Tin tức

Hợp tác Đại học lưu vực sông Hồng - Vì sự phát triển bền vững của hai quốc gia, khu vực và quốc tế

Thứ tư - 07/10/2015 22:28
Đó là chủ đề chính mà GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh, Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc sự kiện "Diễn đàn Hiệu trưởng các Trường Đại học lưu vực sông Hồng lần thứ hai" tại Khách sạn Bảo Sơn (Hà Nội).
Hợp tác Đại học lưu vực sông Hồng - Vì sự phát triển bền vững của hai quốc gia, khu vực và quốc tế
Hợp tác Đại học lưu vực sông Hồng - Vì sự phát triển bền vững của hai quốc gia, khu vực và quốc tế

Lãnh đạo các trường đại học lưu vực sông Hồng chụp ảnh lưu niệm chung tại diễn đàn

Tham dự diễn đàn có TS. Trịnh Ngọc Thạch, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh Thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội; TS. Nguyễn Xuân Cường, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm khoa học Xã hội Việt Nam; GS.TS Nguyễn Văn Khánh, Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV. Về phía khác mời Trung Quốc có bà Lưu Hiểu San, Phó Giám đốc sở giáo dục tỉnh Vân Nam; GS.Cam Tuyết Xuân, Hiệu trưởng Học viện Hồng Hà (Trung Quốc) và các đại biểu đại diện cho 17 trường thành viên tham gia diễn đàn.

Thực tế đòi hỏi sự hợp tác

Từ góc độ quốc gia, cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc được kết nối bởi nhiều mối liên hệ lịch sử, văn hóa, chính trị, kinh tế và xã hội. Nhưng cả hai vùng lại có những đặc trưng riêng, không giống với các vùng miền khác. Sự gần kề về địa lý và mối giao lưu xuyên biên giới của cư dân lưu vực sông Hồng là tiền đề quan trọng cho các hợp tác hội nhập liên chính phủ.

Để có một chiến lược phát triển tổng thể, bền vững, các chính phủ và cả cộng đồng cư dân rất cần những nghiên cứu cơ bản, hệ hống, tiếp cận liên ngành, trên cơ sở đó đề xuất những chính sách và giải pháp phù hợp. Trong quá trình đó, sự hợp tác giữa các nhà khoa học, kết hợp các lý thuyết hiện đại với tri thức bản đị là vô cũng cần thiết. Từ đó, các cộng đồng dân cư và chuyên gia từ các trường đại học đang đóng trên địa bàn lưu vực sông Hồng là những nhân tố quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển này.

GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh, Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN phát biểu khai mạc diễn đàn

Trước thực tế đó, tháng 1/2014, tại Học viện Hồng Hà (Trung Quốc), lãnh đạo các trường đại học lưu vực sông Hồng (bao gồm cả các tỉnh phía nam Trung quốc và phía bắc Việt Nam đã bàn bạc và đi đến một quyết định lịch sử là thành lập "Diễn đàn Hiệu trưởng các Trường Đại học lưu vực sông Hồng" với mục tiêu tăng cường hợp tác đào tạo và nghiên cứu giữa các trường đại học lưu vực sông Hồng. Đây là cơ sở đầu tiên, đầy ý nghĩa, mở ra cơ hội tìm kiếm tiếng nói chung và có điều kiện đóng góp trực tiếp và nhiều hơn nữa cho sự phát triển nhanh, bền vững của cả hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc, mà trước hết là khu vực đầu cầu là miền Bắc Việt Nam và miền Tây Nam Trung Quốc.

Những mục tiêu trọng tâm trong định hướng phát triển

Hiện nay, để mỗi quốc gia phát triển bền vững, sự hội nhập khu vực và quốc tế là một xu thế tất yếu. Trong một xu thế như thế, các trường Đại học trong lưu vực sông Hồng cần tăng cường sự hợp tác và giao lưu để góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế xã hội giữa hai tiểu vùng sông Hồng thuộc hai quốc gia.

Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học là cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội, để đào tạo ra các nguồn nhân lực chất lượng cao các trường đại học trong lưu vực sông Hồng cần có sự hợp tác mạnh mẽ hơn nữa. Nguồn nhân lực có chất lượng cao hướng tới là những người có năng lực và trình độ nghề nghiệp tốt, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong vùng lãnh thổ. Mặt khác, lực lượng lao động ấy phải có được công cụ ngôn ngữ để có thể làm việc được cho các Việt nam, Trung Quốc và các nước láng giềng khác.

Toàn cảnh diễn đàn hiệu trưởng các trường đại học lưu vực sông Hồng

Bên cạnh nhu cầu hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường cũng cần có sự hợp tác về nghiên cứu khoa học nhằm ứng phó với xu hướng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững khu vực.

Hiện nay, do tác động của tình trạng biến đổi khí hậu, trái đất đang nóng lên, nước ở các đại dương ngày một dâng cao, gây ra ngập lụt triền miên ở các nước ven biển, bên cạnh đó là tình trạng ngày càng khô hạn của các nguồn nước ngọt ở các dòng sông, suối. Trong điều kiện đó, dòng sông Hồng bắt nguồn từ Đại lý (Trung Quốc) cũng bắt đầu có nguy cơ cạn kiệt và đặc biệt là bị ô nhiễm do tác động của biến đổi khí hậu mà nhất là do tác động của con người thông qua các hoạt động khai thác, sử dụng hợp lý, lãng phí. Ngoài ta, hiện tượng cháy rừng, động đất, lũ quét, mưa bão… cũng ngày càng xảy ra thường xuyên và bất thường. Điều này buộc hai nước phải đoàn kết lại để chung sức chế ngự các hiện tượng thiên tai khắc nghiệt đang từng ngày từng giờ đe dọa tới sự an toàn của con người và phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Do đó, sự hợp tác khoa học của các trường đại học lưu vực sông Hồng là rất cấp thiết, cấp bách trong thời điểm hiện nay.

Một số đề xuất cho tương lai

Trong bài phát biểu của mình, GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh, Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN cũng đưa ra một số đề xuất cho định hướng hợp tác trong tương lai giữa các trường đại học trong lưu vực sông Hồng.

Thứ nhất, các trường đại học vùng lưu vực sông Hồng cần xây dựng những chương trình đào tạo chung phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội và khả năng hiện có của các trường đại học. Những chương trình chung đó phati phù hợp với yêu cầu của "Việt Nam học", "Trung Quốc học" và " Đông Nam Á học".

GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh (bên trái) trao cờ đăng cai diễn đàn hiệu trưởng lần 3 cho Đại học Đại lý (Trung Quốc)

Thứ hai, các trường đại học vùng lưu vực có thể "xây dựng các cơ sở đào tạo liên kết" ở quốc gia láng riềng. Theo đó, cá trường đại học trong lưu vực xác định đúng thế mạnh của mình và xây dựng cơ sở đào tạo liên kết ở các trường đối tác phù hợp. Khi nhận diện đúng về nhu cầu nhân lực, có chương trình hợp tác phù hợp, giữa các đại học sẽ tìm ra những biện pháp thích hợp giúp đỡ lẫn nhau trong việc hợp tác đào tạo.

Thứ ba, là trong sự hợp tác giữa các trường của khu vực. Trong vùng lưu vực sông Hồng, vị trí địa lý tự nhiên và địa lý nhân văn là một tài nguyên vô giá cho phát triển kinh tế du lịch mà không phải nơi nào cũng có được. Các trường trong khu vực cần có những chương trình chung đào tạo về du lịch khu vực để đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vân Nam và các tỉnh Bắc Bộ Việt Nam.

Là một trường hàng đầu ở Việt Nam, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN có thể cung cấp cho các trường đại học trong khu vực về những ngành đào tạo về KHXH&NV, trước hết là đào tạo về ngôn ngữ (tiếng Việt) cho nguồn nhân lực chất lượng cao của các đại học khác. 

Diễn đàn hiệu trưởng các trường đại học lưu vực sông Hồng được sáng lập và tổ chức lần thứ nhất vào tháng 1/2014 tại Học viện Hồng Hà, Trung Quốc với 12 thành viên (đến nay đã có 17 thành viên tham gia). Đây là tổ chức giáo dục mang tính khu vực, nhằm mục đích thúc đẩy trao đổi giảng viên, sinh viên, hơp tác đàot ạo, hợp tác nghiên cứu khoa học, tăng cường sự hiểu biết cũng như tình hữu nghị giữa hai bên.

Một số kết quả đạt được (2014-2015):

- Hợp tác đào tạo: các mô hình hợp tác 1+3, 3+1 đang được triển khai giữa các trường trong hiệp hội Học viện Hồng Hà - Đại học Thái Nguyên, trường Đại học Hùng Vương; Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội - Đại học Lâm nghiệp Tây Nam, đại học Dân tộc Vân Nam, Đại học Tài chính-Kinh tế Vân Nam…

Liên kết giữa các trường đại học Trung Quốc với các tỉnh ở Việt Nam. Cá trường đại học ở Trung Quốc ký hợp tác đào tạo trực tiếp với các tỉnh ở Việt Nam có nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, như Học viện Hồng Hà ký hợp tác đào tạo cho tỉnh Lào Cai Việt Nam; Đại học Kinh tế tài chính Vân Nam đào tạo cho tỉnh Lai Châu Việt Nam…

Năm vừa qua, Học viện Hồng Hà (TQ) cũng đã có sáng kiến liên kết giữa các trường thành viên Hiệp hội, nâng cao trình độ đào tạo sau đại học có trình độ cao. Đây là mô hình hợp tác giữa các trường thành viên đem lại nhiều kết quả tốt có thể làm mô hình mẫu cho các hợp tác tương tự sau này của các trường thành viên.

- Về nghiên cứ khoa học: Nghiên cứu khoa học trong các trường đại học đã được chú trong hơn nhiều, điều kiện nghiên cứu cũng từng bước được cải thiện. Nhiều hợp tác về nghiên cứu khoa học đã diễn ra như Học viện Hồng Hà đã ký kết văn bản hợp tác triển khai một loạt các đề tài nghiên cứu liên quan đến dân tộc, xuyên biên giới, kinh tế biên mậu… với Viện Nghiên cứu Trung Quốc , Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN, sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lào Cai cùng học viện Hồng Hà nhiều năm nay đã hợp tác tổ chức nhiều hội thảo liên quan đến lưu vự sông Hồng…

- Giao lưu văn nghệ thể thao: Tháng 3/2015, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN, Học viện Hồng Hà và tỉnh Lào Cai đã cùng nhau tổ chức cuộc giao lưu văn nghệ thể thao tại Lào Cai, đây là chương tình hai năm tổ chức một lần.

 

Tác giả: Phương Chi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây