Ngôn ngữ
Tin bài liên quan:
ĐHQGHN công bố công tác xét tuyển và các chế độ ưu tiên
Trên 3/4 thí sinh thi đánh giá năng lực đạt từ 70 điểm trở lên
Thí sinh xếp hàng vào phòng thi của Kỳ thi đánh giá năng lực
Tính đến cuối ngày 2/6/2015 – ngày thi cuối cùng theo lịch, theo thống kê của Ban Chỉ đạo tuyển sinh ĐHQGHN, tổng số thí sinh có mặt dự thi là 43.369/45.350 em đăng ký, chiếm gần 96%. Ở 9 cụm với 21 điểm thi trên cả nước, sau 8 ca thi, tổng số thí sinh bị kỷ luật, đình chỉ thi là 9 em do cùng lỗi mang điện thoại vào phòng thi; có tất cả 119 thí sinh phải chuyển sang ca thi tiếp theo, chiếm 0,27% và chỉ có 1 trường hợp thí sinh ở Nghệ An phải chuyển ca thi vì lý do sức khỏe đã được các cán bộ y tế phục vụ kỳ thi hỗ trợ kịp thời. Các thí sinh thao tác sai trong quá trình làm bài thi hay gặp sự cố máy tính đều được chuyển sang ca thi tiếp theo, tập trung nhiều tại 3 cụm thi ở Hà Nội. Tại các cụm thi ở Nghệ An, Đà Nẵng hay Thái Nguyên… số thí sinh chuyển ca thi rất ít.
Quang cảnh buổi làm việc với báo chí lúc chiều tối ngày 2/6/2015 sau khi kết thúc kỳ thi
Kết quả sơ bộ tính toán về điểm số của thí sinh tại 5 điểm thi gồm Trường Đại học Công nghiệp (Hà Nội), Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa), Trường Đại học Vinh (Nghệ An), Trường Đại học Kiến trúc (Đà Nẵng) và trường Đại học Thái Nguyên (Thái Nguyên) cho thấy, trong tổng số 10.337 thí sinh dự thi, có 72,8% thí sinh đạt 70 điểm trở lên (trên tổng số 140 điểm); có 2 thí sinh đạt điểm cao nhất - 125/140 điểm tại điểm thi ở Nghệ An và ở Hà Nội.
Không có cán bộ nào vi phạm, bị kỷ luật; cũng không phát sinh sự cố an ninh nào. Trong 7 địa phương, không có cụm thi nào bị sự cố về điện, máy chủ và đường truyền. Không có trường hợp nào bị dừng, chuyển cả ca thi vì lý do kỹ thuật. Tổng số 7497 máy tính được huy động sử dụng (cả chính thức và dự phòng) chỉ có một số ít máy tính phát sinh lỗi trong quá trình vận hành.
Đánh giá năng lực toàn diện là phương thức tuyển sinh tiên tiến, được áp dụng ở nhiều nền giáo dục lớn trên thế giới. Đây là phương thức nhằm đảm bảo lựa chọn được những ứng viên có năng lực học tập, tư duy logic, khả năng lập luận, phân tích kiến thức tổng hợp,... Đổi mới tuyển sinh theo phương thức Đánh giá năng lực (ĐGNL) ở ĐHQGHN là giải pháp mang tính đột phá và cần thiết cũng như thể hiện được vai trò tiên phong của ĐHQHN trong việc thực hiện Nghị quyết 29 về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Kỳ thi đánh giá năng lực được Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong lộ trình đổi mới thi và đánh giá học sinh. Từ kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1, có thể khẳng định đây là thành công bước đầu của ĐHQGHN trong nỗ lực đổi mới thi cử theo hướng ngày càng khách quan, chính xác, công bằng, minh bạch, thuận tiện, đỡ tốn kém, giảm áp lực cho thí sinh, gia đình và cả xã hội. |
Tác giả: USSH
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn