Tin tức

Thành tích của Trường ĐHKHXH&NV trong 70 năm truyền thống - 20 năm xây dựng và phát triển: Công tác đào tạo sau đại học

Thứ hai - 12/10/2015 00:42
Thành tích của Trường ĐHKHXH&NV trong 70 năm truyền thống - 20 năm xây dựng và phát triển: Công tác đào tạo sau đại học
Thành tích của Trường ĐHKHXH&NV trong 70 năm truyền thống - 20 năm xây dựng và phát triển: Công tác đào tạo sau đại học

Giai đoạn 1993 – 2015, đào tạo sau đại học có bước phát triển mạnh cả về cơ cấu tổ chức, ngành nghề, quy mô và chất lượng đào tạo.

Về cơ cấu tổ chức quản lý:

Vào thời điểm trường ĐHKHXH&NV trở thành thành viên của ĐHQGHN, Trường có 6 khoa được phép đào tạo các chương trình sau đại học: Văn học, Lịch sử, Ngôn ngữ, Triết học, Kinh tế chính trị và Xã hội học; quy mô đào tạo còn nhỏ, nên việc quản lý đào tạo sau đại học chỉ là một bộ phận của phòng Đào tạo với 2 nhân viên. Với sự phát triển của công tác đào tạo, nhất là đào tạo sau đại học, đến tháng 12 năm 2004 bộ phận quản lý sau đại học sát nhập với bộ phận quản lý nghiên cứu khoa học hình thành phòng Quản lý Nghiên cứu khoa học và Đào tạo sau đại học (với 5 cán bộ quản lý SĐH). Trước nhu cầu phát triển và sự mở rộng của quy mô đào tạo sau đại học của Trường, tháng 12 năm 2009 bộ phận quản lý sau đại học được tách ra để hình thành phòng Đào tạo Sau đại học với 8 cán bộ. Phòng Đào tạo SĐH với chức năng tham mưu cho Ban giám hiệu và giải quyết tất cả các công việc liên quan đến đào tạo SĐH từ khâu đề xuất, xây dựng, triển khai và quản lý các chương trình đào tạo, tổ chức tuyển sinh, quản lý đào tạo, cấp phát văn bằng chứng chỉ đến biên soạn, xuất bản các giáo trình, bài giảng và tài liệu tham khảo… Hiện nay 16 khoa trong Trường đều đã tiến hành đào tạo các chương trình sau đại học, trong đó có 13 khoa đã thực hiện đào tạo cả chương trình thạc sỹ và tiến sỹ. Khoa Lịch sử và khoa Văn học có các chương trình đào tạo SĐH nhiều nhất (11 chương trình cho mỗi khoa). Vì vậy, ở hầu hết các khoa việc điều hành, tổ chức, quản lý đào tạo SĐH đều có một cán bộ trong Ban chủ nhiệm và một trợ lý. Việc phân cấp quản lý đào tạo SĐH đã được thực hiện, đi vào nền nếp, phù hợp với Quy chế đào tạo SĐH và các quy định của ĐHQGHN và cử Nhà trường.

Về phát triển các chương trình đào tạo.

Kể từ khi được thành lập đến nay Nhà trường luôn quan tâm đến việc phát triển các chương trình đào tạo SĐH, luôn cập nhật, phát hiện để bổ sung các chuyên ngành đào tạo mới đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, của khoa học; kịp thời điều chỉnh hoặc loại bỏ các chương trình đào tạo không phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Năm 1993 Trường   mới có 23 chương trình đào tạo SĐH đến nay, mặc dù 2 khoa Kinh tế và Luật được tách ra để thành lập các đơn vị mới, số chương trình đào tạo SĐH của Trường đã tăng lên là 62, trong đó có 33 chương trình trình độ thạc sỹ và 29 chương trình trình độ tiến sỹ (chi tiết xin xem phụ lục 1). Số lượng các chương trình đào tạo SĐH được phát triển qua các thời kỳ được thể hiện tại bảng 1 như sau:

Trình độ đào tạo

1993

2003

2013

2015

2020 (Quy hoạch)

Thạc sỹ

8

24

29

33

38

Tiến sỹ

15

16

26

29

31

Tổng

23

40

55

62

69

Theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sỹ về phát triển các chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng, hiện nay Nhà trường đã đang triển khai xây dựng và đề nghị ĐHQGHN phê duyệt 6 chương trình đào tạo theo định hướng này. Như vậy khả năng đến cuối 2015 Trường sẽ có 39 chương trình đạo tạo trình độ thạc sỹ của 33 chuyên ngành đào tạo.

Các chương trình đào tạo đều đã được điều chỉnh, cập nhật hàng năm theo định hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cấu trúc, mục tiêu và nội dung của các chương trình đào tạo hiện nay đều đã được xây dựng theo hướng đào tạo theo tín chỉ, đều đã xác định chuẩn đầu ra. Bên cạnh đó cũng tiến hành điều chỉnh, hoàn thiện và xây dựng mới hơn 400 đề cương học phần của các chương trình đào tạo SĐH.

Về quy mô đào tạo,

Năm 1993 quy mô tuyển sinh cả ở 2 bậc đào tạo còn rất nhỏ, quy mô này tăng nhanh chóng trong các năm sau đó, quy mô tuyển sinh bậc thạc sỹ cao nhất vào năm 2012 (860 HV), quy mô tuyển sinh NCS cao nhất vào năm 2013 (146 NCS). Kết quả quy mô đào tạo SĐH ở trường từ đầu những năm 2010 đến nay đều ở mức trên  hai nghìn học (xem bảng 2), đưa tỷ lệ HVSĐH/SVCQ của trường trên mức 30%.

Trình độ đào tạo

1993

2003

2013

2015

Thạc sỹ

26*

801

2431

2139

Tiến sỹ

18*

72

382

440

Tổng

44

873

2813

2579

                *Quy mô tuyển sinh trong năm

            Đối với đào tạo học viên nước ngoài, nếu như ở giai đoạn những năm 90 số HV nước ngoài học SĐH ở trường còn rất ít thì vào giai đoạn 2009 – 2014 đào tạo sau đại học của trường đã thu hút khá nhiều học viên nước ngoài, trong đó nhiều học viên đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Cộng hòa Séc, Thái Lan, Lào…. Những chuyên ngành mang tính đặc thù của Việt Nam như Việt ngữ học, Nhân học, Quốc tê học, Văn học Việt Nam...đang có sức hấp dẫn đối với học viên người nước ngoài. 

          - Tổ chức và kết quả đào tạo: Thời kỳ từ 1993 đến nay, công tác tổ chức đào tạo của trường đã thay đổi nhiều. Thời kỳ đầu việc tổ chức đào tạo được thực hiện theo niên chế, thì hiện nay toàn bộ công việc liên quan đến quản lý đào tạo đã được thực hiện theo học chế tín chỉ. Phần mềm quản lý đào tạo SĐH bước đầu đã có tác dụng tích cực. Việc xây dựng quy trình và tổ chức thực hiện các quy trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cùng như công tác kiểm tra đánh giá ngày càng đi vào nền nếp, chính quy, có tính kế hoạch trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ Quy chế đào tạo SĐH của ĐHQGHN cũng như các văn bản quy định khác.Chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao. Số học viên cao học, NCS bảo vệ luận văn, luận án và tốt nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện của chuẩn đầu ra và đúng thời gian chuẩn ngày càng cao. Từ năm 1993 đến nay đã có gần 6000 học viên cao học và 480 NCS được đào tạo ở trường đã hoàn thành chương trình học tập, được Nhà trường hoặc ĐHQGHN công nhận học vị và cấp bằng thạc sỹ và tiến sỹ. Các thạc sỹ và tiến sỹ sau khi ra trường đã phát huy tốt kiến thức, kinh nghiệm được đào tạo trong trường, được xã hội đánh giá cao.            

          Đánh giá chung: Có thể nói sau hai mươi năm, từ khi được thành lập đến nay công tác đào tạo SĐH của trường đã có một bước tiến vượt bậc trên tất cả các mặt, từ công tác tổ chức quản lý, quy mô, chất lượng đào tạo đến chương trình đào tạo, học liệu, giáo trình, bài giảng…. Nếu ở thời điểm 1993 chỉ có 6 khoa có các chương trình đào tạo SĐH thì hiện nay không còn khoa nào không tiến hành đào tạo SĐH, nhiều khoa có hàng chục chương trình. Đào tạo SĐH đã và đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong mục tiêu xây dựng trường ĐHKHXH&NV trở thành một đại học nghiên cứu

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây