ứng dụng hiệu quả vào trong nghiên cứu và giảng dạy tại Trường...

6.5. Tổ chức đón tiếp các đoàn khách quốc tế:

      Trong giai đoạn 1995-2015, Nhà trường tổ chức đón tiếp chu đáo hàng nghìn đoàn khách quốc tế đến thăm trường. Ngoài ra, nhiều nhà lãnh đạo và nguyên thủ của nước ngoài đã đến thăm và diễn thuyết tại Trường tiêu biểu như: Toàn quyền Canada, Thủ tướng Trung Quốc, Thủ tướng Đông Timo, nguyên thủ tướng Hàn Quốc…cho thấy Trường Đại học KHXHNV là một trung tâm đào tạo và khoa học có uy tín rất cao.

6.6. Hỗ trợ và góp phần thúc đẩy phát triển các trung tâm Việt Nam học ở nước ngoài:

            Theo định hướng tăng cường quảng bá tiếng Việt và văn hóa Việt Nam ra nước ngoài, trong những năm gần đây, Nhà trường đã cùng với các đối tác mở được 03 Trung tâm nghiên cứu Việt Nam tại nước ngoài (Học viện Hồng Hà 2011, Đại học Sư phạm Quảng Tây 2012 (Trung Quốc); Đại học Quốc lập Cao Hùng 2012 (Đài Loan).

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây